Thúc đẩy thương mại hàng nông sản giữa Việt Nam – Israel
Ngày 29/6, tại Tel Aviv, Israel, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ngài Uri Ariel, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Israel; chào xã giao nguyên Tổng thống Israel Shimon Peres.
Tại buổi làm việc này, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đánh giá cao những thành tựu của Israel trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các hình thức tổ chức liên kết trong nông nghiệp của Israel. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương vui mừng vì kết quả các chuyến thăm, làm việc của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (tháng 5/2012) và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Israel tại Việt Nam vào tháng 11/2013, đồng thời mong muốn hai Bộ triển khai những thỏa thuận đã đạt được bằng những chương trình, kế hoạch hợp tác rất cụ thể.
Tại buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đánh giá cao những thành tựu
của Israel trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các hình thức tổ chức liên kết trong nông nghiệp của Israel.
Ông Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Israel đã giúp đỡ Việt Nam trong chương trình đào tạo tu nghiệp sinh Việt Nam về nông nghiệp và đề nghị hai bên cần có những đánh giá kết quả cùng những tồn tại, hạn chế phát sinh để tiếp tục thực hiện tốt chương trình với mục tiêu giúp đỡ tu nghiệp sinh Việt Nam học tập công nghệ, quản trị tiên tiến của Israel…, và kết nối được nền nông nghiệp của hai nước.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Israel Uri Ariel cũng đánh giá cao tiềm năng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực phát triển, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nhất trí với đề nghị của phía Việt Nam hoàn thiện chương trình đào tạo tu nghiệp sinh, thúc đẩy thương mại hàng nông sản giữa hai nước. Ngài Bộ trưởng đề xuất hai nước cần thảo luận và hình thành Nghị định thư hợp tác nghiên cứu nông nghiệp giữa hai nước và mong muốn mời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sang thăm Israel và ký kết văn kiện quan trọng này.
Tại buổi tiếp, Ngài Shimon Peres vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam – Israel gần đây có bước phát triển tốt đẹp.
Cũng trong ngày 29/6, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã đến chào xã giao nguyên Tổng thống Israel Shimon Peres tại Trung tâm Hòa Bình Peres (Tel Aviv).
Tại buổi tiếp, Ngài Shimon Peres vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam – Israel gần đây có bước phát triển tốt đẹp, nhất là từ khi có chuyến thăm của Tổng thống Shimon Peres tại Việt Nam vào tháng 11/2011 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ủng hộ chủ trương khởi động đoàn đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA Israel – Việt Nam để tăng cường quy mô và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư giữa hai nước.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn Ngài Shimon Peres và những tình cảm tốt đẹp dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước con người Việt Nam cũng như những ủng hộ, giúp đỡ chí tình của Ngài nguyên Tổng thống Israel đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Ông Vương Đình Huệ cũng đề nghị Ngài nguyên Tổng thống Shimon Peres, với uy tín và kinh nghiệm của mình, tiếp tục thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước, phấn đấu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lên 2 tỷ USD trong năm 2015 và cao hơn trong các năm tiếp theo. Israel giúp đỡ Việt Nam trong chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo tu nghiệp sinh và dạy nghề, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp…và sớm công nhận quy chế thị trường đầy đủ cho Việt Nam.
Video đang HOT
Ngài Shimon Peres sinh ngày 2/8/1923 là Tổng thống thứ 9 của Nhà nước Israel . Ông Peres từng hai lần giữ chức Thủ tướng Israel và một lần là Quyền Thủ tướng, và từng là thành viên của 12 nội các trong sự nghiệp chính trị kéo dài hơn 66 năm. Ngài Peres được bầu vào Knesset tháng 11/1959 và ngoại trừ một thời gian gián đoạn ba tháng đầu năm 2006, phục vụ liên tục cho tới năm 2007, khi ông trở thành Tổng thống Israel. Năm 1994, Ngài Shimon Peres được Giải Nobel Hòa Bình thế giới. Tháng 11/2008, ông đã được Nữ hoàng Elizabeth II tặng danh hiệu Hiệp sĩ danh dự.
Phạm Thái Hà (từ Isarel)
Theo Dantri
Lời chào tạm biệt Việt Nam của các "đại sứ văn hóa Mỹ"
Sau 10 tháng giảng dạy tiếng Anh và tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa tại Việt Nam, 9 trợ giảng tiếng Anh của Mỹ đã chào tạm biệt Việt Nam, kết thúc tốt đẹp thời gian công tác tại dải đất hình chữ S.
