“Thuần hóa” trái hường – của quý của núi rừng thừa tiền mua cá thịt
Cùng với số mọc hoang, những năm gần đây nhiều hộ đồng bào thiểu số người Kor ở 2 huyện Tây Trà và Trà Bồng đã mang cây hường về trồng tại các vườn rẫy để hái bán, thu về tiền triệu đồng/vụ.
Tháng 9 cũng là thời điểm chính vụ thu hoạch trái hường rừng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Trà Bồng và Tây Trà vào mùa. Dọc trên các trục đường chính nối Quốc lộ 1A đi lên 2 huyện này, la liệt các loại nông sản như măng rừng, rau xanh… với những thúng, rổ đựng hường rừng của người dân trong vùng đi hái cũng được mang ra bày bán.
Qua quan sát cây hường rừng trưởng thành cao từ 2-6m, với số lượng hàng trăm trái/cây/vụ. Người dân trong vùng cho biết, cây ra trái đầu tiên trong khoảng 3-4 năm. Mỗi đời cây cho trái trung bình khoảng 20 năm. Vụ thu hoạch hường bắt đầu từ tháng 7 đến đầu tháng 10 hàng năm thì dứt.
Trái hường có kích cỡ, hình dáng như trái cam ở đồng bằng và khi chín cũng màu vàng nhưng phần vỏ của loại trái hường rừng dày hơn. Bù lại, hường rừng có mùi thơm, vị chua, ngọt nhẹ và thanh, có thể để lâu ngày ít bị hư hỏng hơn cam. Hàng năm cứ đến tầm tháng 2-3 Âm lịch thì hường ra hoa, kết trái và đến tháng 7-8 Âm lịch thu hoạch.
Video đang HOT
Bà Hồ Thị Vin (48 tuổi), ở xã Trà Thanh, huyện Tây Trà cho biết: “Cây hường là loại cây mọc hoang trong núi. Ngày trước cứ đến mùa, bà lại mang gùi vào rừng hái về dùng trong gia đình và mang ra chợ bán. Lúc đó, do nhiều người chưa biết nên giá rất rẻ, chỉ 3-5.000 đồng/chục (10 trái)”.
Thời gian gần đây người miền xuôi đã biết đến loại trái này nên mua rất nhiều. Vì vậy ngoài thu hái số mọc hoang, bà con còn đem về trồng ở vườn rẫy gần nhà, người ít thì 5-10 cây/hộ, nhiều 20-40 cây/hộ. Gọi là trồng nhưng do thói quen lâu không bón phân, chăm sóc gì nên vẫn là loại nông sản sạch “100%”.
Ông Hồ Văn Nê (40 tuổi), ở xã Trà Nham, huyện Tây Trà bộc bạch: “Chỉ riêng số hường mọc hoang đi hái cũng được 80-200 trái/người/ngày, còn tính cả số trồng thì nhiều hơn. Nếu bán cho thương lái tại vườn thì được khoảng 17.000 đồng/chục, còn mang ra đường và đưa xuống chợ ngồi bán được 20-25.000 đồng/chục, mỗi vụ cũng được 5-7 triệu đồng/hộ”.
Nguồn thu từ trái hường tuy không nhiều nhưng góp phần giúp hàng trăm hộ dân ở miền núi phía Tây Bắc Quảng Ngãi cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Chủ tịch UBND xã bị buộc nộp lại tiền sai phạm
Cùng với tổ chức kiểm điểm, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng yêu cầu Chủ tịch UBND xã Trà Tân nộp lại ngân sách số tiền chuyển sai cho doanh nghiệp trong việc mua dừa giống cấp hỗ trợ cho người dân địa phương.
Chiều 29.8, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, cho biết: "Đã chỉ đạo cho các cấp ngành chức năng xử lý sai phạm đối với chính quyền 3 xã Trà Tân, Trà Bùi và Trà Phú trong việc cấp dừa xiêm giống hỗ trợ cho dân".
Một trong những vườn dừa xiêm giống mà người dân xã Trà Phú nhận và trồng.
Được biết, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo sinh kế cho người dân, năm 2017, từ nguồn vốn giảm nghèo 30a và nông thôn mới, gần 250 hộ dân ở 3 xã trên đã được cấp hỗ trợ trên 14.000 cây giống dừa xiêm lùn với tổng kinh phí trên 830 triệu đồng để trồng. Trong đó, nhiều nhất là xã Trà Tân với 6.647 cây/149 hộ tham gia; xã Trà Phú với gần 4.700 cây/19 hộ, xã Trà Bùi với 2200 cây/75 hộ.
Tuy nhiên, qua thanh tra đột xuất, Thanh tra huyện Trà Bồng đã phát hiện, trong quá trình tổ chức triển khai cấp và trồng, UBND 3 xã đã để xảy ra một số sai phạm.
Người dân đang chăm sóc dừa xiêm giống đã nhận và trồng tại vườn của gia đình.
Tại xã Trà Bùi, chính quyền không tổ chức tập huấn nên 90% hộ dân trồng không đúng kỹ thuật, chăm sóc và bảo vệ, dẫn đến 75% tổng số dừa cấp trồng không phát triển, úa lá và bị bò ăn cụt ngọn.
Diện tích đất trồng của số hộ đăng ký và được cấp không đảm bảo. Vì vậy sau khi nhận dừa giống, nhiều hộ đã tự ý chuyển cho các gia đình khác trồng. Đối với xã Trà Phú, chính quyền thiếu kiểm tra, giám sát nên một số hộ nhận nhưng không trồng hoặc trồng không đúng vị trí và thiếu bảo vệ đã bị vật nuôi ăn, phá.
Đặc biệt, tại xã Trà Tân, mặc dù số lượng dừa xiêm giống nhận không đủ so với hợp đồng đã ký (thiếu trên 700 cây). Nhưng chính quyền xã này vẫn quyết toán và chuyển đủ số tiền gần 490 triệu đồng cho Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Đầu tư Lâm Phát (gọi tắt là Công ty Lâm Phát).
Theo đó, cùng với chỉ đạo chính quyền, các xã tổ chức kiểm điểm. Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng yêu cầu Chủ tịch UBND xã Trà Tân có trách nhiệm nộp lại số tiền đã chuyển sai cho Công ty Lâm Phát (trên 23 triệu đồng) vào ngân sách Nhà nước.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Không cho hợp đồng lao động, miền núi thiếu GV trầm trọng Riêng 2 huyện Tây Trà và Trà Bồng, nếu thực hiện theo chủ trương chung mà tỉnh ban hành là chấm dứt hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ hưởng lương từ ngân sách, năm học tới sẽ thiếu gần 100 giáo viên (GV). Với tình trạng trên một số cán bộ ngành giáo dục nửa đùa, nửa thật: Thầy cô hóa...