Thúc đẩy chấm dứt xung đột tại Li-bi
Theo Roi-tơ và TTXVN, các quan chức ngoại giao Pháp và I-ta-li-a đã làm việc tại thủ đô Rô-ma của I-ta-li-a, nhằm thúc đẩy nỗ lực hợp tác hướng tới chấm dứt cuộc xung đột ở Li-bi.
Phát biểu ý kiến sau buổi làm việc, Bộ trưởng Ngoại giao I-ta-li-a E.Mi-la-ne-xi cho biết, I-ta-li-a và Pháp có một lập trường chung, theo đó, một lệnh ngừng bắn ở Li-bi phải đạt được càng sớm càng tốt và các bên ở Li-bi phải quay lại bàn đàm phán. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp G.ri-ăng nêu rõ, khó làm được điều gì ở Li-bi, nếu không có một thỏa thuận chắc chắn giữa Pháp và I-ta-li-a.
Các quan chức ngoại giao Pháp và I-ta-li-a làm việc về vấn đề Li-bi. Ảnh AP
Video đang HOT
* Nhà trắng xác nhận, Tổng thống Mỹ .Trăm đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Tướng Kh.Háp-ta, người chỉ huy lực lượng ủng hộ chính quyền ở miền đông Li-bi. Theo đó, Tổng thống .Trăm và Tướng Kh.Háp-ta đã thảo luận về những nỗ lực chống khủng bố, cũng như sự cần thiết phải đạt được nền hòa bình và ổn định tại Li-bi. Hai bên cũng trao đổi về tiến trình chuyển tiếp tại Li-bi để hướng tới một hệ thống chính trị dân chủ.
* Trong cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo và người đồng cấp Anh G.Hăn, hai bên đã thảo luận về việc giải quyết các cuộc xung đột ở Li-bi. Hai bên tái khẳng định cam kết duy trì nỗ lực ngoại giao để chấm dứt các cuộc giao tranh ở Li-bi và đưa các bên liên quan trở lại tiến trình chính trị. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về việc đối phó những thách thức toàn cầu.
* Hàng nghìn người Li-bi đã tập trung biểu tình tại quảng trường ở trung tâm thủ đô Tơ-ri-pô-li để bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ oàn kết dân tộc Li-bi (GNA), đồng thời phản đối sự ủng hộ của Pháp đối với chiến dịch quân sự của Tướng Kh.Háp-ta. Những người biểu tình kêu gọi nước ngoài không can thiệp vào công việc nội bộ của Li-bi. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Pháp bác bỏ cáo buộc nói trên, đồng thời khẳng định ủng hộ sự hòa giải của Liên hợp quốc (LHQ) vì một giải pháp chính trị toàn diện ở Li-bi.
* LHQ sơ tán 163 người tị nạn ở Li-bi sang Ni-giê, trong khi hơn 3.000 người khác vẫn đang bị mắc kẹt trong các trại giam do bị ảnh hưởng bởi cuộc giao tranh tại Li-bi. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn, đây là cuộc sơ tán đầu tiên của những người tị nạn và người di cư ra khỏi Li-bi, kể từ khi các cuộc giao tranh nổ ra ở thủ đô Tơ-ri-pô-li cách đây hai tuần.
