Thúc đẩy bóng đá Thủ đô phát triển
Sau hơn chục năm hoạt động cầm chừng, không tổ chức được đại hội nên phải giải thể, Liên đoàn Bóng đá Hà Nội vừa tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong thời gian tới, Liên đoàn sẽ xây dựng lại hệ thống thi đấu bóng đá phong trào, bóng đá đỉnh cao, bóng đá trong nhà và công tác đào tạo trẻ nhằm thúc đẩy bóng đá Thủ đô ngày càng phát triển.
Liên đoàn Bóng đá Hà Nội đang xây dựng kế hoạch phát triển bóng đá chuyên nghiệp và phong trào để phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong ảnh: Một trận thi đấu của Hà Nội FC (áo tím). Ảnh: Việt Anh.
Hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng
Trong hơn chục năm gần đây, đại diện tiêu biểu nhất của bóng đá nam Thủ đô là Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (Hà Nội FC) có 5 lần vô địch Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia Việt Nam (V.League). Đội bóng đá nữ Hà Nội cũng đã nhiều lần vô địch Giải Bóng đá nữ vô địch quốc gia và đóng góp nhiều cầu thủ cho đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý khác là mô hình bóng đá cộng đồng tại Hà Nội khá phát triển, đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu bóng đá trong thanh, thiếu niên, tạo nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào bóng đá Hà Nội.
Thế nhưng, trong những thành công chung trên của bóng đá Hà Nội, vai trò của Liên đoàn Bóng đá Hà Nội còn khiêm tốn. Liên đoàn chủ yếu tham gia khâu điều hành, tổ chức các giải đấu phong trào, trong khi hầu như không đặt dấu ấn ở sân chơi chuyên nghiệp. Theo ông Phan Anh Tú, nguyên Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Hà Nội nhiệm kỳ 2002-2006, một trong những lý do của việc này là do chưa tập hợp, huy động được các nguồn lực để hỗ trợ bóng đá phong trào, đỉnh cao, dẫn đến vai trò của Liên đoàn còn chưa nổi bật.
Còn theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lê Khánh Hải, trong một thời gian dài Liên đoàn Bóng đá Hà Nội gặp nhiều khó khăn về tổ chức hoạt động, công tác điều hành, nên chưa tạo ra sức mạnh chung cho sự phát triển, tương xứng với tiềm năng của bóng đá Hà Nội.
Video đang HOT
Chính vì còn có những hạn chế trong hoạt động, khiến Liên đoàn Bóng đá Hà Nội phải giải thể vào đầu năm 2020. Đây cũng là tiền đề để củng cố lại Liên đoàn Bóng đá Hà Nội và đi vào hoạt động với nhiều nét mới.
Chung sức vì sự phát triển của bóng đá Thủ đô
Liên đoàn Bóng đá Hà Nội vừa tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 thành công, với mong muốn tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ cả về mảng phong trào cũng như chuyên nghiệp cho bóng đá Thủ đô.
Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Hà Nội, Trưởng bộ môn Bóng đá Hà Nội Đỗ Văn Nhật cho biết, trước mắt, Liên đoàn Bóng đá Hà Nội sẽ xây dựng lại hệ thống thi đấu bóng đá phong trào, bóng đá đỉnh cao, bóng đá trong nhà và công tác đào tạo trẻ. “Liên đoàn sẽ xây dựng hệ thi đấu bóng đá phong trào từ các quận, huyện, thị xã, còn đỉnh cao sẽ tập trung vào một số câu lạc bộ chuyên nghiệp”, ông Đỗ Văn Nhật nói.
Xuất thân từ đội tuyển bóng đá trẻ của Thủ đô, tiền vệ Phạm Hải Yến (Đội bóng đá nữ Hà Nội) chia sẻ: “Tôi mong muốn bóng đá nữ Hà Nội được quan tâm và có nhiều nhà tài trợ hơn nữa để có động lực phát triển, tiệm cận sự phát triển của bóng đá châu lục”.
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Hà Nội Tô Văn Động khẳng định, nhiệm kỳ 2020-2025, Liên đoàn Bóng đá Hà Nội mong muốn là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và những người chơi bóng đá; là cầu nối của các doanh nghiệp, nhà tài trợ với bóng đá Hà Nội. Qua đó, thể hiện rõ sự chung sức vì sự phát triển của bóng đá Thủ đô.
