Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt-Nhật
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, từ ngày 31/7 đến ngày 2/8/2014, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 6.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio.
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 5 vào năm 2013 đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai nước đã nâng cấp khuôn khổ quan hệ thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 3/2014.
Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Hiện nay, Nhật Bản là đối tác ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số một và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 24 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 10,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD (tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013).
Về đầu tư trực tiếp, năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là gần 5,8 tỷ USD. Tính đến ngày 20/5/2014, Nhật Bản có 2.288 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 35,6 tỷ USD. Hợp tác trên các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, lao động, du lịch, văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo và hợp tác địa phương cũng phát triển mạnh mẽ.
Video đang HOT
Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng như Phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 6 được tổ chức với mục đích thúc đẩy hơn nữa quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam- Nhật Bản phát triển toàn diện, tăng cường sự tin cậy và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, nông nghiệp, thương mại, đầu tư.
Theo Hoàng Thị Hoa
Baotintuc.vn
Trung Quốc vươn "sức mạnh mềm" để can dự vào Mỹ Latinh
Trong bối cảnh tình hình thế giới liên tục biến động với những thay đổi lớn về địa chính trị, Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ Latinh từ ngày 13-23/7 là một minh chứng cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách mở mặt trận ngoại giao mới ở Tây Bán cầu. Đây là lần thứ hai trong vòng một năm ông Tập Cận Bình có mặt ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của Mỹ.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc gặp ở Brasilia.
Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc khiến nước này trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng khổng lồ. Nhu cầu tăng mạnh khiến Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc xung đột chính trị trên thế giới luôn đe dọa làm gián đoạn nguồn cung, Trung Quốc buộc phải đa dạng hóa nguồn cung dầu mỏ để giảm bớt rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nước này.
Mỹ Latinh - khu vực được đánh giá là dồi dào tài nguyên năng lượng - trở thành một trong những đầu mối quan trọng của Trung Quốc. Đây chính là lý do để Trung Quốc không ngần ngại đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án năng lượng tại khu vực này. Ngoài ra, Mỹ Latinh còn là nguồn nguyên liệu thô cần thiết và giá rẻ mà Trung Quốc đang cần như đồng, nikel...
Không những thế, là một trong những nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề sống còn đối với quốc gia châu Á này. Khu vực Mỹ Latinh rộng lớn, với dân số hơn 600 triệu người, thực sự là một thị trường xuất khẩu tiềm năng. Chính vì vậy, đi kèm với các khoản đầu tư hào phóng của Bắc Kinh là sự xâm nhập ngày càng mạnh của hàng giá rẻ Trung Quốc vào thị trường đông dân này.
Việc Trung Quốc mua hàng hóa với số lượng lớn và xuất khẩu các mặt hàng đã được gia công tới khu vực Mỹ Latinh khiến kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2013 tăng lên 261,6 tỷ USD.
Cùng với những mục tiêu về kinh tế, việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Mỹ Latinh còn nằm trong chiến lược của Bắc Kinh tranh thủ sự ủng hộ của các nước này nhằm mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Việc Chủ tịch Trung Quốc chọn các điểm dừng chân là những nước do lực lượng cánh tả lãnh đạo hoặc đang gặp khó khăn về kinh tế có thể coi là nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp ngoại giao nhằm lôi kéo các quốc gia này.
Tại Brazil, hai bên đã ký tổng cộng 56 văn kiện về hợp tác đầu tư và kinh tế. Tại Argentina, hai bên nhất trí nâng quan hệ song phương từ "đối tác chiến lược" lên thành "đối tác chiến lược toàn diện." Buenos Aires hy vọng sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ góp phần giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ đang rình rập.
Tại Venezuela, hai bên đã thảo luận việc Bắc Kinh tăng cường mua dầu mỏ của Caracas và bán vũ khí cho quốc gia Nam Mỹ này. Trong chặng dừng chân cuối cùng tại Cuba, Trung Quốc sẽ tái khẳng định sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho công cuộc cải cách thị trường và phát triển kinh tế của đảo quốc này.
Dường như những khó khăn mà các quốc gia Nam Mỹ đang phải đối mặt là cơ hội để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Các nhà phân tích cho rằng với chuyến thăm Mỹ Latinh lần này, ông Tập Cận Bình muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc là một lựa chọn thay thế Mỹ ở Mỹ Latinh. Bắc Kinh sẽ tìm kiếm lợi ích lớn hơn ở Tây Bán cầu, ngoại giao Trung Quốc đã phát hiện ra "lục địa mới" và sẽ xây dựng quan hệ toàn cầu kiểu mới cân bằng hơn.
Rubens Figueiredo, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sao Paulo (Brazil), cho rằng: "Trung Quốc là một lựa chọn phù hợp với quan điểm chính trị của cánh tả." Cùng với chuyến thăm Bắc Mỹ và Trung Mỹ vào năm 2013, chuyến thăm Mỹ Latinh lần này của ông Tập Cận Bình sẽ giúp hoàn chỉnh hơn thế bố trí ngoại giao ở Tây Bán cầu của Trung Quốc.
Rõ ràng, "sức mạnh mềm" của Trung Quốc đang được phát huy mạnh mẽ tại Mỹ Latinh, đưa một quốc gia châu Á xa xôi trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở khu vực. Tuy nhiên, việc tận dụng tối đa những cơ hội này để đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực Mỹ Latinh là điều không phải dễ dàng đối với Trung Quốc.
Trên thực tế, nhiều nước Mỹ Latinh coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong cuộc chạy đua vào Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Một số nước cũng lo ngại hàng hóa giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa nên đã và đang xúc tiến thành lập khu vực mậu dịch tự do với Mỹ.
Yun Sun, chuyên gia về khu vực Đông Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định rằng: "Mối quan hệ truyền thống lâu nay giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi sự can dự của Trung Quốc về mặt chính trị và kinh tế bởi những can dự đó chỉ mới diễn ra gần đây và không có tính toàn diện như quan hệ Mỹ-Mỹ Latinh".
Theo Vietnam
Tập Cận Bình không "thí" Kim Jong-un, Hàn-Trung khó đối tác chiến lược Liệu Tập Cận Bình cuối cùng có đáp ứng sự khát khao của Hàn Quốc bằng cách thí tốt Kim Jong-un? Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. The Diplomat ngày 6/7 đăng bài phân tích của Scott A. Synder, chuyên gia nghiên cứu về Hàn Quốc và chính sách Mỹ - Hàn bình luận, Trung...