Theo NDĐT
Mỹ đối phó các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông
Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đã liên tục đưa ra các quyết định bất ngờ đối với khu vực Trung Đông, vốn gắn liền với các lợi ích của "xứ cờ hoa". Hàng loạt các vấn đề từ vụ sát hại nhà báo A-rập Xê-út G.Kha-sốc-ghi, vai trò của I-ran ở khu vực, quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Xy-ri... đang khiến Mỹ đau đầu khi phải tìm cách đối phó êm thấm các cuộc khủng hoảng ở khu vực này.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo gặp Tổng thống Ai Cập A.Xi-xi tại Cai-rô. Ảnh AP
Vụ nhà báo G.Kha-sốc-ghi bị sát hại tại Lãnh sự quán A-rập Xê-út ở I-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy Mỹ vào thế khó xử với đồng minh A-rập Xê-út. Mặc dù khẳng định luôn duy trì quan hệ chiến lược với Ri-i-át, song Mỹ không thể phớt lờ vụ việc. Oa-sinh-tơn đã lên tiếng cho rằng, vụ sát hại nhà báo Kha-sốc-ghi làm xói mòn sự ổn định tại khu vực Trung ông. Mỹ đã có phản ứng cứng rắn khi hủy thị thực của khoảng 20 quan chức A-rập Xê-út có liên quan. Tổng thống Mỹ .Trăm yêu cầu A-rập Xê-út điều tra đến cùng, đồng thời cử Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) G.Hát-pen tới An-ca-ra để làm rõ vụ việc. Trong khi đó, việc Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết chấm dứt hỗ trợ quân sự của nước này cho A-rập Xê-út tham chiến tại Y-ê-men và cho rằng Hoàng Thái tử A-rập Xê-út Mô-ham-mét Bin Xan-man phải chịu trách nhiệm về vụ sát hại nhà báo Kha-sốc-ghi đã gây sức ép đối với Tổng thống .Trăm, người muốn duy trì quan hệ vững chắc với Ri-i-át khi quốc gia đồng minh là đối tác mua vũ khí lớn của Oa-sinh-tơn.
Mối quan hệ giữa Mỹ và I-ran cũng liên tục bị đẩy lên các nấc thang căng thẳng mới. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tê-hê-ran gây ra tình trạng đối đầu kéo dài giữa hai bên. Oa-sinh-tơn luôn coi Tê-hê-ran là "mối đe dọa an ninh lớn" đối với lợi ích của Mỹ và các đồng minh ở Trung ông. Tuy nhiên, trước một "đối thủ nặng ký" như I-ran, Mỹ vẫn gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng "cây gậy trừng phạt" nhằm đạt được các mục tiêu của mình trong xử lý mối quan hệ với quốc gia Hồi giáo này. I-ran lên tiếng kêu gọi Tổng thống Mỹ .Trăm chấm dứt can thiệp vào Trung ông sau khi ông .Trăm hối thúc các quốc gia trên thế giới cô lập Tê-hê-ran.
Trước một loạt những vấn đề "gai góc" ở Trung ông, Lầu năm góc được cho là có những động thái "tái cân bằng" lực lượng chuyển hướng khỏi khu vực này. Theo đó, Mỹ rút bớt các hệ thống tên lửa Patriot khỏi ba nước Cô-oét, Gioóc-đa-ni và Ba-ren. Tên lửa Patriot được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và những mối đe dọa từ trên không khác. Tờ Nhật báo phố Uôn (Mỹ) cho biết, việc bố trí lại các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ tại Trung ông được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và I-ran. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khẳng định, kế hoạch rút các hệ thống tên lửa Patriot được đưa ra trước khi xảy ra những căng thẳng hiện nay với I-ran.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo đã thực hiện chuyến công du Trung ông ngay trong những ngày đầu năm 2019 nhằm trấn an các đồng minh sau một loạt chính sách mới của Mỹ được đưa ra ở khu vực này. Mỹ muốn bảo đảm quan hệ với đồng minh sau khi Tổng thống .Trăm bất ngờ quyết định rút 2.000 binh sĩ Mỹ khỏi chiến trường Xy-ri. ối với vấn đề I-ran, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Mỹ sẽ áp dụng biện pháp ngoại giao nhằm hạn chế phạm vi ảnh hưởng của I-ran ở Trung ông. Ông tuyên bố các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ chống I-ran hiện nay nằm trong số những biện pháp mạnh tay nhất trong lịch sử và sẽ tiếp tục siết chặt trừng phạt đến khi Tê-hê-ran thay đổi chính sách. Mỹ muốn gửi thông điệp về "sự khởi đầu mới" thật sự trong quan hệ với các đồng minh ở Trung ông.
an Anh
Theo NDĐT
Nỗ lực giảm leo thang quân sự ở Y-ê-men Theo tin nước ngoài và TTXVN, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo và Thái tử A-rập Xê-út M.Xan-man ở thủ đô Ri-i-át của A-rập Xê-út, hai bên nhất trí tầm quan trọng của việc giảm leo thang các hoạt động quân sự tại Y-ê-men, trong bối cảnh Liên hợp quốc đang thúc đẩy các nỗ lực hòa bình nhằm...