Thuần hóa “nữ hoàng” chim rừng dạn dĩ và dễ nuôi như… gà
Sau một thời gian đưa về nuôi, hiện 4 con chim trĩ trống mà anh Bốn mua lại của người dân bắt được trong rừng đã dần thích nghi với môi trường mới, dạn dĩ hơn và phát triển khá tốt.
Sở hữu chất lượng thịt thơm, ngon khoác trên mình bộ lông khá sặc sỡ và chiếc đuôi dài thướt tha, chim trĩ được nhiều người ví von là “nữ hoàng” của loài chim rừng.
Với bộ lông khá sặc sỡ và đuôi dài thướt tha nên trĩ được ví là “nữ hoàng” chim rừng
Mấy năm gần đây không chỉ đưa về nuôi; mà một số chủ trang trại còn cho chim trĩ đẻ và ấp nở thành công để cung cấp con giống cho người dân trong tỉnh và vùng lân cận.
Anh Trần Văn Bốn (37 tuổi), ở TP. Quảng Ngãi, Chủ trang trại Vũ Long chuyên cung cấp các loại con giống gà Đông Tảo, chim công… nổi tiếng cho người dân trong tỉnh và nhiều vùng lân cận cho biết: “Giống chim trĩ nuôi, đẻ trứng và cho ấp nở để bán ở Quảng Ngãi là loại đã được thuần chủng. Vì vậy chúng rất dạn dĩ và dễ nuôi như gà, với thức ăn là lúa, cám, bắp….”
Đến thời điểm này anh Bốn là người đầu tiên ở Quảng Ngãi thuần chủng “nữ hoàng” của của loài chim.
Video đang HOT
Sau một thời gian nuôi, 4 con chim trĩ rừng hiện khá dạn dĩ
Theo lời anh Bốn, cách đây hơn 1 tháng, khi đi công việc tại miền núi Quảng Ngãi thì tình cờ phát hiện một người dân bắt được 4 con chim trĩ rừng trống con khoảng 3 tháng tuổi, nên đã mua về nuôi
Vì quen với môi trường hoang dã nên ban đầu khi đưa về số chim trĩ con này rất nhát, bay nhảy liên tục trong lồng và không chịu ăn. Tuy nhiên với kinh nghiệm của người đã nuôi loài vật này, sau hơn 1 tháng số trĩ rừng đã quen dần với môi trường mới: Dạn dĩ hơn và ăn được cám, lúa… phát triển khá tốt như đồng loại đã được thuần chủng.
Một trong số 4 con trĩ rừng phát triển tốt
“Với số chim trống hoang dã này sau khi thuần hóa xong, sẽ cho vào ghép đôi với số chim trĩ mái thuần chủng đang nuôi, chắc chắn tạo được lứa chim con có chất lượng tốt hơn rất nhiều”, anh Bốn khẳng định.
Được biết ở điều kiện môi trường Quảng Ngãi, sau từ 5-6 tháng nuôi, chim trĩ sẽ trưởng thành và đạt trọng lượng từ 1-1,3 kg/con. Thời gian chim trĩ đẻ trứng hàng năm từ tháng 2-10, với số lượng 1 trứng/lần và cứ 1 ngày đẻ thì 1 ngày nghỉ.
Chim trĩ thuần chủng được nuôi tại trại của anh Bốn
“Tại trang trại này việc ấp nở đạt tỉ lệ trên 90%. Loại hay bán cho người dân là chim trĩ trưởng thành đối với con giống khoảng 800.000 đồng/cặp, còn loại thịt từ 500.000-560.000 đồng/cặp”, anh Bốn bày tỏ.
Theo Danviet
Trồng mía lưu gốc - làm chơi ăn thật
Thời gian qua, bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất mía, nhiều nông hộ trồng mía ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) còn áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích canh tác.
Năm 2012, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hậu Giang đã triển khai xây dựng dự án tu bổ nâng cấp đê bao vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp nhằm bảo vệ hơn 6.000ha mía, giúp người dân chủ động bơm thoát nước khi có lũ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng mía.
Ông Thiết chăm sóc diện tích mía lưu gốc của gia đình. Ảnh: Thanh Duy
Gắn bó với cây mía gần nửa đời người, nhưng mãi đến vụ mía năm 2015 thấy đê bao kiên cố, không làm ngập diện tích mía, ông Phạm Hoàng Thiết ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu mới mạnh dạn áp dụng lưu gốc giống mía K 88 - 95 trên diện tích 2,5ha của gia đình. Theo dự đoán của ông Thiết, ruộng mía lưu gốc năm nay sẽ cho năng suất cao hơn so với hình thức trồng mới, do mía lưu gốc thường mọc thành bụi, số cây trong hàng nhiều hơn hình thức mía trồng mới.
"Mấy năm trước khi chưa có đê bao, đến mùa lũ thường gây ngập trên diện rộng. Nhưng từ khi có đê bao, gia đình tôi không lo mía bị ngập nữa. Tuy chưa thu hoạch, nhưng nhìn quá trình phát triển của cây mía cũng thấy phấn khởi. Bụi nào cũng có 2 - 3 cây, trong khi mía trồng theo hình thức xuống giống, mỗi bụi chỉ có 1 cây".
Được biết, dù mới là năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, nhưng nông dân Phụng Hiệp đã lưu gốc được 574ha. Bà con cho biết, trồng mía lưu gốc giảm khoảng 40% chi phí đầu tư (tương đương 3 triệu đồng/công), bởi tiết kiệm được tiền mua mía giống, tiền đào học, nhân công trồng mía...
Ông Trần văn Tuấn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: "Trồng mía lưu gốc có nhiều cái lợi. Với nông dân, trồng mía theo hình thức này sẽ tiết giảm chi phí đầu tư, với các nhà máy đường, hình thức này cũng góp phần rải vụ, không bị động trong khâu thu hoạch".
Theo Danviet
Trồng rong nho - nhàn như... đi tắm biển Trồng rong nho vừa nhàn, đầu tư thấp lại cho năng suất cao. Nhờ rong nho, nhiều hộ dân tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa đang có thu nhập khá ổn định, từ 5 - 10 triệu đồng/tháng. Rong nho là một loại tảo biển, do hình dạng hạt rong giống quả nho nên được gọi là rong nho....