Thức ăn có thể để ở nhiệt độ phòng trong bao lâu?
Nhờ vào phép màu của tủ lạnh hiện đại, chúng ta có thể giữ được thực phẩm dễ hỏng lâu hơn và không còn phải đi mua thực phẩm tươi sống mỗi ngày.
Mặc dù hầu hết chúng ta có lẽ không thường xuyên nghĩ đến sự tuyệt vời này, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chú ý khi có sự cố xảy ra.
Nếu bạn đã từng uống phải một ngụm sữa bị hỏng hoặc ăn món salad trộn mayonnaise đã để dưới ánh mặt trời quá lâu trong chuyến dã ngoại và sau đó bị đau bụng, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng khả năng lưu trữ thực phẩm trong kho lạnh là điều thực sự tuyệt vời.
Vậy, những thực phẩm lẽ ra phải được cất trong tủ lạnh có thể để ở nhiệt độ phòng trong bao lâu? Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ:
Nó đã bị bỏ ra khỏi tủ lạnh bao lâu?
Theo USDA, nên cho thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi mua. Nếu nhiệt độ là trên 32 độ C, thì bạn chỉ có một giờ, vì vậy hãy khẩn trương. Điều này cũng dành cho việc phục vụ đồ ăn vào bữa tối, dã ngoại hoặc sự kiện khác mà bạn có các món ăn để ở ngoài trong thời gian dài. Trong trường hợp này, hãy phục vụ món dễ hỏng trong đồ đựng được đặt trong một tô đá lạnh.
Nó có phải là thực phẩm nguy hiểm tiềm tàng không?
Thực phẩm nguy hiểm tiềm tàng tồn tại ở dạng có khả năng hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật. Ví dụ bao gồm bất kỳ thực phẩm nào bao gồm toàn bộ hoặc một phần từ sữa hoặc các sản phẩm sữa, trứng, thịt, thịt gia cầm, gạo, cá, động vật có vỏ và động vật giáp xác ăn được. Những thực phẩm này cần đặc biệt phải được phục vụ ở nhiệt độ an toàn.
Tất cả thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm cần được giữ dưới 5 độ C (đối với thực phẩm lạnh) hoặc trên 57 độ C (đối với thực phẩm nóng) ngoại trừ trong thời gian chuẩn bị cần thiết hoặc thời gian bày biện ngắn. Có thể cần thiết bị giữ nóng hoặc lạnh để đựng và bày biện thực phẩm trong sự kiện. Cũng cần có nhiệt kế thực phẩm nếu thực phẩm có khả năng nguy hiểm sẽ được phục vụ.
Nó đã bước vào “vùng nguy hiểm” của thực phẩm chưa?
Thức ăn để quá lâu ở nhiệt độ phòng là nơi sinh sôi hoàn hảo cho các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Salmonella phát triển đến mức nguy hiểm có thể gây bệnh. Theo USDA: “Vi khuẩn phát triển nhanh nhất trong phạm vi nhiệt độ từ 4,5 độ C đến 60 độ C, tăng gấp đôi số lượng chỉ trong 20 phút. Phạm vi nhiệt độ này thường được gọi là “vùng nguy hiểm”.
Khi nghi ngờ, hãy vứt bỏ
Video đang HOT
Điều này thực sự quan trọng. Việc ăn nốt vài thìa salad gà cuối cùng không đáng với việc bạn sẽ bị đau bụng sau đó.
Cẩm Tú
Theo HL/Dân trí
Cảnh báo căn bệnh có độ lây lan cực cao do tiếp xúc với nước tiểu chuột
Tại Úc, đã có 50 người mắc căn bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirosis) và 7 con chó chết vì bệnh này vào năm ngoái.
Jacqueline Norris, giáo sư chuyên ngành bệnh nhiễm trùng và vi sinh vật học thú ý, cho biết, xoắn khuẩn vàng da được phát hiện "trong nước tiểu" và dễ dàng lây từ động vật sang người.
"Chúng tôi chưa từng chứng kiến căn bệnh này tại New South Wales từ nhiều thập kỷ nay. Do đó, có khả năng cao là bệnh phát tán từ một nguồn phổ biến trong môi trường", giáo sư giải thích. " Bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, đó là những giọt nước tiểu bắn trực tiếp vào một bề mặt niêm mạc như mắt, miệng hay da. Tuy nhiên, thường xuyên nhất là tiếp xúc với bề mặt tương tự gián tiếp ở bên ngoài, đó là trong môi trường".
Ít nhất 50 người đã mắc phải một căn bệnh rất dễ lây lan qua nước tiểu chuột và có khả năng đe dọa đến tính mạng này.
Các triệu chứng xoắn khuẩn vàng da ở người rất khác nhau, có thể đi từ những cơn đau đầu nhẹ tới xuất hiện máu trong nước tiểu và xuất huyết da.
Dữ liệu từ Hệ thống Giám sát Bệnh có thể Khai báo Quốc gia ở Úc cho thấy, năm 2019 đã có 50 trường hợp người mắc xoắn khuẩn vàng da và năm ngoái là 144. Phần lớn ca bệnh bắt nguồn tại Queenland khi vi khuẩn có điều kiện sinh sôi phát triển trong khí hậu ấm, ẩm.
