Thừa Thiên Huế xử lý nghiêm các nhóm thanh, thiếu niên phạm pháp
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua hội, nhóm trên mạng xã hội, nhiều đối tượng thanh, thiếu niên hẹn hò tụ tập nhau để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Có nhiều vụ án trộm cắp, cướp giật do các đối tượng thực hiện với hành vi táo tợn, liều lĩnh. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, nhanh chóng điều tra, phối hợp bắt giữ các đối tượng gây án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Huế cho biết, với quyết tâm không để các nhóm đối tượng thanh, thiếu niên phạm tội lộng hành, không để hình thành các băng nhóm tội phạm nên thời gian qua, nhiều cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã được tăng cường phối hợp với Công an các phường, xã bám địa bàn để phá án, bắt giữ các đối tượng.
Theo thống kê, trong năm 2024, trên địa bàn TP Huế xảy ra 185 vụ trộm cắp tài sản (giảm 54 vụ so với cùng kỳ năm 2023) chiếm tỷ lệ 53% trong tổng số vụ phạm pháp hình sự. Công an TP Huế đã điều tra kết luận 164/185 vụ, làm rõ xử lý 154 đối tượng. Trong đó, Đội CSHS Công an TP Huế đã xác lập nhiều chuyên án, điều tra làm rõ 72 vụ trộm cắp, lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, xử lý nhiều đối tượng liên quan, trong số đó có 31 đối tượng dưới 18 tuổ.i và 76 đối tượng từ 18 đến 30 tuổ.i.
Đối tượng Châu Viết Nhật Huy (áo trắng) và nhóm thanh, thiếu niên trộm cắp xe mô tô bị bắt giữ.
“Ngoài xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, trong đó có nhiều vụ án do các đối tượng thanh, thiếu niên gây ra, Đội còn tích cực phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương rà soát các đối tượng nghi vấn để đưa vào diện quản lý nghiệp vụ. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn tích cực nắm tình hình địa bàn để từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng thanh, thiếu niên phạm tội”, Trung tá Lê Ngọc Minh cho biết thêm.
Mới đây, sau khi nhận được tin báo của nhiều người dân ở TP Huế về việc bị mất trộm xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Công an TP Huế đã chỉ đạo Đội CSHS vào cuộc điều tra, xác minh thông tin. Sau một thời gian ngắn, Đội CSHS Công an TP Huế đã tiến hành bắt giữ Châu Viết Nhật Huy (SN 2007), là đối tượng cầm đầu nhóm trộm cắp xe mô tô và Nguyễn Văn Lợi (SN 2006, cùng trú tại TP Huế) để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản”; đồng thời triệu tập nhiều đối tượng có liên quan để làm rõ.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận, lợi dụng ban đêm, khi người dân đậu đỗ xe mô tô dọc vỉa hè các tuyến đường nhưng không có người trông coi, không khóa cổ thì nhóm này tiếp cận dắt trộm xe đến nơi vắng vẻ để phá khóa. Sau đó các đối tượng đấu nối dây điện nổ máy rồi điều khiển làm phương tiện đi lại. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng đã thực hiện trót lọt hơn 10 vụ trộm cắp xe Honda Wave ở địa bàn TP Huế.
Video đang HOT
Tương tự, Đội CSHS Công an TP Huế cũng đã điều tra làm rõ nhóm đối tượng gồm Nguyễn Đôn Hòa (SN 2009, trú phường Hương Vinh, TP Huế) và Nguyễn Hoàng Nam (SN 2010, trú phường Phú Hậu, TP Huế) đột nhập vào quầy thu ngân 2 quán cà phê trên đường Nguyễn Sinh Cung và đường Hai Bà Trưng, TP Huế để trộm cắp tài sản.
Theo cơ quan Công an, vào thời điểm cuối năm thường diễn ra các cuộc liên hoan, tổng kết. Do thiếu tiề.n để tụ tập ăn chơi, hoặc bị bạn bè trong hội nhóm lôi kéo, dụ dỗ nên nhiều đối tượng thanh, thiếu niên trên địa bàn đã cùng tham gia thực hiện các vụ trộm cắp, cướp giật tài sản. Các loại tài sản như ĐTDĐ, dây chuyền, nhẫn vàng, xe máy… là tang vật các vụ án được các đối tượng mang bán, cầm cố để lấy tiề.n tiêu xài, phục vụ mục đích cá nhân.
Chẳng hạn như vừa qua, tại tuyến đường thôn Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, xảy ra vụ cướp tài sản táo tợn vào thời điểm đêm khuya do 4 thanh niên gồm Nguyễn Văn Lợi (SN 1997, trú tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh); Lê Hoàng Thiên Phong; Trần Hoàng Anh Quân và Phan Gia Huy (cùng SN 2006, trú tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) gây ra. Nguyễn Văn Lợi đã lên kế hoạch và bàn với 3 đối tượng Phong, Quân, Huy mang theo 3 khúc gậy sắt, dây rút nhựa trắng đến tại vị trí đường liên thôn Hà Cảng để thực hiện hành vi cướp tài sản.
