Thừa Thiên – Huế: Xe chở cát sỏi phá nát đường dân sinh
Người dân sống ở xã Lộc An ( huyện Phú Lộc) phản ánh việc các xe tải chở cát, sỏi từ các cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần phá nát nhiều tuyến đường ở đây.
Thời gian qua, Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của người dân về việc nhiều xe tải chở cát sỏi từ các cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần, xã Lộc An, đã khiến nhiều tuyến đường ở đây hư hỏng nặng nề.
Tuyến đường liên xã từ cầu Truồi đến các cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần bị hư hỏng nghiêm trọng.
Ghi nhận của PV tại đây, nhiều tuyến đường đặc biệt đoạn từ cầu Truồi đến các cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần, xã Lộc An, huyện Phú Lộc xuất hiện hàng loạt ổ voi, ổ gà gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc đi lại của người dân, cùng với đó ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn.
Ông H., người dân sống ở đây cho biết, các xe chở cát sỏi ra vào những cơ sở kinh doanh nói trên hoạt động rầm rộ, đã nhiều lần ông và một số người khác đối mặt với nguy cơ tai nạn giao thông.
Những ngày thời trời nắng nóng khiến bụi bặm bay vào phủ trắng các vật dụng trong nhà người dân sống hai bên đường.
Một người dân khác sống trên tuyến đường này cho biết, khi các xe chở cát sỏi vào thời trời nắng nóng khiến bụi bặm bay vào nhà người dân rất nhiều, điển hình gia đình ông phải liên tục quét dọn nhà cửa, lau chùi đồ đạc.
“Phần lớn các gia đình ở hai bên đường phải đóng cửa tránh bụi, tuy nhiên, gia đình ông buôn bán nên đóng cửa là điều không thể mà phải đối diện với sự ô nhiễm này. Lúc trời mưa, các ổ voi, ổ gà tại đây ứ đọng nước rất nhiều khiến xe cộ, đặc biệt ô tô loại nhỏ không dám lưu thông qua đây”, người đàn ông này chia sẻ thêm.
Vào ngày trời mưa, những ổ voi, ổ gà ở đây đọng nước gây khó khăn, nguy hiểm và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Cùng với đó, người này cho hay, các bến bãi ở đây thường hoạt động vào buổi sáng, bởi lẽ, buổi tối là thời gian các cơ sở này thu mua cát sỏi từ sông Truồi tập kết lên bãi, sau đó các chủ bãi nhanh chóng “tẩu tán” trong buổi sáng ngày hôm sau. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền địa phương qua các cuộc họp, nhưng gần Tết vừa rồi (Tết âm lịch 2019 – PV), họ mới đưa đá dăm về phủ qua loa, sau đó đâu lại vào đấy (tuyến đường lại hư hỏng trở lại – PV)”, người dân này bộc bạch.
Video đang HOT
Các cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần được xây dựng một cách sơ sài, không đáp ứng nhiều yêu cầu theo Quyết định 07 về việc ban hành quy định về quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Để làm rõ những phản ánh trên, PV đã liên hệ với UBND xã Lộc An. Trả lời PV Báo Kinh tế nông thôn, ông Trần Viết Việt, Phó chủ tịch xã cho biết, tuyến đường dọc sông Truồi là đường liên xã Lộc An và Lộc Hòa, lượng xe tải lưu thông nhiều, dẫn đến hư hỏng, UBND xã đã phải bỏ tiền mua đá dăm về tu sửa tạm thời. Trong nhiều cuộc họp, UBND xã đã kiến nghị thực trạng này đến cấp trên, tuy nhiên, chưa có dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến đường này.
Về nguồn gốc cát, sỏi tập kết mua bán tại đây, vị Phó chủ tịch xã chỉ nắm được rằng các chủ cơ sở mua lại của người dân khai thác tự phát “chỗ nào cấm thì họ (người dân khai thác tự phát – PV) không khai thác, còn chỗ nào không cấm thì họ khai thác”.
Máy móc phục vụ trong các cơ sở kinh doanh này nằm ngay dưới những đường dây điện ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Nói thêm, theo ghi nhận của PV, các cơ sở kinh doanh cát, sỏi nói trên được xây dựng một cách sơ sài, không đảm bảo nhiều yêu cầu theo Quyết định 07 về việc ban hành quy định về quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có hiệu lực từ ngày 03/01/2019, như: không có cổng phù hợp với cảnh quan, môi trường xung quanh; không có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp hoặc tên hộ; không có phương tiện, thiết bị để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định…
Văn Nghĩa
Theo KTNT
LẠ: Bà lão 80 tuổi vẫn hàng ngày đi đánh cá trên sông Cảnh Dương
80 tuổi, mệ Trần Thị Khuyên vẫn dẻo dai bơi xuồng mưu sinh hàng ngày trên sông Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) khiến nhiều người nể phục. Xuất thân con gái làng chài, 16 tuổi mệ đã gắn bó với sông nước cho đến hôm nay vẫn bền bỉ với tay lưới, mái chèo.