Người phát ngôn cơ quan y tế New South Wales cho biết: "Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bất cứ sự lây lan nào từ động vật nhiễm bệnh hay một nguồn nhiễm trùng khác sang người là phải rửa tay bằng xà bông sau khi chạm vào động vật. Che các vết xước, rách trên da bởi có khả năng chúng tiếp xúc với nước tiểu động vật".
Bác sĩ thú y nên đưa ra cảnh báo rõ ràng cho những người nuôi thú cưng tại Sydney.
Theo Tiến sĩ Nima Rahmani, bác sĩ thú y, loài chó có khả năng mắc bệnh sau khi uống nước nhiễm khuẩn ở nội thành Sydney. Trong khi đó, Bệnh viện thú y Potts Point xác nhận, 2 trường hợp nhiễm xoắn khuẩn vàng da đã được chẩn đoán ở Surry Hills trong tháng 6 vừa qua.
Allan Quinnell từ Darlinghurst đã mất chú chó 9 tuổi của mình (ảnh) bởi căn bệnh này.
Một chia sẻ trên Facebook tiết lộ: "Cả hai con chó đều đến cùng một công viên, Ward Park, trên phố Devonshire. Lũ lụt do môi trường (ví dụ trận lụt vừa xảy ra ở Surry Hills do rối loạn lòng đất vì hoạt động của các chuyến tàu điện nhanh) đã làm đất bão hòa, khiến nước tiểu không thể bay hơi. Trong khi đó, tình trạng nước tù động hay chảy chậm có thể kéo dài sự sống của các vi sinh vật ở lớp nước bề mặt.
Đỉnh điểm các ca chó nhiễm bệnh xoắn khuẩn vàng da thường xảy ra sau các giai đoạn mưa to hay lũ lụt".
Triệu chứng phổ biến nhất ở chó mắc bệnh bao gồm tình trạng lờ đờ, uể oải, nôn mửa, tiêu chảy, uống quá nhiều hay chán ăn. Trường hợp nghiêm trọng, chó có thể bị rối loạn đông máu và co giật trước khi tử vong.
Tiến sĩ Rahmani chia sẻ: "Thú cưng trong thành phố bị nhiễm bệnh là rất thấp, nhưng không phải không thể". Ông cũng bày tỏ rằng, dù không thể chắc chắn 100% nhưng theo ông, nguyên nhân thú cưng ở Sydney mắc căn bệnh hiếm gặp này là do tình trạng gia tăng chuột ở nội thành.
Tiến sĩ cảnh báo những con chó đã được tiêm vắc-xin ngừa xoắn khuẩn vàng da vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Cơ quan Y tế New South Wales, người có nguy cơ cao mắc bệnh nằm trong nhóm tiếp xúc trực tiếp với động vật hay với nước, bùn, đất và rau trái bị nhiễm nước tiểu động vật.
Một số thông tin về bệnh xoắn khuẩn vàng da
Xoắn khuẩn vàng da là gì?
Đây là bệnh do vi khuẩn ở người và động vật. Loại vi khuẩn này có tên Leptospira được tìm thấy trong nước tiểu động vật nhiễm bệnh và các mô động vật.
Xoắn khuẩn vàng da ở người
Bệnh nhân có thể bất ngờ bị sốt, đau đầu, đau bắp chân, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, uể oải, lờ đờ, đau khớp, đau mắt, sợ ánh sáng và phát ban.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?
Xoắn khuẩn vàng da đôi khi bị chẩn đoán nhầm do triệu chứng không đặc trưng và trùng lặp với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác.
Bác sĩ có thể chẩn đoán xoắn khuẩn vàng da qua xét nghiệm máu. Thông thường, 2 xét nghiệm máu thực hiện cách nhau hơn 2 tuần mới đủ để đưa ra chẩn đoán.
Điều trị xoắn khuẩn vàng da ở người
Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh như doxycycline hay penicillin.
Xoắn khuẩn vàng da ở chó
Chó có khả năng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh ở các vùng nước, đất hay bùn nhiễm khuẩn trong lúc bơi, băng qua hay uống.
Chó trong các môn thể thao như săn bắn; sống ở gần rừng, sống trong hoặc ở gần nông trại có nguy cơ cao hơn nhiễm xoắn khuẩn vàng da. Chó thường xuyên bị nhốt trong cũi cũng có nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
Làm thế nào để bảo vệ chó cưng của bạn khỏi bệnh xoắn khuẩn vàng da?
Đừng để thú cưng uống nước hay bơi ở những nơi có thể nhiễm bẩn.
Có một loại vắc-xin giúp ngừa bệnh ở chó cưng, dù bác sĩ thú y công khai thừa nhận rằng, vắc-xin này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Trò chuyện với bác sĩ thú y để quyết định xem điều gì phù hợp với chó cưng của bạn.
Nguồn: NSW Health, PetMed, AJGP and VetStreet
Theo DailyMail/Helino
Những loại thực phẩm giúp tăng chiều cao cho bé mà mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được Nếu bạn muốn con phát triển cao lớn và khỏe mạnh, đừng bỏ qua một số loại thực phẩm giúp cải thiện chiều cao dưới đây. Chiều cao luôn là vấn đề các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu trong việc nuôi dạy trẻ trưởng thành. Trẻ thấp bé có xu hướng mất tự tin và mặc cảm khi đối mặt với...