Thúc đẩy hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam – Nhật Bản
Sáng 30-6, trong chương trình thăm tỉnh Wakayama, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp ông Nikai Toshihiro, Tổng Thư ký đảng Tự do dân chủ (LDP), Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam và dự Lễ hội hoa sen Nhật Bản – Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ hội hoa sen Nhật Bản – Việt Nam
Tăng cường hợp tác giữa các địa phương
Tại buổi tiếp, ông Nikai Toshihiro cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam đến Nhật Bản du lịch, học tập, làm việc. Người dân Nhật Bản nói chung và tỉnh Wakayama nói riêng luôn vui mừng chào đón nhân dân Việt Nam đến Nhật Bản, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam cho rằng hoạt động ngoại giao nhân dân, giao lưu, trao đổi văn hóa và nhất là các chương trình, dự án hợp tác giữa các địa phương cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ 2 nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Ông Nikai Toshihiro đề nghị thời gian tới, 2 nước tăng cường trao đổi các “đại sứ trẻ” nhằm tăng cường giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Nhấn mạnh đến sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn những tình cảm, đóng góp của ông Nikai Toshihiro và Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam đã dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo mọi điều kiện thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương 2 nước, trong đó có tỉnh Wakayama với các địa phương của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp – một thế mạnh của tỉnh Wakayama.
Video đang HOT
Thủ tướng đề nghị ông Nikai Toshihiro và lãnh đạo tỉnh Wakayama tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy Chính phủ, Quốc hội Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam; thường xuyên duy trì các hoạt động trao đổi đoàn; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư với Việt Nam. Thủ tướng cũng mong muốn phía Nhật Bản quan tâm hơn nữa đến các hoạt động hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tại Việt Nam.
Nhiều nét tương đồng
Dự Lễ hội hoa sen Nhật Bản – Việt Nam tại TP Kinokawa, tỉnh Wakayama, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các hoạt động giao lưu hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản bắt đầu từ hơn 1.000 năm trước, được xây dựng vun đắp qua nhiều thế hệ. Giữa đất nước và người dân Nhật Bản – Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa, truyền thống, người dân cần cù, chăm chỉ và trung dũng, kiên cường. Từ thế kỷ 16-17, rất nhiều thương thuyền của người Nhật đã cập cảng Hội An – một thương cảng quốc tế phồn vinh ở miền Trung Việt Nam và giờ đây là điểm đến yêu thích của đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Cùng với đó, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng được phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện và đã được nâng tầm lên Đối tác chiến lược sâu rộng, vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á. Thủ tướng nêu rõ, cùng với sự phát triển của quan hệ 2 nước, sự giao lưu hợp tác giữa các địa phương 2 nước, trong đó có tỉnh Wakayama, cũng đang phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ cho nhau, nhất là trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp theo mô hình phát triển bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân trồng cây lưu niệm tại Lễ hội hoa sen Nhật Bản – Việt Nam
Thủ tướng nhắc lại câu ca dao của người dân Việt Nam về hoa sen: “Hoa sen sao khéo giữ màu, nắng nồng không nhạt, mưa dầu không phai” để chúc cho Lễ hội hoa sen Nhật Bản – Việt Nam thành công tốt đẹp cũng như tình hữu nghị, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, quan hệ giữa tỉnh Wakayama và các địa phương Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, tinh thần sâu sắc, thắm màu, không phai. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng ông Nikai Toshihiro đã cùng trồng cây hoa anh đào ở TP Kinokawa.
Trưa cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới sân bay quốc tế Kansai, rời Osaka, lên đường về nước dự lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Dự kiến, sau lễ ký trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
MINH CHÂU tổng hợp
Theo SGGP
Đa số người dân Đức muốn liên minh cầm quyền của Thủ tướng A. Merkel tiếp tục lãnh đạo
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, một cuộc khảo sát công bố ngày 10/6 cho thấy, mặc dù liên minh cầm quyền giữa liên đảng Liên minh dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ xã hội (SPD) đang có dấu hiệu "chao đảo", nhưng đa số người dân Đức muốn liên minh tiếp tục lãnh đạo đất nước đến năm 2021.
Chủ tịch Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Annegret Kramp-Karrenbauer (trái, phía xa), Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ 2, trái) và Chủ tịch Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) Markus Soeder (phải, phía xa) tại một hội nghị ban lãnh đạo liên đảng ở Berlin ngày 25/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc thăm dò của Trendbarometer do các đài truyền hình tư nhân RTL và N-TV của Đức thực hiện cho thấy hơn 30% số người tham gia muốn liên minh cầm quyền kết thúc nhiệm kỳ. Trong khi đó, 59% số người được hỏi tin rằng liên minh CDU/CSU và SPD nên tiếp tục cầm quyền đến hết nhiệm kỳ vào năm 2021 và 8% số người được hỏi không đưa ra sự lựa chọn rõ ràng.
Cuộc thăm dò có sự tham gia của 1.003 người, bao gồm những người ủng hộ các đảng cầm quyền và đảng đối lập. Những người ủng hộ đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo chủ nghĩa dân túy chủ yếu đưa ra lựa chọn muốn liên minh cầm quyền chấm dứt quyền lực. Trong khi đó, 40% cử tri đảng Xanh - chính đảng vốn đạt được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) ngày 26/5, tin rằng liên minh CDU/CSU và SPD nên từ bỏ vị trí lãnh đạo. Ngay cả trong số các thành viên của đảng cánh tả, 49% ý kiến muốn liên minh lớn tan rã. Phần lớn các cử tri thuộc đảng Dân chủ Tự do (FDP) ủng hộ việc duy trì liên minh, chỉ 38% cho rằng liên minh sẽ chấm dứt.
Với câu hỏi trong trường hợp liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel tan rã, 53% số người được hỏi tin rằng lựa chọn tốt nhất là tổ chức một cuộc bầu cử mới. Chưa đến 25% số người được hỏi ủng hộ một liên minh mới, gồm liên minh bảo thủ của bà Merkel, đảng Xanh và FDP.
Trong các cuộc bầu cử quan trọng gần đây, các đảng cầm quyền của Đức, nhất là SPD đang phải hứng chịu nhiều thất bại khiến nhiều người suy đoán rằng chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel có thể sụp đổ.
SPD hiện đang trong quá trình tìm kiếm lãnh đạo đảng mới sau khi bà Andrea Nahles (An-đrê-a Na-lét) từ chức. Nhiều nhà quan sát tin rằng một nhà lãnh đạo mới sẽ đưa đảng này thoát khủng hoảng và nỗ lực tái khẳng định bản sắc chính trị của mình.
Thanh Bình (TTXVN)
Theo Tintuc
Chính phủ Đức vẫn ổn định dù liên minh cầm quyền rơi vào khủng hoảng Ngày 4/6, Chủ tịch đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Annegret Kramp-Karrenbauer khẳng định cuộc khủng hoảng nội bộ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của Chính phủ cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đồng thời cảnh báo CDU sẽ không tuân theo các yêu cầu từ phía SPD....