“Hiện tại, cơ sở vật chất cho bóng đá trẻ của Hà Nội vẫn còn nghèo nàn, thiếu thốn. Trước mắt, Liên đoàn sẽ xin chủ trương, cơ chế để được cấp đất xây dựng trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, nhằm hỗ trợ cho cả bóng đá chuyên nghiệp cũng như phong trào. Riêng mảng thi đấu bóng đá đỉnh cao, Liên đoàn sẽ phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn T&T và Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội để duy trì thành tích của bóng đá Hà Nội tại Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia Việt Nam cũng như đóng góp tối đa cho các đội tuyển quốc gia”, ông Tô Văn Động nói.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Lê Khánh Hải cho rằng, nhiệm kỳ 2020-2025, Liên đoàn Bóng đá Hà Nội cần có sự phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong việc áp dụng, vận dụng các cơ chế, chính sách phát triển bóng đá phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của giai đoạn mới.
“Liên đoàn Bóng đá Hà Nội cần tổ chức tốt và nhân rộng các giải bóng đá của thành phố, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, qua đó đóng góp vào thành tích chung của thể thao nói chung, bóng đá nói riêng của Hà Nội cũng như cả nước”, ông Lê Khánh Hải nhấn mạnh.
Kỳ vọng gì ở Liên đoàn Bóng đá Hà Nội?
Đại hội Liên đoàn Bóng đá Hà Nội nhiệm kỳ 2020- 2025 diễn ra ngày 5-9 sẽ là bước ngoặt, mở ra cơ hội phát triển cho bóng đá trẻ Hà Nội.
Năm 2018, U23 Việt Nam giành ngôi á quân U23 Châu Á, sau đó ĐT Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup với nòng cốt là các cầu thủ thuộc biên chế CLB Hà Nội. Thời điểm này, hàng loạt ngôi sao trẻ được nhắc đến như: Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Đức Huy, Thành Chung.
Thế nhưng, khi tìm hiểu về nguồn gốc đào tạo của các ngôi sao này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Họ đều là những người trưởng thành từ "sân ruộng" ở Gia Lâm, là Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội thuộc Trung tâm huấn luyện thi đấu TDTT - Sở VHTT Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp năm 17 tuổi, các cầu thủ này được chuyển giao cho CLB Hà Nội T&T (bây giờ là CLB Hà Nội). Dấu ấn của bóng đá trẻ Hà Nội chỉ được chú ý sau những thành công mà U23 và ĐTQG có được trong suốt 2 năm qua.
Cần nói rằng, đó cũng là giai đoạn mà Liên đoàn Bóng đá Hà Nội không hoạt động. Trước đó, ngày 2-5-2002 Đại hội khóa 1 Liên đoàn Bóng đá Hà Nội nhiệm kỳ 2002-2006 đã diễn ra. Ông Nguyễn Quốc Triệu (nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội) được bầu làm Chủ tịch.
Theo kế hoạch, năm 2006 Đại hội đại biểu khóa 2 của Liên đoàn Bóng đá Hà Nội phải được diễn ra. Nhưng vì rất nhiều lý do mà suốt 14 năm qua, Đại hội Liên đoàn Bóng đá Hà Nội đã không được tổ chức. Việc Liên đoàn Bóng đá Hà Nội không hoạt động trong nhiều năm trời đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và phong trào phát triển của bóng đá Hà Nội.
Đến ngày 5-9-2020, Đại hội Liên đoàn Bóng đá Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 mới được diễn ra. Liên đoàn Bóng đá Hà Nội đã có thời gian cách nhau giữa 2 kỳ đại hội dài kỷ lục cách nhau 18 năm (tính từ năm 2002 là đại hội thành lập).
Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Hà Nội ra mắt. Ảnh: HĐ
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VHTT Hà Nội đã trúng cử Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Hà Nội nhiệm kỳ 2020 -2025. Ông cho biết: "Mặc dù trong suốt 14 năm do nhiều yếu tố khách quan không thể tổ chức đại hội, tuy nhiên phong trào bóng đá của Thủ đô vẫn phát triển nhờ sự đóng góp của các anh chị nhiệm kỳ trước.
