Thúc đẩy nỗ lực bảo vệ quyền của trẻ em gái ở các nước châu Phi
Các nước châu Phi cần đưa ra các cam kết mới nhằm bảo vệ quyền và phúc lợi của trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng.
Lời kêu gọi này được Diễn đàn châu Phi về những trẻ em bị ảnh hưởng do xung đột vũ trang (APCAAC) đưa ra nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10.
Trẻ em gái tại trại tị nạn ở Nyala, khu vực Darfur, Sudan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Liên minh châu Phi (AU) dẫn tuyên bố của APCAAC nêu rõ trẻ em gái đang phải đối mặt với những thách thức và rào cản vô lý trong các xã hội khác nhau, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột và hậu xung đột, do đó nhu cầu cấp thiết hiện nay là phá bỏ những rào cản này vì cuộc sống và sự phát triển của các em. APCAAC kêu gọi các quốc gia thành viên AU đổi mới các cam kết về bảo vệ quyền và phúc lợi của trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng trong mọi thời điểm, đặc biệt là trong các cuộc xung đột. Tuyên bố đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ tương lai và hiện thực hóa giấc mơ của trẻ em gái cũng là tinh thần của chủ đề “Đầu tư vào các quyền của trẻ em gái: Sự lãnh đạo của chúng ta, cuộc sống của chúng ta” mà Ngày Quốc tế Trẻ em gái năm nay hướng tới.
Theo APCAAC, trong các tình huống xung đột, trẻ em gái là đối tượng phải cam chịu trước những hành vi xâm phạm mang tính hệ thống đối với quyền lợi của các em.
Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc cũng như thể chất của các em. Do đó, các quốc gia thành viên AU cần thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo cung cấp các tài liệu và giám sát tốt hơn các khía cạnh về giới, qua đó giúp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả đối với các hành vi vi phạm quyền lợi của trẻ em trong các cuộc xung đột.
Được thành lập hồi tháng 9/2021, APCAAC là một sáng kiến của AU và các đối tác nhằm tập hợp các đại sứ của các nước thành viên và các bên chủ chốt liên quan, trong đó cam kết tham gia và duy trì việc vận động bảo vệ trẻ em trong các tình huống nhân đạo trong các cuộc xung đột vũ trang ở châu Phi.
Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh Nga - châu Phi
Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo các nước châu Phi ngày 28/7 (giờ địa phương) đã thông qua tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ II và kế hoạch hành động chung của hai bên đến năm 2026.
Tuyên bố chung xác định hai bên sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh 3 năm/lần và tổ chức thường niên hội nghị nghị viện quốc tế. Tuyên bố hoan nghênh quyết tâm của Nga trong việc tiếp tục giúp đỡ các nước châu Phi đảm bảo lương thực, phân bón và các nguồn năng lượng; cũng như trong việc thực hiện các dự án thúc đẩy phát triển quốc tế. Trong khuôn khổ hợp tác, các bên thống nhất 74 điểm nghĩa vụ, trong đó có cơ chế "đối tác đối thoại" về chính trị, kinh tế và khoa học. Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch thương mại.
Trang web của Điện Kremlin cũng đã ra thông báo về các kết quả đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ II, trong đó có việc hai bên nhất trí ngăn chặn chạy đua vũ trang trên vũ trụ, hợp tác đảm bảo an ninh thông tin quốc tế và tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố.
Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh, Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Azali Assoumani cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện rõ với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng ông sẵn sàng đối thoại về vấn đề Ukraine. Ông Azali Assoumani nhấn mạnh, AU sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và sẽ tìm cách thuyết phục Kiev. Trước đó, các nước châu Phi đã đưa ra sáng kiến về giải quyết xung đột ở Ukraine.
Những lớp học bí mật ở Afghanistan Đó là những lớp học rất đặc biệt dành cho các trẻ em gái, được tổ chức tại những nơi thật sự bí mật nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của chính quyền Taliban do lệnh cấm giáo dục dành cho cho nữ sinh. Cô giáo Parasto Hakim giật mình vì tiếng gõ cửa. Cô quét nhanh lớp học của mình...