Tại đây, Phong liên hệ và gửi định vị cho chị Trần Thị B. (SN 2004, trú xã Phong An, huyện Phong Điền) để hẹn chị B. đến giao hàng. Khi chị B. đi cùng một nam thanh niên đến tại điểm hẹn thì nhóm đối tượng này lao vào dùng gậy đán.h, đ.e dọ.a bắt nạ.n nhâ.n chuyển số tiề.n 7 triệu đồng vào tài khoản của Lợi. Lúc này chị Trịnh Thị T. (trú ở tỉnh Thanh Hóa, bạn chị B.) chạy đến can ngăn và xảy ra xô xát thì bị đối tượng Trần Hoàng Anh Quân cướp lấy điện thoại iPhone 15 Promax. Sau khi gây án, nhóm đối tượng liền bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nhận tin báo vụ việc, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế nhanh chóng chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung lực lượng, phương tiện, truy bắt nhóm đối tượng. Chỉ ít giờ sau khi gây án, lực lượng Công an huyện Quảng Điền bắt giữ được Huy và Quân. Riêng 2 đối tượng Phong và Lợi bị Công an huyện Phú Lộc và Phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ khi đang lẩn trốn tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc.
Ngoài gây ra các vụ trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, vào ban đêm ở những tuyến đường vắng, một số nhóm thanh, thiếu niên ở TP Huế còn tụ tập sử dụng mô tô chạy tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đán.h võng gây mất an toàn giao thông và nguy hiểm cho người đi đường. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an TP Huế cũng đã tăng cường lực lượng, tổ chức tuần tra kiểm soát để xử lý nghiêm các nhóm đối tượng có hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, để kìm giảm tội phạm trộm cắp, cướp giật và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thanh, thiếu niên, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan Công an thì cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học.
Bên cạnh đó, các trường THCS, THPT và cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định pháp luật cho các em học sinh, sinh viên. Từ đó giúp các em nâng cao nhận thức, biết được hành vi nào sẽ vi phạm pháp luật để chủ động tránh xa và không bị bạn bè lôi kéo, dụ dỗ. Đồng thời cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật do thanh, thiếu niên gây ra.
Chủ tài khoản Facebook "Trái cây tận gốc" trả giá đắt khi kêu gọi góp vốn, lừa chiếm tiề.n tỷ
Do làm ăn thua lỗ, nợ nần và để đạt được mục đích có tiề.n trả nợ, chi tiêu cá nhân, Hà Thị Theo (SN 1995, trú phường Hương An, TP Huế, Thừa Thiên Huế) sử dụng các tài khoản Facebook "Trái cây tận gốc", "Siêu rẻ" và dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiề.n hàng tỷ đồng của các bị hại...
Điêu đứng vì góp vốn buôn chung
Hồ sơ vụ án cho thấy, trước đây, Theo từng quen biết với chị Trần Thị Kim Th. (trú phường Phú Hậu, TP Huế). Sau đó, Theo sử dụng điện thoại và tài khoản Facebook "Nhìn Đời Rơi Lệ", "Phan Văn Vôn" (sau đổi thành "Siêu Rẻ", "Trái Cây Tận Gốc") để gọi điện, nhắn tin với chị Th, đưa ra nhiều thông tin gian dối là Theo có chuyến hàng đi buôn trái cây, số tiề.n đi chuyến hàng, số tiề.n lời chuyến hàng để rủ chị Thỏa cùng góp vốn đi buôn. Tin tưởng lời nói của Theo là thật, chị Th đã nhiều lần đưa tiề.n góp vốn cho Theo để hưởng tiề.n lời của các chuyến hàng và bị Theo chiếm đoạt.
Hà Thị Theo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Đơn cử, Theo báo cho chị Th biết sẽ đi chuyến hàng trái cây từ Trung Quốc về để chuẩn bị cho thị trường Tết, nếu chị Th góp số tiề.n 180 triệu đồng, thời hạn 1,5 tháng sẽ được nhận 30 triệu đồng. Tin lời Theo, chị Th đã chuyển cho Theo 180 triệu đồng. Tiếp đó, Theo nhắn tin cho chị Th biết, vừa ký hợp đồng đi 2 chuyến hàng trái cây, mỗi chuyến 100 triệu đồng, trong thời gian 1 tháng được nhận tiề.n lãi là 20 triệu đồng. Khi chị Th muốn xem hợp đồng thì Theo nói việc ký hợp đồng với khách hàng là việc làm ăn riêng của Theo không thể tiết lộ. Tin lời nói của Theo, chị Th đưa 200 triệu đồng cho Theo.
Cũng với thủ đoạn tương tự, lần gần đây nhất. Theo nói với chị Th có chuyến hàng cần 400 triệu đồng, thời gian 10 - 15 ngày, nếu Th góp vốn thì được chia tiề.n lời 75 triệu đồng. Chị Th cũng tin tưởng và đưa cho Theo 400 triệu đồng... Theo cơ quan điều tra, Theo đã đưa ra nhiều thủ đoạn gian dối để 16 lần chiếm đoạt của chị Th với số tiề.n gần 1,5 tỷ đồng. Toàn bộ số tiề.n này, Theo dùng để trả nợ cũ, chứ không hề đi buôn chuyến hàng nào cả.
