Thúc đẩy đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và vùng Nice Côte d’Azur
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 2/5 tại Phòng Thương mại và Công nghiệp (CCI) Nice Côte dAzur đã diễn ra buổi Tọa đàm thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và các doanh nghiệp vùng Nice Côte dAzur.
Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nice của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng.
Ông Christophe Gamon, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế của Nice Côte dAzur và Đại sứ Đinh Toàn Thắng, đồng chủ tịch buổi Tọa đàm thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và các doanh nghiệp vùng Nice Côte dAzur.
Dưới sự đồng chủ trì của ông Christophe GAMON, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế của Nice Côte dAzur và Đại sứ Đinh Toàn Thắng, buổi tọa đàm được tổ chức với sự phối hợp của CCI Nice Côte dAzur, Team France Export, cùng các đại diện đầu tư và thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
Tọa đàm kinh tế không chỉ thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo doanh nghiệp Pháp tại vùng Nice Côte dAzur mà còn có sự tham dự của một số đại diện doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện các hoạt động đầu tư thương mại tại Pháp, trong đó điển hình là Tập đoàn FPT.
Tọa đàm doanh nghiệp tại CCI Nice Côte dAzur lần này cũng là một trong những sự kiện trao đổi kinh tế đầu tư trực tiếp song phương đầu tiên được thực hiện tiếp nối sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Pháp vào tháng 11/2021. Sự kiện nhằm mục đích đánh thức tiềm năng, tạo thêm các cơ hội hợp tác, kết nối cho doanh nghiệp hai nước tại vùng Nice Côte dAzur trong các lĩnh vực đầu tư và thương mại.
Video đang HOT
Tại buổi tọa đàm, doanh nghiệp hai nước đã được nghe các đại diện đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam tại Pháp, Cơ quan Hải quan Pháp cung cấp các thông tin cụ thể và hữu ích về môi trường và các chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam, cơ hội và tiềm năng cho hoạt động xuất nhập khẩu hai nước Pháp – Việt Nam, các quy định và lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng phát biểu tại buổi Tọa đàm thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và các doanh nghiệp vùng Nice Côte dAzur. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/P/v TTXVN tại Pháp
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại sứ Đinh Toàn Thắng cho rằng sự hiện diện của đông đảo doanh nghiệp tại Nice là minh chứng rõ nét cho mong muốn hợp tác kinh tế giữa hai nước nói chung và khu vực Nice Côte dAzur nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ hai nước đang dần mở cửa trở lại sau những làn sóng ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 trong hai năm qua.
Pháp hiện là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam tại EU với hơn 3,6 tỷ USD tổng vốn đăng ký, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và bất động sản. Tuy nhiên, Pháp có nhiều lợi thế trong các lĩnh vực viễn thông, năng lượng tái tạo, môi trường, y sinh, công nghiệp chế tạo, nông sản, cơ sở hạ tầng và logistics. Đây là những lĩnh vực rất phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Kết quả hợp tác kinh tế song phương tuy đáng khích lệ nhưng Đại sứ cho rằng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên. “Với quá trình hội nhập quốc tế và hành lang pháp lý ngày càng đồng bộ, kết hợp với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và quyết tâm của Chính phủ, tôi tin rằng trong thời gian tới, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nói chung và với thành phố Nice Côte dAzur nói riêng sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ, cả về đầu tư cũng như số lượng và chất lượng”, Đại sứ nhấn mạnh và cam kết “sẽ nỗ lực phát huy vai trò là cầu nối giữa hai nước, đồng hành cùng các đối tác khu vực để hợp tác phát triển bền vững, hướng tới thành công và hiệu quả”.
Tọa đàm thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và các doanh nghiệp vùng Nice Côte dAzur, ngày 2/5 tại Nice. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/P/v TTXVN tại Pháp
Các doanh nghiệp Pháp đã đặt nhiều câu hỏi và chia sẻ những quan tâm và mong muốn phát triển thị trường tại Việt Nam đối với một số dự án về nông nghiệp sạch, các dự án có tính đổi mới sáng tạo, hợp tác trong lĩnh vực bệnh viện, dược phẩm, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, du lịch…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai bên đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và niềm tin đối với những cơ hội hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát, đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt là những đột phá, mở cửa về thể chế, chính sách. Cùng với đó là những tín hiệu tốt về tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương hai nước không ngừng gia tăng; quan hệ hợp tác, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước cũng đang ngày càng phát triển tích cực.
Cổ phiếu 'họ' FLC đồng loạt phá trần
Nhóm cổ phiếu "họ" FLC gây bất ngờ khi đồng loạt tăng trần, trong bối cảnh sắc xanh áp đảo trên thị trường, hàng loạt mã đua nhau bứt phá.
Mở cửa phiên giao dịch chứng khoán ngày 4/4, thị trường hưng phấn khi hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu tăng giá. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu "họ" FLC đã tăng mạnh sau nhiều phiên nằm sàn. Cụ thể: HAI (Nông dược H.A.I), AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone), KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS), ART (Chứng khoán BOS), ROS (Xây dựng FLC Faros), FLC (FLC Group) liên tục tăng trần, khối lượng giao dịch khá lớn.
Lúc 11h, mã FLC đứng mức 11.600 đồng/cổ phiếu, tăng trần 6,9%; mã ROS tăng 6,9% lên 7.400 đồng/cổ phiếu; mã KLF tăng 9% lên 6.000 đồng/cổ phiếu; mã AMD tăng 6,9% lên 6.130 đồng/cổ phiếu; mã ART tăng 9% lên 9.600 đồng/cổ phiếu; mã HAI tăng 6,9% lên 5.820 đồng/cổ phiếu.
Thanh khoản của các cổ phiếu này cũng khá mạnh, hàng chục triệu đơn vị đã được khớp lệnh. Theo đó, khối lượng giáo dịch của FLC là hơn 12 triệu đơn vị, ROS hơn 13 triệu, KLF hơn 5 triệu, AMD gần 3 triệu, ART gần 2,5 triệu, HAI hơn 2,35 triệu.
Nhận định về diễn biến biến của nhóm cổ phiếu liên quan FLC, một chuyên gia chứng khoán cho rằng trong khi động lực tăng trưởng của các cổ phiếu này chưa rõ rệt nhà đầu tư vẫn nên thận trọng.
Ảnh minh họa: VnReview
Diễn biến thị trường thăng hoa khiến VN-Index tăng 9,8 điểm lên 1.526 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 312 triệu cổ phiếu, trị giá trên 10 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 261 mã tăng, 156 mã giảm và 67 mã đi ngang.
HNX-Index tăng 5,41 điểm lên 459,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 43,3 triệu cổ phiếu, trị giá 1.262 tỷ đồng. Toàn sàn có 124 mã tăng, 84 mã giảm và 46 mã đi ngang.
UPCoM-Index tăng 0,11 điểm lên 117,3 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 40 triệu cổ phiếu, trị giá 893 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với nhịp điệu tăng điểm vẫn được duy trì khi kết thúc phiên giao dịch phiên cuối tuần trước, quán tính tăng điểm của thị trường có thể sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo và giúp VN-Index tiệm cận vùng cản 1.530 - 1.535 điểm.
Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Tự hào có đàn bò sữa cho sản lượng bình quân cao nhất nước Nga Tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Nga, doanh nhân Thái Hương chia sẻ lý do Tập đoàn TH chọn Nga để triển khai dự án sữa 2,7 tỷ USD cũng như những điểm mạnh chắc chắn đưa đến thành công vang dội cho dự án này. Nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, chiều 1/12...