Thúc đẩy quan hệ hữu nghị Ấn Độ – ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, mở đầu chuỗi các hoạt động Năm Hữu nghị Ấn Độ – ASEAN nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ – ASEAN, từ ngày 27 – 28/5/2022, Bộ Ngoại giao Ấn Độ phối hợp với chính quyền Bang Assam đã tổ chức hội thảo chủ đề “Hành động phía Đông vượt qua Đông Bắc” (Act East throught North East) và Hội thảo BIMSTEC với chủ đề “Đồng minh tự nhiên trong sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau” (Natural Allies in Development and Interdependence).
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu. Ảnh tư liệu: Huy Lê/TTXVN
Hội thảo có sự tham dự của Thủ hiến Bang Assam Himanta B. Sharma, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaisankar, Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A. K. Abdul Momen, các cơ quan đối ngoại bang Assam, các Đại sứ ASEAN tại Ấn Độ và Đại sứ Nhật Bản, Australia.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã bày tỏ ấn tượng chứng kiến sự phát triển và thay đổi của Bang Assam, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của Bang Assam trong Chính sách “Hành động phía Đông” mà Chính phủ Ấn Độ trong những năm qua đã kiên định và tích cực triển khai, luôn coi Assam là cửa ngõ kết nối Ấn Độ với các nước láng giềng phía Đông và liên kết với các nước Đông Nam Á.
Video đang HOT
Đại sứ Phạm Sanh Châu đưa ra 3 giải pháp thiết thực thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ và các nước ASEAN rằng, trong các hình thức kết nối đầy tiềm năng hiện nay, kết nối hàng không rất quan trọng và các Bang phía Đông Bắc Ấn Độ cần có nhiều đường bay kết nối với Đông Nam Á hơn nữa, có thể chọn Kolkata là điểm kết nối, chung chuyển giữa các bên.
Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, với thế mạnh sản xuất nhiều loại chè nổi tiếng thế giới, Bang Assam cũng có thể tạo kết nối, giao lưu trong văn hóa thưởng thức chè với các nước ASEAN và các nước Đông Á khác, từ đó thúc đẩy thương mại giữa các bên. Ngoài ra, Đại sứ Châu cũng chỉ ra những cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển giữa Ấn Độ và Việt Nam, hy vọng với việc nối lại đường hàng không trực tiếp giữa hai nước sau đại dịch COVID-19, giao thương và các quan hệ giao lưu con người với con người sẽ ngày càng phát triển, đem lại lợi ích cho cả Ấn Độ và Việt Nam nói riêng và giữa Ấn Độ – ASEAN nói chung.
Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Sanh Châu, cũng có chuyến công tác tới bang Tripura, thảo luận tiềm năng hợp tác và trao đổi văn hóa cũng như thúc đẩy việc đề cử các di sản văn hóa đặc sắc vùng miền lên UNESCO để được công nhận di sản văn hóa thế giới. Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đại sứ đã đến thăm khu di tích Unakoti, nơi có nhiều tác phẩm điêu khắc đá trên vách núi, hùng vĩ và đầy tính nghệ thuật, mang trong mình không chỉ giá trị lịch sử mà cả giá trị sáng tạo của nền văn minh Ấn Độ.
Sau lúa mì, Ấn Độ sắp hạn chế xuất khẩu đường
Là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ sắp ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu mặt hàng này để bảo vệ nguồn cung thực phẩm trong nước.
Người nông dân thu hoạch mía tại Jalana, bang Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg
Động thái bảo hộ này xảy ra trong bối cảnh New Delhi vừa cấm xuất khẩu lúa mì. Ngay lập tức, giá đường đã tăng vọt.
Tờ Bloomberg dẫn một nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch giới hạn xuất khẩu đường ở mức 10 triệu tấn cho năm tiếp thị kéo dài đến tháng 9 tới. Mục đích của dộng thái trên là nhằm đảm bảo kho dự trữ trong nước trước khi mùa đường tiếp theo bắt đầu vào tháng 10.
Nhân vật yêu cầu giấu tên này cho biết chính sách đó có thể được công bố trong những ngày tới. Ấn Độ là nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil năm 2021. Các khách hàng hàng đầu của Ấn Độ gồm có Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Dubai.
Người phát ngôn của Bộ Lương thực và Bộ Thương mại của Ấn Độ hiện chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên. Giá đường kỳ hạn giao dịch tại London đã tăng thêm 1%.
Đầu tháng 5, Ấn Độ đã khiến cả thế giới bất ngờ khi ban bố lệnh cấm xuất khẩu lúa mì do bị mất mùa, khiến giá tiêu chuẩn tăng vọt. Những tuần gần đây kể từ khi bất ổn ở Ukraine đẩy giá lương thực toàn cầu tăng vọt hơn nữa, chính phủ các nước, đặc biệt là ở châu Á, đã phải áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu hàng hoá. Điển hình, Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ, trong khi Malaysia ngừng xuất khẩu thịt gà.
Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ, Ấn Độ dự kiến sản xuất 35 triệu tấn trong mùa này và tiêu thụ 27 triệu tấn.
Việc ngừng xuất khẩu có thể sẽ tác động đáng kể đến thị trường đường toàn cầu do Ấn Độ là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn.
Giá lúa mỳ tăng cao kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ Ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng cao kỷ lục sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do một đợt nắng nóng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sản lượng. Lúa mì được chở tới bán tại một chợ ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Mở cửa thị trường châu Âu ngày 16/5, giá...