Các trợ giảng tiếng Anh trong cuộc giao lưu với các bạn trẻ Việt Nam tại Hà Nội
9 trợ giảng tiếng Anh của Mỹ tới Việt Nam theo Chương trình trợ giảng tiếng Anh (TGTA) Fullbright, một phần trong Chương trình Fullbright tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1992 nhằm phát huy sự hiểu biết về văn hóa của hai nước Việt-Mỹ thông qua trao đổi học thuật.
Chương trình TGTA đưa những người mang quốc tịch Mỹ, đã tốt nghiệp đại học, đến các đường phổ thông trung học, đại học và cao đẳng tại Việt Nam để hỗ trợ việc dạy và học các kỹ năng tiếng Anh và đóng vai trò như một đại sứ văn hóa trong thời gian 1 năm học (9 tháng).
Ra đời năm 2008, Chương trình TGTA hướng tới mục tiêu thúc đẩy việc học tiếng Anh tại Việt Nam và tạo ra các cơ hội giao lưu văn hóa giữa viên Mỹ với sinh viên Việt Nam và trường tiếp nhận, qua đó thúc đẩy hiểu biết và hợp tác song phương.
Hàng năm, có khoảng 15 trợ giảng tiếng Anh của Mỹ được tuyển chọn sang Việt Nam công tác. Cho tới năm học 2014-2015, đã có 85 TGTA từ Mỹ tới Việt Nam, làm việc tại hơn 35 tỉnh thành trên khắp cả nước, từ Cao Bằng, Lạng Sơn, tới Cà Mau, Hậu Giang, Đồng Tháp...
Trong thời gian làm việc tại trường tiếp nhận, các TGTA không chỉ hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh mà còn tham gia các hoạt động bên lề nhằm tăng cường sự hiểu biết văn hóa giữa Mỹ và Việt Nam như: tham gia các câu lạc bộ kịch, điện ảnh, đọc sách; nói chuyện về văn hóa Mỹ, hướng dẫn sinh viên trong các dự án phục vụ cộng đồng.
Ngoài ra, các TGTA cũng dành thời gian tìm hiểu và học hỏi về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua các hoạt động cộng đồng, văn hóa và du lịch.
Hình ảnh về các hoạt động tại Việt Nam của 9 trợ giảng đã được họ chia sẻ trong buổi giao lưu với các bạn trẻ
9 trợ giảng tiếng Anh Fullbright trong năm học 2014-2015 đã tới làm việc tại các tỉnh thành trên mọi miền đất nước Việt Nam.
Wesley Bromm, tốt nghiệp ngành lịch sử tại Đại học Western Kentucky năm 2013, đã có 9 tháng làm việc tại Thanh Hóa, nơi anh công tác đồng thời tại Đại học Văn hóa, Thể thao, Du lịch và trường Trung học Lam Sơn.
Sonia Giebel, từ Seattle, đã có thời gian gắn bó với các sinh viên tại Đại học Quảng Nam ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Ophir Haberer, từ bang Missouri, tới công tác tại Đại học Cần Thơ. Jonathan Hettleman, tới từ bang Maryland và từng tốt nghiệp Đại học John Hopkins, đã tham gia dạy tiếng Anh tại tỉnh Cao Bằng.
Kristen Jocabsen, từ bang Wisconsin, tới công tác tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, trong khi Anna Le công tác tại thành phố Lạng Sơn. Leann Miles, sinh tại Việt Nam nhưng lớn lên ở bang Arizona, đã có thời gian 10 tháng sinh sống tại thành phố Lào Cai.
Vincent Quang Pham, tốt nghiệp Đại học Washington năm 2014, đến công tác tại thành phố Vinh. Người đồng hương của anh là Hilary Ross, từ Baltimore, dạy tiếng Anh tại trường Trung học Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
Trong cuộc giao lưu với các học sinh, sinh viên tại Hà Nội vào ngày 28/5, các trợ giảng tiếng Anh đã trải lòng về những kinh nghiệm dạy và học tiếng Anh, những lời khuyên chân thành cho các bạn trẻ muốn thành thạo ngoại ngữ này. Họ cũng kể về những trải nghiệm, kỷ niệm trong suốt quá trình làm việc tại Việt Nam và qua những chuyến đi trên khắp của vùng miền của dải đất hình chữ S.
Các trợ giảng còn chia sẻ nhiều hình ảnh về các kỷ niệm đẹp của họ với thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Họ cũng tham gia một trò chơi đố vui với các sinh viên về các danh lam thắng cảnh, đặc sản của các vùng miền trên khắp Việt Nam.
"Có một Việt Nam khác đang tồn tại"
Trợ giảng Jonathan Hettleman đã có 10 tháng công tác tại Cao Bằng
Trợ giảng Jonathan Hettleman tới Việt Nam sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học chính trị tại Đại học John Hopkins năm 2004 và đã có 9 tháng dạy tiếng Anh cho các học sinh trung học tại Cao Bằng.