Từ thời thiếu nữ cho đến thuở nên duyên vợ chồng, dắt díu nhau về thôn Cù Dù sinh sống, nghề này đã giúp gia đình mệ vượt qua nhiều sóng gió cuộc đời. Khi chuyển về ở khu tái định cư Lộc Vĩnh, các con đã vào Nam lập nghiệp, mệ vẫn thủy chung với sông nước.
Từ 5 giờ sáng, mệ Khuyên soạn tay lưới, vợt, xô đựng cá... lên chiếc xuồng nhỏ bắt đầu hành trình bủa lưới như bao bạn nghề khác trên sông Cảnh Dương. Cùng hai chiếc dầm tay, mệ thoăn thoắt hướng ra khu vực rừng ngập mặn và làm công việc quen thuộc (thả lưới, thu lưới) như hơn 60 năm qua.
Gặp lúc trời thương, thu hoạch cá, tôm, cua, ghẹ khá... mệ bán được hai ba trăm ngàn, khi "hèn" chỉ được vài chục ngàn. "Giàu có chi con ơi, chẳng qua sông nước là cuộc đời không thể rời xa. Con cái nói mạ lớn rồi, tiền tiêu hàng tháng mấy đứa đều gửi về đầy đủ, dặn mạ nghỉ ngơi nhưng làm việc như ri cũng là một cách rèn luyện sức khỏe. Mà mệ yêu nghề ni lắm! Chỉ có mùa đông và ốm đau là mệ không đi thả lưới, còn lại vẫn gắn bó với con nước như một thói quen".
"Người ta đi có đôi có bạn, đằng này mệ làm nghề một mình vừa chèo vừa thả lưới. Bình quân mỗi ngày lênh đênh chèo cả chục cây số chơ không ít. Trai tráng như tui e mần không được như mệ mô", một ngư dân làm nghề trên sông Cảnh Dương cho hay.
Bí quyết để duy trì sức khỏe, chèo thuyền thả lưới dẻo dai của mệ Khuyên chính là chế độ ăn cơm nhiều cá, làm nghề đều đặn, tinh thần thoải mái. Chị Võ Thị Nhung Xuân, Chủ tịch Hội LHPN xã Lộc Vĩnh cho biết: "Tuy lớn tuổi nhưng mệ tham gia đều đặn các hoạt động địa phương. Vợ chồng mệ còn là tấm gương sống mẫu mực cho nhiều người trẻ noi theo".
Cùng Thừa Thiên Huế Online xem lại một buổi mưu sinh của nữ ngư phủ kỳ cựu này:
Tại khu vực sông Cảnh Dương (vùng giáp biển), công việc của mệ Khuyên bắt đầu từ 5 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều.
Chiều dài làm lưới kéo dài khoảng 3 cây số, một ngày mệ thả lưới và thu lưới mấy bận, tương đương với gần 10 cây số.
Khu vực gần rừng đước là bãi đẻ cho các loài thủy sản nên dễ có cá mắc lưới.
Chiếc xuồng nhỏ, dầm tay, lưới, vợt, xô đựng cá... gắn bó với mệ Trần Thị Khuyên nhiều năm qua.
Người ta đi có đôi, một người chèo một người thả lưới, riêng mệ thì một mình làm tất cả các công đoạn rất điệu nghệ.
Dấu vết thời gian và tình yêu sông nước
Bữa trưa của mệ Khuyên thường là ổ mì hoặc gói mì tôm. Mệ thường vào các chòi nuôi tôm xin nước sôi và nghỉ ngơi dùng bữa dưới chân cầu Bù Lu.
Thưởng thức ngụm nước lá, thư thái hưởng cơn gió mát cũng là niềm vui đơn giản của nữ ngư phủ già này.
Nụ cười trong nắng
...Tùy ngày, có khi thu hoạch vài cân cá, có khi chỉ vỏn vẹn vài con nhưng mệ vẫn đi bủa lưới một cách say mê.
Vợ chồng anh Trần Văn Bửu là người thu mua trực tiếp thủy sản của mệ. Anh Bửu nói hễ nghe mệ a lô có cá là anh ra bến đón ngay.
Những đứa trẻ hàng xóm thường tò mò ngồi chơi, hỏi chuyện những khi mệ cập bờ, thu lưới về nhà.
Chồng mệ là ông Trần Ghe, 83 tuổi, lúc còn khỏe ông làm ruộng và phụ giúp mệ may vá lưới, mỗi khi mệ trở về đã có ông lo chuyện cơm nước.
Theo Minh Tuệ (Báo Thừa Thiên Huế)
Điều tra vụ bé gái 13 tuổi tử vong khi tắm ở thác Trượt Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang vào cuộc điều tra vụ một bé gái tử vong khi đi tắm thác trên địa bàn. Tối 21/6, thông tin từ UBND xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, công an huyện này đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân khiến một bé gái tử vong...