Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Grenada
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Grenada, ngày 25/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela, kiêm nhiệm Grenada, đã phối hợp với Trung tâm Hợp tác phát triển đầu tư Grenada (GIDC) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Grenada” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nhằm tìm hiểu và đánh giá về môi trường đầu tư của hai nước.
Đại sứ Lê Việt Duyên và lãnh đạo Trung tâm hợp đầu tư Grenada tại cuộc Hội thảo. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực, sự kiện có sự gia của Phó Chủ tịch GIDC Royston Cumberbatch, Giám đốc Điều hành GIDC Ronald Theodore, đại diện Bộ Ngoại giao Grenada cùng khoảng 20 doanh nghiệp sở tại.
Phát biểu tại hội thảo, ông Cumberbatch đã thông tin về những lĩnh vực đầu tư mà chính phủ Grenada mong muốn thúc đẩy cũng như các chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Đại diện GIDC bày tỏ Grenada có nhiều điều kiện để các nhà đầu tư có thể khai thác, không chỉ về du lịch, mà còn ở những lĩnh vực tiềm năng khác như nông nghiệp, viễn thông, năng lượng và giáo dục. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Grenada ngoài việc nhận được các chính sách ưu đãi, còn có lợi thế được miễn thuế khi tiếp cận thị trường Mỹ, EU.
Ông Cumberbatch nhấn mạnh cuộc hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Đại sứ Lê Viết Duyên đã mở ra nhiều triển vọng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ có nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm của Việt Nam đến Grenada để tìm kiếm các cơ hội và đầu tư trong thời gian tới.
Về phần mình, Đại sứ Lê Viết Duyên cho biết Việt Nam sau 35 năm đổi mới đã trở thành nền kinh tế đứng thứ 40 trên thế giới với tổng GDP năm 2021 đạt 343 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện và nâng cao. Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp và hiện là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đứng hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Các doanh nghiệp Grenada có thể tìm được các nhà cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nông sản chất lượng từ Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều lĩnh vực phát triển nhanh và có lợi thế như các ngành kinh tế xanh, kinh tế số, công nghiệp điện, điện tử, ô tô điện…
Video đang HOT
Đại sứ cho rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm tìm hiểu các chính sách và điều kiện ưu đãi của Chính phủ Grenada; bày tỏ tin tưởng với sự phối hợp của Trung tâm Hợp tác phát triển đầu tư Grenada và Bộ Ngoại giao, hai bên sẽ sớm có các dự án hợp tác đầu tư trong tương lai.
Bộ trưởng Nông nghiệp Grenada, ông Peter David tiếp Đại sứ Lê Viết Duyên. Ảnh: TTXVN phát
Cũng trong dịp này, Đại sứ Lê Viết Duyên đã có cuộc gặp Bộ trưởng Nông nghiệp, Đất đai, Rừng và Lao động Grenada Peter David. Tại cuộc gặp, ông Peter David bày tỏ ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam, đặt biệt là nền nông nghiệp lâu đời và đa dạng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam; mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản, sản xuất máy móc nông nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp tại Grenada.
Đại sứ Lê Viết Duyên bày tỏ vui mừng và đánh giá cao sự quan tâm của Grenada đối với việc hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp; nhấn mạnh Việt Nam có thế mạnh về kinh nghiệm sản xuất, nhân lực, kỹ thuật và giống, đặc biệt từng có kinh nghiệm hợp tác hỗ trợ Cuba và Venezuela triển khai các dự án phát triển nông nghiệp như tạo giống, trồng lúa, nuôi trồng thủy hải sản.
Hai bên thống nhất sẽ sớm thúc đẩy việc trao đổi giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, tổ chức các buổi Hội thảo khoa học giữa Bộ Nông nghiệp, Đất đai, Rừng và Lao động Grenada và các đối tác Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm đối với các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, hướng đến việc ký kết thỏa thuận về hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
Tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - New Zealand
Việt Nam - New Zealand có nhiều lợi thế bổ sung và tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp.
Đây là nhận định của các đại biểu tại hội thảo Xúc tiến thương mại và đầu tư với thị trường New Zealand do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán New Zealand tại TP Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 17/12.
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách ITPC phát biểu khai mạc Hội thảo.
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách ITPC cho biết, từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1975) đến nay, quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và New Zealand đã phát triển không ngừng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, du lịch...; trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - New Zealand đã có bước phát triển mạnh mẽ và ổn định.
Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2009 và tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) năm 2010, quan hệ kinh tế hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc, năm 2020 hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược và đang hướng tới hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 2 tỷ USD trong năm 2021.
Theo ông Trần Phú Lữ, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa New Zealand và Việt Nam trong hai năm qua vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt. Nhiều nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand đạt kim ngạch cao như: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép, các loại...Ở chiều ngược lại, sữa và sản phẩm từ sữa là mặt hàng nhập khẩu chính từ New Zealand vào Việt Nam với trị giá gần 273 triệu USD.
Về hợp tác đầu tư, New Zealand có 42 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 209,5 triệu USD, đứng thứ 38/138 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giáo dục đào tạo và công nghiệp chế biến chế tạo. Riêng tại Tp.Hồ Chí Minh, New Zealand có 26 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 82,8 triệu USD, đứng thứ 47/105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Thành phố.
"Việt Nam và New Zealand cùng là thành viên tích cực của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực (RCEP) đã mang tới nhiều cơ hội hợp tác cho cả hai bên. Việc tận dụng cơ hội các chuỗi giá trị mới trong khối Asean- New Zealand là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng được thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi cung ứng mới trong khu vực.", ông Trần Phú Lữ nhấn mạnh.
Ông Joseph Nelson, Tổng Lãnh sự New Zealand tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ về cơ hội hợp tác tại hội thảo.
Chia sẻ về cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa hai nước, ông Joseph Nelson - Tổng Lãnh sự New Zealand tại TP Hồ Chí Minh cho biết, New Zeland có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt, máy móc, thiết bị vận tải, tài chính, du lịch, khai thác mỏ. New Zealand cũng là một trong số nước có chất lượng cuộc sống cao nhất trên thế giới và là quốc gia đa văn hóa, nơi mà mọi người đều có thể phát triển. Môi trường đầu tư New Zealand được đánh giá cao về tính minh bạch và không tham nhũng, hệ thống pháp lý đơn giản, được thiết kế tốt và cập nhật thường xuyên, được xem là "miền đất hứa" dành cho các nhà đầu tư quốc tế.
Nhấn mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, bà Sai Tongbor, Tham tán nông nghiệp New Zealand tại Việt Nam thông tin: New Zealand là một đất nước trù phú với thế mạnh sản xuất những thực phẩm chất lượng cho mọi người với hơn 100 loại trái cây và rau củ. Xét về cơ cấu sản phẩm, Việt Nam và New Zealand bổ sung rất tốt cho nhau, thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác thương mại trong thực phẩm và đồ uống, các sản phẩm từ sữa như bò sữa và các loại sữa khác nhau, trái cây...
Ngoài ra, doanh nghiệp hai nước còn có thể mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giải pháp và dịch vụ ngành nông nghiệp như: Tư vấn nâng cao giá trị và năng suất các ngành trồng trọt, thủy sản, thực phẩm và đồ uống; sản phẩm thân thiện với môi trường trong kiểm soát động vật và côn trùng không để lại dư lượng trên mặt đất và chuỗi thức ăn; kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm.
Thương mại Việt Nam-Cuba: Nhiều dư địa tăng trưởng Hơn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói vị thế của Việt Nam và Cuba ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Điều này được thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng và duy trì ở mức khoảng 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây do nhiều...