Ngoài chị Th, Theo còn kêu gọi thêm chị Lương Thị K. (trú xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) cùng góp vốn buôn chung. Theo dùng điện thoại hoặc sử dụng tài khoản Facebook "Trái cây tận gốc" để liên lạc với chị K qua tài khoản Facebook "Kieu Luong", đưa ra thông tin trao đổi về các chuyến hàng trái cây, số tiề.n đi chuyến hàng, số tiề.n lời chuyến hàng, để rủ chị K góp vốn. Tin tưởng Theo, chị K đã bị Theo chiếm đoạt số tiề.n gần 1,4 tỷ đồng.
Người đăng bán dưa trên mạng sập bẫy lừa
Không chỉ kêu gọi người góp vốn để buôn trái cây, chia lợi nhuận cao, do nợ nần không có khả năng chi trả, Theo còn sử dụng tài khoản Facebook "Trái cây tận gốc" để chiếm đoạt của những người bán hàng trên mạng xã hội. Theo tìm thấy trên Facebook có chị Võ Thị Lệ Q. (trú thị xã An Nhơn, Bình Định) đăng bán dưa lưới, dưa hấu nên xin số điện thoại, kết bạn zalo, để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, giữa năm 2023, Theo trao đổi đặt mua dưa lưới của chị Q. Theo chụp ảnh Căn cước công dân và gửi video tự thuật giới thiệu họ tên, nơi ở, năm sinh và cam kết trưa mai nhận hàng thì chiều mai sẽ chuyển trả tiề.n cho chị Q.
Tin tưởng lời nói của Theo, chị Q nhiều lần đến các ruộng dưa hấu, dưa lưới gom hàng rồi bán lại cho Thoa để kiếm lãi từ 500-1.000 đồng/ký sau khi trừ chi phí. Sau 2-3 lần gửi hàng ra Huế, chị Q nói Theo gửi trả tiề.n để chị trả cho nông dân trồng dưa thì Theo nói đang chờ gom tiề.n để chuyển nên chị Q tin tưởng.
Lần gần đây nhất. Theo gọi Zalo nói với chị Q, ở Huế vào dịp rằm và 30 âm lịch hàng tháng, hầu như nhà nào cũng cúng nên người dân thích dưa lưới, dưa hấu và hỏi chị Quyên có dưa hấu đẹp số lượng nhiều không, Theo có thể bán với số lượng lớn thì chị Q cho biết có 2 ruộng dưa hấu. Sau đó, chị Q đến ruộng dưa hấu, gọi video zalo cho Theo thấy trực tiếp và chị Q đã gom mua 20 tấn dưa hấu gửi ra cho Theo... Toàn bộ số dưa hấu, dưa lưới chị Q gửi cho Theo nhiều lần có tổng giá trị gần 290 triệu đồng nhưng Theo không trả tiề.n cho chị Q như đã cam kết. Trong khi đó, chị Q phải vay mượn để trả tiề.n cho những người nông dân bán dưa cho chị.
Chưa dừng lại ở đó, theo cơ quan Công an, Theo còn sử dụng Facebook "Trái cây tận gốc" và số điện thoại 0907540658 đăng ký Zalo để trao đổi với chị Bùi Thị Thu H. (trú phường Nam Cương, TP Lào Cai, Lào Cai) và đưa ra nhiều thông tin gian dối như: Theo có nhiều cộng tác viên bán hàng; vợ chồng Theo là bỏ tổng cho các vựa trái cây khác và mạnh nhất nhì ở Huế...
Tin tưởng lời nói của Theo, chị H đồng ý bán cho Theo 5 tấn táo khô với số tiề.n 145 triệu đồng và 4 thùng túi nilon đựng táo với số tiề.n 28 triệu đồng. Sau khi chị H thuê xe từ Lào Cai chở vào Huế, giao số hàng trên cho Theo thì Theo kêu người bán, lấy tiề.n trả nợ cho người khác mà không trả tiề.n cho chị H...
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Thị Theo mới đây, bị hại rất bức xúc vì hậu quả Theo gây ra cho họ quá lớn khiến công việc làm ăn của họ bị gián đoạn, rồi dẫn đến nợ nần, cuộc sống xáo trộn... Còn Theo để có tiề.n trả nợ, tiêu xài cá nhân đã liên tục dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của nhiều người. TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên phạt Hà Thị Theo 9 năm tù về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" và buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiề.n đã chiếm đoạt cho các bị hại.
Ai cung cấp m.a tú.y cho đường dây có 2 cựu cán bộ công an ở Hà Nội? M.a tú.y bắt nguồn từ đối tượng người Lào, sau đó được Thành và Dũng vận chuyển về Hà Nội. Tại thủ đô, Hương phụ trách việc tìm nguồn tiêu thụ. Trong đường dây Mua bán trái phép chất m.a tú.y xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam, VKSND Tối cao xác định Nguyễn Thị Kim Hương (39 tuổ.i, ở quận Long...