Thực chất và hiệu quả hơn
Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nga tại Nga được trông đợi sẽ vạch ra đường hướng đưa mối hợp tác song phương này đi vào thực chất và hiệu quả.
Diễn đàn Kinh doanh ASEAN-Nga tổ chức tại Sochi nhân Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác, đối thoại ASEAN-Nga
Tổng thống Nga Valadimir Putin cùng lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN, trong đó có Thủ tướng nước ta Nguyễn Xuân Phúc, tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nga diễn ra tại thành phố nghỉ mát Sochi bên bờ Biển Đen của Nga trong 2 ngày 19 và 20-5.
Không chỉ là một dấu mốc đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Nga, hội nghị cấp cao tại Sochi là dịp để lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN cùng Tổng thống Nga bàn thảo và quyết định những quyết sách, nội dung và biện pháp lớn thúc đẩy hợp tác song phương hiệu quả hơn, đáp ứng mong đợi và lợi ích của cả hai bên.
Video đang HOT
Khi bắt đầu trở thành một tổ chức khu vực năng động và thành công với sự gia nhập của Việt Nam năm 1995, ASEAN đã thiết lập quan hệ đối thoại với hàng loạt cường quốc toàn cầu và khu vực. Quan hệ ASEAN-Nga từ khi trở thành đối tác đối thoại đầy đủ năm 1996 đã có những bước tiến tích cực và hiệu quả trong hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và nhân văn…
Cùng với việc ủng hộ vai trò trung tâm, điều phối của ASEAN trong quan hệ với những nước đối thoại mà sau này nâng cấp thành đối tác, Nga đã hợp tác hỗ trợ các thành viên hiệp hội chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển… Nga cũng tích cực tham gia các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, so với các quan hệ đối thoại và đối tác khác của ASEAN, quan hệ ASEAN-Nga vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của cả hai bên. Trong đó, dù tổng kim ngạch thương mại giữa Nga và các nước ASEAN đã tăng gấp đôi thời gian 5 năm qua nhưng cũng chỉ đạt 22,5 tỷ USD năm 2014, bất chấp thực tế đây là những đối tác thương mại có thể bổ sung chặt chẽ cho nhau.
Trong khi đó, Nga là một cường quốc đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế liên quan tới hòa bình và an ninh toàn cầu cũng như khu vực. Đặc biệt, với vị trí địa lý và những mối quan hệ truyền thống với nhiều quốc gia khu vực, Nga có lợi ích chiến lược đặc biệt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung cũng như Đông Nam Á nói riêng.
Việc Nga tăng cường quan hệ với Cộng đồng ASEAN cũng như giữ vai trò chủ động hơn trong các cơ chế khu vực như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) sẽ giúp tăng cường sự đóng góp của nước Nga cho hòa bình, an ninh và ổn định của châu Á-Thái Bình Dương nói chung và khu vực ASEAN nói riêng, qua đó thể hiện được vai trò và vị thế của Nga tại khu vực quan trọng với các cường quốc toàn cầu này.
Vì thế, Tuyên bố Sochi được các lãnh đạo ASEAN và Nga đưa ra ngày 20-5 phác thảo ra một chương mới trong quan hệ ASEAN-Nga, khẳng định quyết tâm lớn hơn của hai bên, nhất là từ phía Nga để nước này có thể đóng vai trò lớn hơn, tích cực và chủ động hơn trong các vấn đề khu vực. Quan hệ ASEAN-Nga được xác định đa dạng, cân bằng và có tầm chiến lược cao hơn.
Theo_An ninh thủ đô
ASEAN-Hoa Kỳ: Hợp tác để gia tăng sức mạnh
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược tin cậy và thực chất giữa ASEAN và Mỹ không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên tham gia mà còn gia tăng hợp tác, sức mạnh trong việc đối phó với thách thức chung mà cả hai bên đang phải đối mặt.
Các nhà lãnh đạo ASEAN - Mỹ đã trao đổi thẳng thắn và cởi mở tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt để xây dựng quan hệ đối tác tin cậy và thực chất
Tuyên bố chung Sunnylands đưa ra sau Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ lần đầu tiên tổ chức tại Mỹ trong 2 ngày 15 và 16-2 đã đúc rút được những thỏa thuận cốt lõi giữa hai bên, khẳng định mối quan hệ và sự hợp tác bền chặt hơn giữa ASEAN và Mỹ trong tương lai. Thành công của Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ cũng xua tan đi những hoài nghi về sự đoàn kết, thống nhất trong ASEAN cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN với Mỹ - cường quốc mạnh bậc nhất thế giới.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ ba diễn ra ở Malaysia tháng 11-2015 mới đây, có thể thấy, tiếng nói chưa phải là đồng nhất trong các thành viên ASEAN với vấn đề Biển Đông đang ngày càng trở lên nóng bỏng, cùng mối quan tâm của Mỹ tới ASEAN khi thực hiện chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương. Đó là một trong những lý do để Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra lời mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến Mỹ vào đầu năm 2016 để tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt.
Một trong những thành công dễ nhận thấy là việc chính quyền Tổng thống Obama đã khẳng định vị trí và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, mong muốn đưa quan hệ ASEAN - Mỹ đi vào thực chất, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia và khu vực. ASEAN - một tổ chức khu vực năng động và thành công bậc nhất thế giới cùng với Mỹ - cường quốc hàng đầu thế giới - hiểu rõ và tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng lợi ích và lĩnh vực hợp tác hiệu quả từ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục... cho tới an ninh - quốc phòng, đặc biệt là duy trì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế, trong đó có Biển Đông.
Trong vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của dư luận, các thành viên ASEAN và Mỹ đã cùng nhất trí quan điểm, xác định các nguyên tắc chung xử lý đối với các vấn đề liên quan tới hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
Theo đó, hai bên khẳng định đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN; cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, kể cả thông qua các tiến trình pháp lý và ngoại giao; kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, không quân sự hóa; đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đi vào thương lượng thực chất để sớm đạt được Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Có thể nói, việc đạt được thỏa thuận lớn mang tính nguyên tắc trên là cơ sở vững chắc để tạo dựng đoàn kết trong ASEAN cũng như thắt chặt hợp tác ASEAN - Mỹ để xử lý, giải quyết các thách thức chung về an ninh, đặc biệt là tình hình căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra, nhất là các hoạt động ráo riết xây đảo nhân tạo nhằm thay đổi hiện trạng, đồng thời tiến hành quân sự hóa vùng biển chiến lược sống còn này. Đối tác thật sự tin cậy và thực chất giữa ASEAN và Mỹ sẽ khiến cho tiếng nói chung của hai bên trở nên mạnh mẽ hơn và nhất là hành động trở nên quyết liệt, hiệu quả hơn để đối phó với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
Thủ tướng nhấn mạnh vai trò Mỹ-ASEAN trong vấn đề Biển Đông Trong phiên họp về an ninh, Thủ tướng chia sẻ quan ngại về các diễn biến phức tạp trên Biển Đông và nhấn mạnh phát huy vai trò của ASEAN trong duy trì hoà bình, ổn định khu vực. Tổng thống Mỹ Barack Obama đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN ở Sunnylands, bang California...