Thúc đẩy kênh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử
Những tháng đầu năm 2022, các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn, Bình Định, Cần Thơ…
đã ban hành kế hoạch, triển khai kết nối xúc tiến tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.
Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tập huấn, đào tạo cho đoàn viên thanh niên các địa phương giúp bà con đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: CTV
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng với các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức các hội nghị tập huấn, các lớp đào tạo, hội nghị kết nối nông sản trên thương mại điện tử nhằm hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực địa phương ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Các tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn… có thế mạnh về các mặt hàng nông đặc sản địa phương được người tiêu dùng ưa chuộng như vải thiều, mận hậu, xoài, dâu tây, bưởi, nhãn lồng, bí xanh… Bên cạnh tìm hướng xuất khẩu, việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước được chú trọng, trong đó mở rộng kênh phân phối khi kinh tế số trong nông nghiệp đang trở thành xu hướng.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng đã có công văn gửi các sàn thương mại điện tử lớn về việc hướng dẫn, phối hợp và tổ chức kết nối, triển khai các phương án phân phối đặc sản địa phương, sản phẩm nông sản, trái cây vào vụ thu hoạch trên môi trường trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử lớn gồm Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Lazada. . .
Video đang HOT
Thông qua công tác tổ chức, kết nối từ Bộ TT&TT, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), các sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn và Sendo đã sớm đưa ra phương án cũng như kế hoạch chuẩn bị trước để đào tạo, hướng dẫn các hộ dân tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên qua kênh trực tuyến hay các bộ tài liệu hướng dẫn đăng ký gian hàng, cách thức bán hàng, đăng bán sản phẩm, quản lý đơn hàng… cho các sản phẩm vải thiều Bắc Giang, mận Sơn La, nhãn Hưng Yên, bí xanh Bắc Kạn…
Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) đang chuẩn bị bước vào chính vụ thu hoạch. Ảnh: XC
Trong khuôn khổ hoạt động chung tay tiêu thụ đặc sản Việt, chào Hè 2022, sàn thương mại điện tử Sendo, Voso.vn, Postmart.vn đã ra mắt các gian hàng hoa quả nhiệt đới như mận Sơn La, dứa mật, xoài… với các lựa chọn đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, giá thành ưu đãi đã lên sàn. Với lợi thế về mạng lưới vận chuyển rộng khắp các tỉnh thành Vietnam Post, mận hậu Sơn La được đặt mua trên các sàn đều được đảm bảo chính gốc từ vườn, ngon sạch tự nhiên, đóng hộp đúng quy chuẩn trên thương mại điện tử và vận chuyển cẩn thận đến tay khách hàng được tươi ngon nhất.
Theo ông Phan Trọng Lê, Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Vietnam Post, trung bình mỗi ngày lượng truy cập vào sàn Postmart.vn đạt gần 10.000 lượt, tăng mạnh so với trước. Đa số người tiêu dùng truy cập và lựa chọn mua các sản phẩm nông sản trái cây, đặc sản chính vụ của các địa phương. Như vậy, việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương trên thương mại điện tử đang tạo ra thói quen tiêu dùng mới bởi sự tiện lợi khi mua sắm và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Đồng Nai: Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử, nông dân, người mua lợi đủ đường
Đồng Nai ra mắt sàn thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm có thương hiệu tại địa phương, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Ngày 29/12, Sở Công Thương Đồng Nai đã chính thức ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai (ecdn.vn). Việc triển khai sàn thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm có thương hiệu tại Đồng Nai, giúp nông dân Đồng Nai có đầu ra cho sản phẩm ổn định hơn.
Đồng Nai ra mắt sàn thương mại điện tử. Ảnh: Tuệ Mẫn
Tại lễ ra mắt sàn thương mại điện tử, các chuyên gia về thương mại điện tử, doanh nghiệp, lĩnh vực chuyển đổi số... đã thảo luận nhiều nội dung liên quan việc xây dựng hạ tầng thương mại điện tử để ứng phó trong tình hình đại dịch Covid-19.
Đồng thời, các chuyên gia nêu một số động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi và các xu hướng chuyển đổi số năm 2021, đưa hàng hóa bán lẻ lên sàn thương mại điện tử; chuyển đổi mô hình kinh doanh thông qua livestream; những mô hình quảng cáo mới cho doanh nghiệp...
Từ nay người dân ngoài mua hàng trực tiếp tại chợ, siêu thị thì có thể lên sàn thương mại điện tử của Đồng Nai để mua hàng. Ảnh: Tuệ Mẫn
Dịp này, Sở Công Thương Đồng Nai đã tổ chức ký kết hợp đồng tham gia sàn ecdn.vn với các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Phó Cục trưởng Cục thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) Nguyễn Thế Quang chia sẻ, Đồng Nai là một địa phương năng động về phát triển thương mại điện tử.
Ông nhận định, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai chính thức ra mắt sẽ kênh quan trọng góp phần mở rộng, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương quảng bá các sản phẩm thế mạnh, đặc sản của Đồng Nai; cũng như mở rộng kết nối hàng hóa giữa doanh nghiệp đến với người tiêu dùng...
Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai, bà Trương Thị Mỹ Dung cho hay, việc ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai sẽ hỗ trợ thương nhân, nhà sản xuất, nông dân... cắt giảm tối đa các chi phí trung gian, gia tăng số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra thị trường; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với phương thức kinh doanh hiện đại không bị khống chế về mặt thời gian và không gian...
Ông Nguyễn Văn Minh, chuyên trồng xoài tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai chia sẻ hi vọng, việc Đồng Nai đưa vào hoạt động sàn thương mại điện tử sẽ mở ra thêm một hướng đi mới cho nông sản địa phương. Và, những đặc sản tại Đồng Nai sẽ được tiếp cận với nhiều người tiêu dùng hơn.
Khi "chim sẻ" chuyển đổi số, nông sản truy xuất tận ruộng, bán đi muôn nơi thu trăm tỷ Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhiều lần ví von, hợp tác xã như những con chim sẻ, nếu biết tập hợp lại sẽ có sức mạnh của đại bàng. Có một nét mới đáng ghi nhận trong thời gian qua là, nhiều hợp tác xã đã liên kết, ứng dụng công nghệ, tích cực chuyển đổi số và gặt hái được...