Hi vọng thời gian tới, Liên đoàn Bóng đá Hà Nội sẽ hoạt động theo đúng điều lệ, pháp luật, là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với người chơi bóng đá, các Mạnh Thường Quân với bóng đá Hà Nội, là sân chơi giúp người chơi bóng đá được chơi thoải mái, truyền cảm hứng cho những người đam mê bóng đá...".
Tân Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hà Nội cũng khẳng định: "Nội dung chúng tôi quan tâm là đào tạo bóng đá trẻ. Hà Nội có nền móng đào tạo bóng đá trẻ tốt. Nhiều cầu thủ nổi danh Việt Nam là nguồn đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội. Chúng tôi tập trung để tào tạo cho bóng đá thủ đô Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng".
Thực tế, trong những năm qua, thành tích của bóng đá đỉnh cao Hà Nội mang nhiều dấu ấn của bầu Hiển và CLB Hà Nội. Đây cũng là một trong những đội bóng duy trì được sự ổn định ở đội 1 và các lứa U. Tuy nhiên, vấn đề tuyển chọn đầu vào và ươm mầm vẫn cần dựa vào công tác đào tạo trẻ lứa U11, U13 thuộc Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội.
Trong những năm qua, điều kiện cơ sở vật chất tại đây không thể sánh với các trung tâm bóng đá hàng đầu Việt Nam như: HAGL, PVF, Viettel. Chính vì thế, đây sẽ là bài toán cho những lãnh đạo nhiệm kỳ mới của Liên đoàn Bóng đá Hà Nội.
Mong rằng, Liên đoàn Bóng đá Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 được thành lập sẽ đưa các hoạt động bóng đá phong trào trở nên quy củ hơn, cũng như thực hiện tốt công tác xã hội hóa thể thao để hỗ trợ các đội bóng chuyên nghiệp của Hà Nội. Và quan trọng hơn nữa là sau đại hội phải bắt tay ngay vào công tác đào tạo trẻ cũng như xây dựng cơ sở vật chất cho bóng đá Thủ đô. Đặc biệt sẽ có thêm những thế hệ kế cận Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng... xuất hiện trong thời gian tới.
Malaysia có thể cử đội U19 dự SEA Games 31
Olympic 2024 tại Paris là mục tiêu Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) đặt ra cho đội U19 Malaysia. Vì điều này, FAM chấp nhận thi đấu "chấp tuổi", cử đội U19 dự SEA Games 31 vào năm 2021. Với môn bóng đá nam tại SEA Games, các quốc gia được quyền cử đội U22 tham dự, thậm chí có thể bổ sung cầu thủ quá tuổi như SEA Games 2019.
"Chúng tôi đã làm việc với Hội đồng Olympic Malaysia (OCM) để bàn nhiều kế hoạch về SEA Games. Một trong những điều thống nhất là cử đội U19 Malaysia dự SEA Games năm 2021, dù chưa có quyết định cuối cùng. Sắp tới, chúng tôi sẽ quyết định cùng với Phòng các đội tuyển về điều này", Phó Chủ tịch FAM Datuk S.Sivasundaram cho biết trên News Straits Times.
FAM nhấn mạnh, mục tiêu chính của đội U19 Malaysia là vượt qua vòng loại môn bóng đá nam của Olympic 2024. Vì thế, việc đội được cọ xát với những đội lớn tuổi hơn tại SEA Games sẽ rất hữu ích. Tại SEA Games 2019, đội U22 Malaysia đã bị loại ngay ở vòng bảng, thua cả U22 Philippines lẫn U22 Campuchia.
Đội U19 Malaysia hiện tại do huấn luyện người Australia, Brad Maloney dẫn dắt, có nhiều nhân tố nổi bật, trong đó đáng chú ý nhất là tiền vệ Luqman Hakim đang thi đấu tại Bỉ cho KV Kortrijk.
Viettel vs Hà Nội FC: Biểu tượng đọ biểu tượng Hà Nội FC đang là biểu tượng của V.League, đội bóng thành công nhất kể từ khi giải đấu này được tổ chức với 5 lần lên ngôi. Nhưng ngược về quá khứ, CLB số 1 Việt Nam phải là Thể Công, tiền thân của Viettel. Bóng đá Hà Nội lâu nay thiếu những biểu tượng. Khi CAHN không còn, Thể Công đứng...