Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tạo môi trường hòa bình cho phát triển
Đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập, Liên hợp quốc (LHQ) – tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh một lần nữa lên tiếng kêu gọi củng cố chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh hợp tác quốc tế đang bị thách thức nghiêm trọng bởi xu thế đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.
Việt Nam tích cực tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan
Thời điểm thử thách với chủ nghĩa đa phương
Với chủ đề “Tương lai mà chúng ta mong muốn, LHQ mà chúng ta cần: tái khẳng định cam kết chung đối với chủ nghĩa đa phương”, phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ đã ra tuyên bố nhấn mạnh rằng các thách thức mà thế giới đang phải đối mặt có mối liên hệ với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua hợp tác đa phương, vốn đóng vai trò cần thiết trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực tái thiết một thế giới công bằng hơn, có sức chống chịu tốt hơn và bền vững hơn.
Chủ nghĩa đa phương là một trong những khái niệm góp phần định hình các mối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Là hình thức hợp tác sâu rộng giữa nhiều quốc gia dân tộc, dựa trên các giá trị cốt lõi của sự bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi, cam kết vì mục đích chung, chủ nghĩa đa phương được đánh giá là mô hình quan hệ quốc tế đem lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên, góp phần làm nên một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Chỉ xét riêng trong lĩnh vực kinh tế, kể từ khi hệ thống quản lý tài chính và tiền tệ đa phương mang tên Bretton Woods được thiết lập cách đây 76 năm, các nước đều theo đuổi hàng hóa toàn cầu, tạo điều kiện phát triển cả hệ thống thương mại quốc tế và mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu. Chính sự tiếp cận đa phương này đã làm cho dòng chảy tự do của thương mại, đầu tư mạnh hơn, giúp nhiều nước thoát khỏi đói nghèo và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng trên thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chủ nghĩa đa phương đối mặt với nhiều thách thức do tác động của chính trị cường quyền, chủ nghĩa dân túy, suy giảm cam kết chính trị, chủ nghĩa thực dụng… Những thách thức này chủ yếu đến từ một hoặc một số thành tố trong cộng đồng quốc tế có quan điểm, hành động khác biệt với phần còn lại, thậm chí là có tính đối kháng, đi ngược với xu hướng hợp tác quốc tế, đa phương toàn cầu.
Video đang HOT
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những quyết định khiến cộng đồng quốc tế đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ông Donald Trump đã đưa nước Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), rút Mỹ khỏi Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO), đưa Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, rồi Hiệp định di trú toàn cầu… Điều này làm cho những tổ chức theo xu hướng hợp tác đa phương ngày càng trở nên suy yếu.
Đại dịch toàn cầu Covid-19 càng cho thấy tinh thần đa phương đã bị xói mòn nghiêm trọng thế nào. Trước sự tàn phá của đại dịch, thế giới trông chờ các tổ chức đa phương nhanh chóng đưa ra những giải pháp mang tính quốc tế, nhằm giúp các quốc gia thành viên có chiến lược thống nhất, cùng nhau hạn chế sự lây lan của virus và giảm thiểu hậu quả của dịch bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nước đã phải đơn phương chống dịch, mà điển hình nhất là câu chuyện Italy bị Liên minh châu Âu (EU) “bỏ rơi” vào thời khắc sinh tử khi phải oằn mình chống chọi với Covid-19.
Những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong những năm gần đây cũng cho thấy hậu quả nghiêm trọng thế nào với hòa bình và an ninh của khu vực bởi những tham vọng chủ quyền đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Điều này đặt ra yêu cầu về sự cần thiết của các cơ chế đa phương như Hội nghị cấp cao Đông Á, ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)… giúp giảm bớt căng thẳng và đối đầu.
Chủ nghĩa đa phương – cách duy nhất định hình tương lai thế giới
Chưa bao giờ chủ nghĩa đa phương lại phải đối diện với thách thức nghiêm trọng như thế này. Thế nhưng, quá khứ cho thấy trong một thế giới đầy biến động, không một quốc gia riêng lẻ nào có đủ nguồn lực và uy tín để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Thế giới sẽ phải đương đầu với nhiều nguy cơ nếu như chủ nghĩa đơn phương lấn át chủ nghĩa đa phương. Đó là sự phân hóa, chia rẽ giữa các quốc gia và sự bất lực trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu.
Theo Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, tương lai của chúng ta phụ thuộc vào sự đoàn kết. Chúng ta phải xây dựng lại niềm tin đã đổ vỡ và chúng ta phải thúc đẩy các dự án đa phương. Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker thì cho rằng, cách tiếp cận đa phương cần được duy trì, đó là cách duy nhất chúng ta định hình tương lai của thế giới.
