Thúc đẩy nông nghiệp 4.0: Gỡ các nút thắt
Việc tham gia ứng dụng công nghệ 4.0 chưa nhiều, tập trung vào một số khâu, công đoạn còn manh mún, tự phát… là những nút thắt trong phát triển nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, công nghệ 4.0 đã được ứng dụng trong một số lĩnh vực như: Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng robot trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý trong việc lập cơ sở dữ liệu các chợ gia cầm sống, các trang trại chăn nuôi, cơ sở dữ liệu việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc…
Mô hình trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Anh Thơ
Cầu Đất Farm (Đà Lạt) được giới chuyên môn đánh giá là nông trại sản xuất rau sạch thông minh nhất Việt Nam, bởi nông trại này đã đi đầu trong ứng dụng giải pháp bảo vệ môi trường, trồng rau an toàn bằng công nghệ hiện đại. Cầu Đất Farm kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng hệ thống thông minh và hệ thống IoT của Intel. Hệ thống này tự động kiểm soát độ ẩm, nước, phân, kiểm soát chất lượng rau, cà chua, khoai lang, cà rốt, trà sạch.
Khách hàng có thể xem trực tuyến hình ảnh công nhân thu hoạch các loại nông sản ngay tại Đà Lạt, xem nhật ký trồng trọt để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhu cầu sử dụng nông sản sạch trên thị trường khá cao, hàng tháng ước tính trên 7ha Cầu Đất Farm cho ra thị trường khoảng gần 150 tấn rau sạch các loại. Sản phẩm của Cầu Đất Farm vẫn chưa đáp ứng đủ các đơn đặt hàng, nhu cầu của thị trường về sản phẩm sạch còn rất lớn.
Video đang HOT
Khác với nông nghiệp công nghệ cao, đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.
Ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – đánh giá, thiết bị phần cứng phục vụ nông nghiệp 4.0 của Việt Nam còn thua kém và rất hạn chế so với các quốc gia khác. Ngoài ra chi phí đầu tư thiết bị công nghệ cho nông nghiệp 4.0 không hề nhỏ. Điểm cốt lõi của nông nghiệp 4.0 là kết nối cảm biến internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, chi phí đầu tư camera cảm biến tự động là 500 triệu đồng/chiếc, bằng 100 tấn lúa và phải sản xuất trong 2 vụ. Tại Thái Lan hay Nhật Bản đã áp dụng thiết bị và robot thu hái cà phê và cây ăn quả, nhưng giá bán chừng 200.000 – 300.000USD (khoảng 6 tỷ đồng), mức giá này bằng cả 1.200 tấn lúa.
Ông Phạm S cho rằng, nếu Chính phủ không có đề án cụ thể để đổi mới sáng tạo, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thiết bị thông minh phần cứng thì trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các thiết bị thông minh, trong đó có thiết bị cho nông nghiệp.
Để đưa khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, PGS-TS Đinh Dũng Sỹ – Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) cho hay, nhà nước với vai trò bà đỡ, cần làm được hai việc: Thứ nhất, xây dựng chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho các doanh nghiệp, HTX… ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Thứ hai, cần tập trung thực hiện việc điều tra, thống kê, dự báo cho doanh nghiệp, người nông dân về sản phẩm, về thị trường…
Theo Danviet
Bình Dương - đô thị nông nghiệp công nghệ cao
Mặc dù tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương giảm dần qua từng năm nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng do ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào sản xuất.
Theo thống kê từ Sở NNPTNT Bình Dương, hiện nay, toàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.754,7ha, tăng 78,5% so với năm 2015. Với mục tiêu tăng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản bình quân 2,5%/năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.
Đô thị nông nghiệp công nghệ cao
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau an toàn. Ảnh: Quốc Hải
Ông Nguyễn Văn Bông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành 4 khu nông nghiệp CNC với diện tích gần 1.000ha và hơn 860ha ứng dụng kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi... Nhờ các mô hình nông nghiệp mới này, diện mạo ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khởi sắc, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, tạo nguồn thu nhập cao cho nông dân.
Ông Võ Văn Lượng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho hay, mặc dù trên địa bàn tỉnh, tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần qua từng năm nhưng giá trị tuyệt đối lại ngày càng tăng nhờ việc ứng dụng CNC gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị hình thành, phát triển theo quy hoạch.
"Mới đây, tỉnh Bình Dương đã phê duyệt báo cáo đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Theo đề án, từ nay đến năm 2020, nông nghiệp trên địa bàn phía Nam của tỉnh Bình Dương sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng CNC, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và khai thác tốt các nguồn lực sẵn có ở đô thị. Mục tiêu phấn đấu tới năm 2020, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn vùng phía Nam của tỉnh Bình Dương đạt 3.783 tỷ đồng" - ông Lượng chia sẻ.
Cũng theo ông Lượng, thời gian qua, Bình Dương luôn ưu tiên chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp CNC gắn với công nghiệp chế biến. Nhờ đó, tuy trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm 3,74% nhưng lại mang về giá trị kinh tế cao, đóng góp vào thành tựu chung của kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết nối để xây dựng chuỗi cung ứng
Mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian qua đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng song vẫn chưa có hướng đi vững chắc trong việc liên kết chuỗi cung ứng nông sản và thị trường. Nguyên nhân được xác định, trước hết là do người sản xuất chưa thật sự chú trọng đến thị trường, bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản địa phương đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra ổn định.
Tại hội nghị kết nối cung - cầu mặt hàng nông sản, trái cây tỉnh Bình Dương năm 2018 mới đây, ông Hồ Văn Bình - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, kết nối vẫn là giải pháp then chốt để quảng bá và mở rộng thị trường cho nông sản. Vì vậy, kết nối cung cầu là giải pháp và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đang thực hiện xuất khẩu nông sản có kinh nghiệm tìm kiếm và mở rộng thị trường...
Theo ông Nguyễn Văn Bông, ngành nông nghiệp Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất. Ví dụ như hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGAP, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng cây ăn trái có múi, chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến... Qua đó tạo điều kiện cho nông dân tích cực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
Theo Danviet
Tận thấy máy bay không người lái phun thuốc cho 2ha chỉ mất 10 phút Khác với nông nghiệp công nghệ cao là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp. Muốn phát...