Thúc đẩy hợp tác tài chính để nâng cấp quan hệ song phương Việt Nam – New Zealand
Sáng nay 29/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Grant Robertson – Bộ trưởng Bộ Tài chính New Zealand nhân dịp Bộ trưởng có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hai Bộ trưởng trao đổi tại buổi tiếp.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chào mừng ông Grant Robertson đến thăm và làm việc với Bộ Tài chính và mong muốn trên cương vị của mình, luôn ủng hộ Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng đánh giá cao những bước phát triển đáng ghi nhận của quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam và New Zealand sau hơn 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Cũng theo lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam, hiện nay, 2 bên còn nhiều tiềm năng phát triển do đều tham gia các Hiệp định thương mại quan trọng như ASEAN – Australia – New Zealand, CPTPP.
Trên thực tế, New Zealand đang là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của New Zealand. Tại các diễn đàn đa phương, hai quốc gia tiếp tục củng cố hợp tác tài chính trong khung khổ Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) va đang nỗ lực để có thể kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ASEAN với 6 đối tác (RCEP).
“Bộ Tài chính Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – New Zealand đi vào chiều sâu, thực chất và hướng tới quan hệ đối tác chiến lược trong thời gian tới” – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Chia sẻ về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới, Bộ trưởng khẳng định để duy trì đà tăng trưởng trong ngắn hạn và phát triển các động lực tăng trưởng mới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố các nền tảng để đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường thế giới, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đảm bảo duy trì lạm phát trong phạm vi đề ra, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế, phát triển đồng bộ thị trường tài chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Về vấn đề thực thi Hiệp định CPTPP, Bộ trưởng cho biết, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 đối với Việt Nam. Ngày 26/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP và hàng hóa đủ điều kiện áp dụng ưu đãi CPTPP được thực hiện hồi tố trở lại từ ngày 14/1/2019 là thời điểm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam.
Video đang HOT
Buổi tiếp có sự tham dự của các quan chức cao cấp thuộc 2 Bộ Tài chính.
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng đê nghi Bô Tài chính New Zealand tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính Việt Nam xây dựng các nội dung hợp tác thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và lợi thế của từng bên, hướng tới ký kết Biên ban ghi nhơ hơp tac tai chinh giữa Bô Tai chinh hai bên, làm cơ sở nền tảng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Chính phủ New Zealand tiếp tục tăng cường viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt thông qua hình thức viện trợ theo phương thức hỗ trợ ngân sách để tăng tính chủ động của Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ.
Vê hơp tac đa phương, đê nghi 2 Bộ Tài chính tăng cương trao đôi, phôi hơp trên cac diên đan đa phương.
Bày tỏ ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây, Bộ trưởng Tài chính New Zealand cho rằng: Việt Nam là một ví dụ điển hình của nền kinh tế đang phát triển. Do vậy, New Zealand rất mong muốn được có nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa với Việt Nam trong thời gian tới.
Năm 2020 là năm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và New Zealand, đồng thời cũng là năm Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN, theo ông Grant Robertson, đây là thời điểm quan trọng để củng cố hợp tác tài chính 2 nước.
“Năm sau là năm tốt để nâng cấp mối quan hệ hợp tác song phương lên thành đối tác chiến lược giữa hai nước” – lãnh đạo Bộ Tài chính New Zealand khẳng định.
Hồng Vân
Theo HQ Online
Đề xuất lương cơ sở tăng lên mức 1,6 triệu đồng/tháng vào năm 2020
Theo đề xuất của Chính phủ, năm 2020 lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng (thêm 110.000 đồng/tháng).
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội nghe báo cáo ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020; nghe Tờ trình về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình
Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng biết: về thu, tổng thu trong 5 năm 2016-2020, ước đạt 6,8 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước đạt 24,4% GDP, vượt kế hoạch là 23,5% GDP, trong đó có từ thuế, phí, xấp xỉ 21% theo kế hoạch.
Năm 2019, chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể là 55.000 tỷ đồng. Chi thường xuyên các lĩnh vực sự nghiệp khác, dự toán là 197.700 tỷ đồng. Dự toán chi ngân sách trung ương là 14.600 tỷ đồng để bố trí cho các cơ quan trung ương và hỗ trợ các địa phương khó khăn, chưa cân đối được nguồn cải cách tiền lương và tinh giản biên chế.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, việc thu và chi ngân sách chưa thực sự hiệu quả.