Jonathan cho hay khi tới Việt Nam giảng dạy, anh nhận thấy rằng thái độ của các bậc phụ huynh về việc học tập của con cái họ rất nghiêm túc. Điểm mạnh của các học sinh, sinh viên Việt Nam là cần cù, chăm chỉ và luôn có ý thức về việc học tập. Nhưng Jonathan cũng nhận thấy có sự khác biệt về văn hóa giáo dục tại Việt Nam so với văn hóa giáo dục Mỹ và từ chính bản thân trường hợp của anh. Theo Jonathan, các sinh viên Mỹ độc lập hơn và tự chịu trách nhiệm một phần về việc học tập của chính mình. Khi tới Việt Nam, Jonathan luôn cố gắng khuyến khích các sinh viên tư duy độc lập, tăng cường giao tiếp với bạn bè, tích cực học hỏi từ mọi người xung quanh, chứ không riêng gì từ một trợ giảng như anh.
Một lời khuyên mà Jonathan dành cho các học sinh, sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh là đừng ngại mắc lỗi. Theo anh, các sinh viên Việt Nam cần mạnh dạn, thoải mái khi giao tiếp, tự đặt ra những thách thức cho nhau và không nên ngại mắc lỗi, vì mọi người đều có thể rút ra các kinh nghiệm, bài học từ việc mắc lỗi.
Jonathan cho biết, trong thời gian làm việc tại Việt Nam, anh đã tận dụng mọi thời gian rảnh để tới thăm nhiều nơi nhất có thể, từ Cần Thơ tới Cao Bằng. Thông qua các chuyến đi, anh đã nhận thấy một điểm nổi bật là sự đa dạng tại Việt Nam: sự khác biệt giữa người dân các vùng miền, sự khác nhau nông thôn và thành thị giữa miền biển và miền núi.
"Có nhiều thứ để xem, nhiều thứ để học. Tôi thực sự thấy thích thú khi nhìn thấy sự đa dạng đó", Jonathan nói.
Jonathan cũng thành thật thừa nhận rằng anh không biết gì nhiều về Việt Nam, về văn hóa, con người nơi đây trước khi lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam theo chương trình trợ giảng. Jonathan ban đầu chỉ kỳ vọng về việc tìm hiểu về lịch sử hai nước vì anh cho rằng đó là điều không thể bỏ qua và có nhiều thứ để khám phá. Nhưng anh cũng muốn trở thành một phần của quá trình nhằm đưa hai nước, hai nền văn hóa, hai cộng đồng xích lại gần nhau hơn.
"Tôi chỉ kỳ vọng thế thôi. Tôi không biết sẽ đi đâu, các trải nghiệm sẽ ra sao", Jonathan tâm sự.
Nhưng sau 10 tháng làm việc tại Việt Nam, Jonathan thấy anh đã làm được nhiều điều vượt xa mong đợi. Anh cho hay giờ đây anh đã hiểu nhiều điều về Việt Nam, về nước Mỹ. "Tôi đã trưởng thành hơn nhờ những trải nghiệm ở nơi đây. Các trải nghiệm này đã trở thành một phần của cuộc đời tôi, làm thay đổi cuộc đời tôi và sẽ luôn gắn liền với phần còn lại của cuộc đời tôi...".
Jonathan tâm sự rằng một điều mà anh muốn nói với người thân và bạn bè khi trở lại Mỹ là có một Việt Nam khác đang tồn tại. Jonathan nói, người Mỹ thường chỉ biết tới Việt Nam những bộ phim hay về cuộc sống tại Việt Nam vào những năm 1950 và 60.
"Thực tế đó không phải là Việt Nam ngày nay. Đó cũng không phải là mối quan hệ giữa Việt-Mỹ ngày nay. Chúng tôi muốn nói rằng một Việt Nam khác đang tồn tại, một nước Mỹ khác tồn tại, một mối quan hệ Việt-Mỹ khác đang tồn tại".
Jonathan cho hay anh luôn mong muốn góp phần phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước Việt-Mỹ và muốn nhiều người Mỹ nghĩ tới Việt Nam ngày nay theo một cách khác, không giống với cách mà bố mẹ họ nghĩ trước đây.
An Bình
Theo Dantri
Ông Ban Ki-moon bày tỏ ấn tượng về Việt Nam trước 500 đại biểu Quốc hội Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam chiều ngày 23/5, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ, cá nhân ông cảm thấy ấn tượng trước một đất nước tăng trưởng mạnh mẽ, dần xóa bỏ những khó khăn phải gánh chịu trong quá khứ. Bày tỏ vinh dự đến thăm và phát biểu trước đông đảo các đại biểu Quốc...