Thúc đẩy giải pháp chính trị xử lý khủng hoảng Kosovo
Cộng đồng quốc tế nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng ở vùng lãnh thổ Kosovo, trong bối cảnh mâu thuẫn âm ỉ nhiều năm qua giữa người Albania và người gốc Serbia tăng nhiệt sau các cuộc bầu cử địa phương.
Trong nỗ lực ngoại giao quốc tế mới nhất nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Kosovo, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) tại Moldova ngày 1/6 tiến hành một phiên họp riêng về tình hình vùng lãnh thổ này và nhất trí yêu cầu các bên giảm leo thang, đối thoại để hóa giải mâu thuẫn, Euractiv đưa tin.
Quan chức phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrels cùng ngày đã có các cuộc gặp với Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Vjosa Osmani để gửi thông điệp thống nhất của EU, đồng thời lên án tình trạng bạo lực tại Kosovo. Ông Borrels cảnh báo, “nếu các bên không giảm leo thang, điều đó sẽ dẫn đến hậu quả trong quan hệ” với EU, nhưng không nêu chi tiết những hậu quả đó. Khi trao đổi với người đứng đầu cơ quan hành pháp Kosovo Albin Kurti ngày 31/5, ông Borrels từng nhấn mạnh: “Tình hình hiện tại rất nguy hiểm và không bền vững”. “Chúng ta cần giảm leo thang khẩn cấp và một giải pháp thông qua đối thoại để thực hiện các thỏa thuận đã đạt được”, quan chức EU nêu rõ.
Một chiếc xe bị thiêu rụi trong biểu tình ở Kosovo. Ảnh: Reuters
Một số hãng tin châu Âu cho biết thêm, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng có kế hoạch đối thoại với lãnh đạo Serbia và Kosovo để tìm cách đưa các bên trở lại tiến trình đàm phán giải quyết bất đồng. Đức, Pháp, Italy, Anh và Mỹ trước đó ra thông cáo chung đề nghị chính quyền ở Kosovo cần chủ động giảm leo thang căng thẳng. Anadolu ngày 31/5 dẫn lời ông Macron một lần nữa cho rằng, chính quyền Kosovo “phải chịu trách nhiệm về tình hình hiện tại, khi họ không tuân thủ các thỏa thuận quan trọng đạt được cách đây vài tuần”. Đầu tháng 5/2023, lãnh đạo Serbia và Kosovo đã có cuộc đàm phán quan trọng do EU làm trung gian nhằm tiến gần hơn tới khả năng bình thường hóa quan hệ.
Video đang HOT
Kosovo rộng gần 11.000km, có dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó người gốc Albani chiếm 90% và người gốc Serbia chiếm hơn 5%, chủ yếu sinh sống ở phía Bắc. Gần 9 năm từ thời điểm lực lượng Serbia bị đẩy lùi khỏi Kosovo sau chiến dịch không kích quy mô lớn của NATO năm 1999 (Serbia khi đó là một thực thể thuộc Liên bang Nam Tư), chính quyền Kosovo tháng 2/2008 tuyên bố độc lập, nhưng không được Serbia, Liên Hợp Quốc (LHQ), Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia công nhận.
Đợt căng thẳng mới nhất giữa Serbia và Kosovo bùng phát tuần trước khi cảnh sát Kosovo đột kích các khu vực đông người Serbia sinh sống ở miền Bắc và kiểm soát các tòa nhà chính quyền địa phương để đưa các thị trưởng người Albania nhậm chức thay thế các quan chức gốc Serbia. Các quan chức đó được chọn trong các cuộc bầu cử địa phương mà người gốc Serbia tẩy chay, kéo theo các cuộc biểu tình. Tình hình leo thang khi đụng độ xảy ra giữa người gốc Serbia và cảnh sát địa phương cũng như lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo do NATO dẫn đầu (KFOR) khiến hàng chục người biểu tình và 30 binh sĩ NATO bị thương. Ở bên kia ranh giới, Serbia tuyên bố đặt quân đội trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và cảnh báo sẽ hành động nếu người gốc Serbia ở Kosovo bị đàn áp bạo lực, dấy lên lo ngại về cuộc xung đột mới ở Kosovo. Ngày 30/5 vừa qua, khối quân sự NATO thông báo họ sẽ triển khai thêm 700 binh sĩ đến Kosovo. KFOR hiện có khoảng 4.000 binh sĩ hiện diện ở Kosovo.
Để gây sức ép với chính quyền Kosovo, Mỹ ngày 30/5 có bước đi cứng rắn bất ngờ khi quyết định loại Kosovo khỏi một cuộc tập trận chung do Washington dẫn đầu. Trong tuyên bố mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chỉ trích người đứng đầu cơ quan hành pháp Kosovo Albin Kurti về quyết định bổ nhiệm một loạt thị trưởng người sắc tộc Albani tại những khu vực có đông người Serbia sinh sống và “làm gia tăng căng thẳng không cần thiết” kéo theo xung đột bạo lực thời gian qua.
