Thức ăn nên tránh khi bị kiết lỵ
Tôi 39 tuổi, gần đây thỉnh thoảng rất hay bị đau bụng, đi ngoài, phân có dính máu. Đi khám bác sĩ bảo tôi bị kiết lỵ và cho đơn thuốc uống. Xin quý báo tư vấn thêm cho tôi chế độ ăn đối với người bị bệnh kiết lỵ.
Trần Hải (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh, sốt, đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và dịch nhầy, mót rặn.
Video đang HOT
Khi bị kiết lỵ, ngoài việc tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần chọn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có xơ và dầu mỡ, không có tính kích thích.
Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh… Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn. Cần ăn ít một, ăn thành nhiều bữa. Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống. Tỏi, lá chè, ngó sen, ổi có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ nhất định, có thể sử dụng. Người bị mất nước nhiều có thể uống thêm nước muối đường loãng nhiều đợt. Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo, không cho dầu mỡ.
Bạn cần kiêng hoặc hạn chế dùng những thực phẩm nhiều bã như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu, ớt, hạt tiêu, bột hạt cải; Rượu, nước giải khát có ga, rau xanh, trái cây; Hạn chế ăn thịt; Dầu mỡ và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: quẩy, nhân đào hạt, lạc. Nên giảm bớt thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng…
Người bị đau dạ dày không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm như cà phê, sữa, đồ ăn cay có thể gây đầy hơi, trào ngược axit, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của người bị đau dạ dày.
Thực phẩm giàu axit: Tiêu thụ các thực phẩm có tính axit như cam, dứa, cà chua..., sẽ càng làm trầm trọng tình trạng đau dạ dày vì chúng có khả năng gây ra trào ngược axit. Ảnh: Everydayhealth.
Cà phê: Theo Insider, caffeine trong cà phê có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, làm tăng tình trạng trào ngược axit khi bạn bị đau dạ dày. Ngoài ra, caffeine còn kích thích nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy, gây tổn thương dạ dày vốn đã mỏng manh của bạn. Ảnh: Insider.
Sữa và sản phẩm từ sữa: Theo Webmd, lactose trong sữa bò, pho mát..., có thể gây khó tiêu và làm khó chịu dạ dày. Nếu không được tiêu hóa đúng cách, lactose có thể gây đầy hơi, chướng bụng. Ảnh: Justdial.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Theo Health Magazine, ngay cả với người khỏe mạnh, thực phẩm chiên rán cũng không có lợi. Những thực phẩm này gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón. Chúng càng làm khó chịu thêm cho dạ dày của bạn. Ảnh: Webmd.
Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm này làm cho lượng axit dạ dày tăng lên và tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn. Ảnh: Medicalnewstoday.
Rượu bia: Giống như nhiều thực phẩm khác trong danh sách "không tốt", rượu bia có thể làm trầm trọng thêm nồng độ axit trong dạ dày. Chúng chứa các hóa chất khó chuyển hóa, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Ảnh: Reverehealth.
Nguyên nhân gây polyp đại tràng Năm nay tôi 50 tuổi, rất hay bị đau bụng có cảm giác mót rặn. Gần đây, đi ngoài ngày nhiều lần phân lỏng, có màu hồng. Đi khám bác sĩ cho biết bị polyp đại tràng. Vậy xin hỏi nguyên nhân căn bệnh này? duongyenbai@yahoo.com Ảnh minh họa Polyp đại tràng là một dạng tổn thương niêm mạc đại tràng và tổ...