Cụ thể, theo Bộ trưởng: "Còn hiện tượng thất thu, trốn thuế, quản lý thu từ tiền đất, tài sản công còn bất cập. Về chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại chi đầu tư công chưa thực sự hiệu quả, phân bổ còn dàn trải, triển khai kế hoạch đầu tư công còn chậm. Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước ước vượt kế hoạch 2 triệu tỷ đồng, nhưng số vượt là của ngân sách địa phương tăng 300 nghìn tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương còn nhiều khó khăn. Lũy kế dự toán chi của ngân sách trung ương 5 năm đạt 967.000 tỷ đồng. Sau khi dự kiến bổ sung thêm từ nguồn tăng thu trung ương 2018-2020 khoảng 33.000 tỷ đồng thì dự kiến còn thiếu 120.000 tỷ đồng, cơ bản bằng 10% dự phòng đầu tư công trung hạn".
Quốc hội nghe báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020...
Trong các đề xuất của Chính phủ, đáng chú ý là việc đề xuất tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng, tức tăng thêm 110.000 đồng/tháng. Nếu đề xuất được Quốc hội thông qua thì đây sẽ là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây.
Thẩm tra báo cáo, về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Có ý kiến cho rằng, cần cân nhắc việc tăng lương vì có thể làm cho chi ngân sách Nhà nước mang tính chất chi tiêu dùng nhiều hơn chi đầu tư phát triển, khi phải dùng 50% nguồn tăng thu so với dự toán của ngân sách địa phương và 40% tăng thu của ngân sách Trung ương cho cải cách tiền lương.
Một số ý kiến còn đề nghị tăng phụ cấp công vụ, vì từ năm 2012 đến nay vẫn giữ nguyên là 25%; đề nghị dành một phần nguồn lực để tăng lương cho các đối tượng hưởng lương hưu trước năm 1993, vì mức thu nhập của các đối tượng này khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội.
Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
Báo cáo thẩm tra cũng cho biết, mặc dù ước thu ngân sách nhà nước năm 2019 là năm thứ tư vượt dự toán, nhưng còn chưa chắc chắn. Một số địa phương là trọng điểm thu ngân sách nhà nước lại có tiến độ thu chậm, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Chính phủ lưu ý chỉ đạo thực hiện biện pháp quyết liệt để thực hiện các vấn đề này trong công tác thu ngân sách nhà nước từ nay đến cuối năm.
Cũng trong buổi chiều nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình về việc xin gia hạn sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.
Năm 2015, cả nước có 38 tỉnh, thành phố và Bộ Quốc phòng có kết dư quỹ khám chữa bệnh với tổng số gần 5.840 tỷ đồng. Theo Luật bảo hiểm y tế, 20% số tiền kết dư này là trên 1.160 tỷ đồng được để lại cho địa phương sử dụng vào việc hỗ trợ quỹ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 518,4 tỷ đồng đã quá thời hạn thanh toán sau 12 tháng của 11 địa phương và đề nghị Quốc hội cho phép được kéo dài thời hạn sử dụng kinh phí đến năm 2020.
Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày nêu rõ nếu không cho phép kéo dài và thu hồi số kinh phí này về quỹ dự phòng sẽ dẫn đến các địa phương không có nguồn để tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết, cũng như các địa phương phải bồi thường thiệt hại cho đơn vị cung cấp hợp đồng.
"Trên cơ sở của ý kiến đa số, Ủy ban Tài chính ngân sách cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ kiến nghị đưa nội dung này vào nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 8. Cho phép 11 tỉnh, thành phố được kéo dài thời gian thanh toán các khoản mua trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển người bệnh từ nguồn 20% kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020, tổng số tiền là 518.389 triệu đồng. Sau thời điểm này, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán vào quỹ dự phòng để điều tiết chung theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế", ông Nguyễn Đức Hải nêu rõ.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội nghe Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước và Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn./.
Theo Nguyên Nhung - Lại Hoa/VOV1
Nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến về 9 dự án luật khác nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện...