Thúc đẩy loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu chống COVID-19 tại APEC 2021
Theo hãng tin Reuters, New Zealand sẽ tận dụng vai trò nước chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương năm 2021 (APEC 2021) để tìm kiếm một cách tiếp cận toàn cầu đối với vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo đó sẽ loại bỏ thuế quan đối với những mặt hàng cần thiết trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand, ngày 15/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dự kiến New Zealand sẽ đưa ra đề xuất này tại Diễn đàn APEC 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến trong năm nay, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng các quốc gia nhỏ sẽ bị tụt hậu trong chiến dịch tiêm phòng toàn dân,
Trả lời phỏng vấn của Reuters, Thứ trưởng Thương mại và Kinh tế New Zealand Vangelis Vitalis – người chủ trì Hội nghị quan chức cấp cao APEC 2021 – cho biết thông điệp New Zealand muốn đưa ra là để ứng phó với một đại dịch mang tính toàn cầu như hiện nay cần có sự tham gia của toàn cầu nhiều hơn. Theo ông Vitalis, mặc dù thương mại không giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay song có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề. Cụ thể, New Zealand đề xuất không áp dụng thuế quan đối với thuốc men, thiết bị y tế, sản phẩm vệ sinh và các mặt hàng khác được lưu chuyển giữa 21 nền kinh tế thành viên APEC, đồng thời nới lỏng hạn chế đối với các hoạt động vận chuyển những hàng hóa này qua biên giới. Đề xuất này cần nhận được sự đồng thuận của các nền kinh tế thành viên trước khi được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC vào tháng 5 tới.
Video đang HOT
Năm ngoái, một số nước thành viên APEC đã cam kết duy trì mở chuỗi cung ứng liên quan COVID-19 và dỡ bỏ những hạn chế thương mại đối với hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là nguồn cung y tế. Tuy nhiên, đến nay các nước vẫn chưa có hành động mạnh mẽ trong vấn đề này. Cụ thể, chỉ có New Zealand và Singapore đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với 120 mặt hàng mà hai nước này cho là thiết yếu. Do đó, New Zealand mong muốn APEC 2021 sẽ đưa ra một tuyên bố cấp bộ trưởng, trong đó liệt kê các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu chống đại dịch COVID-19 cũng như tạo thuận lợi cho việc vận chuyển vaccine ngừa COVID-19 qua các cảng hàng không và cảng biển.
Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh các nước nhỏ như New Zealand lo ngại các nền kinh tế lớn hơn sẽ tích trữ và kiểm soát các nguồn cung y tế. Bất chấp những nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm bảo đảm cho các nước nhỏ hơn đều nhận được vaccine, các chuyên gia cảnh báo những nước giàu đang tích trữ vaccine và hàng hóa thiết yếu, bỏ mặc các nước nhỏ hơn và nghèo hơn trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
New Zealand bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhân viên làm việc tại biên giới vào ngày 20/2 vừa qua. Tuy nhiên, phần lớn trong số 5 triệu dân nước này sẽ chưa được tiêm chủng cho đến nửa cuối năm nay. Thứ trưởng Vitalis cảnh báo virus biến chủng cho thấy tầm quan trọng của việc tránh để nhiều khu vực trên thế giới chưa được tiêm phòng. Mặc dù vaccine chịu mức thuế thấp, song những chi phí đáng kể cho trang thiết bị như xi lanh, kim tiêm hay găng tay y tế có thể gây trở ngại đối với tiến trình tiêm chủng.
Những năm gần đây, APEC đã gặp khó khăn trong việc đạt được các thỏa thuận trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung leo thang dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mặc dù tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết có cách tiếp cận đa chiều hơn với Trung Quốc, song cũng không kỳ vọng hai bên sớm đạt được các thỏa thuận thương mại. Cựu Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC tại Singapore Alan Bollard cho rằng mặc dù New Zealand mong muốn APEC mở rộng tự do hóa thương mại, song các nền kinh tế cũng cần có tầm nhìn thực tiễn đối với triển vọng trong năm nay. Theo ông Bollard, đại dịch COVID-19 là mối quan tâm trước mắt, song giải quyết dịnh bệnh cũng chính là cơ hội để các nước vượt qua các rào cản thương mại hiện nay.
New Zealand dỡ phong tỏa sau ba ngày
New Zeland dỡ phong tỏa thành phố Auckland sau khi chính quyền thông báo kiểm soát ổ Covid-19 thành công bằng xét nghiệm diện rộng.
"Đây là tin tốt", Thủ tướng Jacinda Ardern phát biểu hôm 17/2, sau khi thông báo dỡ phong tỏa Auckland vào 24h hôm nay. Người dân thành phố được phép quay lại làm việc và đi học từ 18/2, nhưng vẫn phải chịu một số hạn chế tới ít nhất là đầu tuần sau.
Hàng nghìn người tới xem buổi hòa nhạc tại sân vận động ở Wellington, New Zealand, hôm 13/2. Ảnh: AP.
Thành phố lớn nhất New Zealand bắt đầu áp lệnh phong tỏa hôm 15/2 sau khi phát hiện ba ca nhiễm cộng đồng không rõ nguồn gốc. Đây là đợt phong tỏa đầu tiên trong vòng 6 tháng tại New Zealand, quốc gia được đánh giá thành công trong việc ngăn chặn Covid-19.
Sau khi áp lệnh phong tỏa, giới chức thành phố đã tiến hành xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm mẫu nước thải nhằm tìm dấu vết của nCoV.
Quyết định dỡ phong tỏa sau ba ngày được đưa ra sau khi giới chức y tế cho hay tổng số ca nhiễm mới trong đợt bùng phát này là 6, bao gồm ba ca tiếp xúc gần. Xét nghiệm cho thấy đợt bùng phát lần này không lan rộng. Các phòng thí nghiệm đã xử lý hơn 17.000 mẫu hôm 15/2, xét nghiệm mẫu nước thải đều cho kết quả âm tính.
"Điều này cho thấy dịch không lan rộng mà là chuỗi lây nhỏ có thể kiểm soát được bằng quy trình xét nghiệm và truy vết tiếp xúc", Ardern cho hay.
Ba ca nhiễm đầu tiên là một gia đình gồm mẹ, bố và con gái 13 tuổi. Ba ca nhiễm tiếp theo là bạn cùng lớp của cô bé và hai người thân. Người mẹ làm việc trong một công ty cung cấp suất ăn và giặt là hàng không. Nhà chức trách đang điều tra phải chăng người mẹ nhiễm nCoV từ hành khách sân bay, nhưng chưa thể tìm ra nguồn lây.
New Zealand phong tỏa một thành phố vì ca nhiễm biến chủng virus mới Giới chức New Zealand đã đưa ra biện pháp phòng dịch quyết liệt và nhanh chóng sau khi đất nước này phát hiện người đầu tiên nhiễm biến chủng mới. Chính phủ New Zealand vừa quyết định phong tỏa Auckland - thành phố lớn nhất của nước này - sau khi phát hiện 3 ca nhiễm biến chủng SARS-CoV-2. Những người này là...