Điều trước hết để củng cố chủ nghĩa đa phương là nâng cao vai trò của LHQ, tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu. Sự tham gia kém nhiệt tình của các nước lớn vào các vấn đề toàn cầu đang là thách thức lớn đối với vai trò của LHQ. Vì thế, LHQ phải làm sao xây dựng được một khuôn khổ để hợp tác đa phương mang lại lợi ích cho tất cả các bên, phải cải tổ để trở thành một thể chế đa phương hiệu quả, dẫn dắt xu hướng hợp tác toàn cầu.
Kể từ khi chính thức gia nhập LHQ ngày 20-9-1977, trong hơn 40 năm qua, Việt Nam đã đóng góp chủ động, tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của LHQ. Việt Nam luôn đề cao vai trò của LHQ và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế.
Trong vai trò thành viên Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đặt ưu tiên trong hoạt động của mình tại các tổ chức này là tăng cường hơn nữa vai trò của chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, thúc đẩy giải quyết những vấn đề toàn cầu, những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Với vai trò, kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể đóng góp hiệu quả vào giải quyết các vấn đề như xung đột, xử lý hậu quả chiến tranh, xóa đói giảm nghèo…
Tích cực tham gia xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới cũng chính là đảm bảo một môi trường hòa bình cho Việt Nam, thuận lợi cho phát triển đất nước. Đó cũng là cách để chúng ta nâng cao uy tín đất nước, tạo sự hậu thuẫn của bè bạn, cộng đồng quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, ngăn chặn âm mưu lợi dụng sức mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.
Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập
Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonito Guterres phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Liên hợp quốc ngày 21/9 (giờ bờ Đông của Mỹ) đã ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức toàn cầu lớn nhất này, trong đó khẳng định các thách thức của thế giới đều liên quan mật thiết với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống đa phương mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.
Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung của nhân loại.
Tuyên bố nêu rõ đại dịch COVID-19, thách thức toàn cầu lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc, không chỉ gây nên sự chết chóc mà còn khiến cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế, gia tăng tình trạng đói nghèo, bất an và không có ai không bị ảnh hưởng.
Nhưng chính đại dịch cũng nhắc nhở tất cả nhân loại rằng mọi người đều kết nối với nhau, có tác động tương hỗ tới nhau và vì vậy, cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và xây dựng năng lực đối phó với nhiều thách thức hơn nữa trong tương lai.
Tuyên bố khẳng định sự cần thiết của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh nhân loại đang vươn tới một thế giới bình đẳng hơn và phát triển bền vững hơn. Thế giới cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro và khiến các hệ thống xã hội thích nghi tốt hơn với những thách thức, bất trắc.
Mặt khác, thế giới cần nhanh chóng phát triển và sản xuất các loại vắcxin mới, thuốc men và trang thiết bị y tế cần thiết, cũng như đảm bảo mọi người dân trên thế giới đều có quyền tiếp cận những loại thuốc và trang thiết bị này.
Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ lấy làm tiếc không có đủ giải pháp đa phương cho những thách thức toàn cầu.
Ông khẳng định các nước cần hợp tác với nhau và thế giới cần có hệ thống đa phương mà ở đó, Liên hợp quốc cùng các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức khu vực và tổ chức thương mại hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với nhau.
Ông nhấn mạnh thế giới cần có hệ thống đa phương bao trùm, không chỉ dựa trên xã hội dân sự, các doanh nghiệp, chính phủ mà cả giới trẻ trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, tuyên bố của Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công nghệ kỹ thuật số bởi đây là yếu tố thiết yếu để có thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 mà Liên hợp quốc đã đề ra.
Dự kiến, khoảng 180 nguyên thủ các nước trong ngày 21/9 sẽ lần lượt đưa ra phát biểu trực tuyến tại hội nghị và mỗi nước thành viên Liên hợp quốc chỉ được phép cử một đại diện ngoại giao từ phái đoàn thường trực của mình tham dự trực tiếp tại phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Phần còn lại của thế giới sẽ thế nào nếu các nước giàu gom hết vaccine Covid-19? Điều gì sẽ xảy ra khi các quốc gia giàu có tìm mua vaccine bằng mọi giá? Nhà giàu gom hết, liệu nhà nghèo có còn vaccine để dùng? Thế giới đang đứng trước cuộc chiến trường kỳ đối phó với khủng hoảng dịch bệnh khi số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã vượt mốc 30 triệu ca. Trong khi các nước giàu...