Nga, một đồng minh thân cận của Serbia, cũng kêu gọi các bên có bước đi kiên quyết để hạ nhiệt căng thẳng, cho rằng phương Tây cần hành động quyết liệt hơn nữa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh thì đề nghị NATO tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Serbia cũng như “thực sự” thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Balkan. Từ Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải mâu thuẫn ở Kosovo, nhấn mạnh cách duy nhất để thiết lập hòa bình và ổn định lâu dài là thông qua đối thoại. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic ngày 31/5 cũng phát tín hiệu tích cực khi cho biết, ông tin tưởng vào đối thoại và giải pháp chính trị cho căng thẳng ở Kosovo. Ông Milos Vucevic sau đó xác nhận đã có các cuộc tiếp xúc với đại sứ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Nga và Trung Quốc thảo luận về tình hình Kosovo.
Xung đột Nga - Ukraine 'lan sang' Moldova
Một loạt sự kiện đáng lo ngại làm dấy lên nguy cơ về việc Moldova bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa các nước láng giềng.
Moldova đang chịu tác động lớn từ cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: ibtimes.com
Trang tin Euronews.com ngày 30/11 dẫn báo cáo của Chính phủ Moldova cho biết, một tên lửa của Nga đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ rơi xuống ngôi làng ở phía Bắc Moldova đầu tuần này.
Theo Bộ Nội vụ Moldova, tên lửa trên rơi xuống khu vực Naslavcea, sát biên giới Ukraine, dù không gây ra thương vong nhưng một số ngôi nhà bị hư hại.
Đây là sự kiện mới nhất từ cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng tới Moldova và nó khiến một số người lo sợ những sự cố có thể xảy ra tiếp theo. Ba tuần trước, Moldova cho biết các tên lửa hành trình của Nga nhắm vào Ukraine đã bay qua không phận nước này và họ đã triệu đại sứ Nga để yêu cầu giải thích.
Tuần trước, quốc gia Moldova nhỏ bé ở Đông Âu đã bị mất điện trong hai giờ sau khi tên lửa của Nga tấn công một số mục tiêu cơ sở hạ tầng ở Ukraine.
Moldova, một quốc gia không giáp biển nằm giữa Romania và Ukraine, là nước nghèo nhất châu Âu và hiện đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng đang tấn công lục địa này. Cuộc xung đột ở Ukraine chỉ làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế vốn đã khó khăn của nước này, đe dọa gây bất ổn cho Moldova.
Vào tháng 4, một loạt vụ nổ ở khu vực Transnistria được các quan chức tình báo Moldova coi là một nỗ lực tiềm ẩn nhằm đẩy nước này vào hỗn loạn. Vào tháng 7 và tháng 8, một số lời đe dọa đánh bom giả cũng đã được báo cáo ở nước này và vào tháng 10, các mảnh vỡ tên lửa đã rơi xuống một ngôi làng biên giới ở Moldova.
Nước này sau đó đã bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện lớn sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, vì hệ thống năng lượng của Moldova được kết nối với lưới điện của Ukraine.
"Xung đột đang gây nguy hiểm cho việc cung cấp điện và khí đốt. Chúng tôi không chắc có thể tìm đủ số lượng để sưởi ấm và thắp sáng cho các hộ gia đình hay không. Điều này có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh xã hội của chúng tôi", Tổng thống thân phương Tây của Moldova Maia Sandu nói.
Theo nhà sử học Igor Casu, Phó Giáo sư tại Đại học Quốc gia Moldova ở Chisinau, mối quan hệ hiện tại giữa nước này và Nga đang ở mức thấp kỷ lục kể từ năm 1991. Mặc dù Moldova tuyên bố tình trạng trung lập liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine khi không gửi viện trợ quân sự, nhưng lại ủng hộ tích cực cho Ukraine. Moldova đã tiếp nhận khoảng 200.000 người Ukraine sơ tán kể từ khi xung đột nổ ra, một con số khổng lồ đối với một quốc gia có tổng dân số 3,5 triệu người.
Gần đây, do sự ủng hộ của Moldova đối với Kiev, Moskva đã quyết định trừng phạt nước này, giảm 30% lượng khí đốt cung cấp cho Moldova vào ngày 1/10 và tuyên bố giảm thêm đến 56,5% vào ngày 1/12.
Vì Moldova là quốc gia châu Âu duy nhất phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga nên quyết định này của Điện Kremlin đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế của họ. Kể từ đó, Moldova đã chọn giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp của công ty năng lượng Nga Gazprom, nhưng các nhà cung cấp năng lượng khác lại bán với giá cao hơn Gazprom.
Quốc hội Triều Tiên thông qua luật ứng phó với các cuộc khủng hoảng khẩn cấp Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 7/10 đưa tin Ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA - Quốc hội Triều Tiên) đã thông qua luật ứng phó với các cuộc khủng hoảng khẩn cấp trong các lĩnh vực như y tế và thiên tai, đảm bảo mua sắm vật tư dự trữ, cung cấp lực lượng...