Thừa Thiên – Huế: Tôn vinh 12 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu năm 2021
Ngày 6/11, tại Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế long trọng tổ chức Lễ Tôn vinh 12 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu lần thứ V năm 2021.
Các trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu được vinh danh.
12 trí thức tiêu biểu được tôn vinh trong lần này là những gương mặt có những giải pháp, sáng kiến, công trình khoa học tiêu biểu, thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Tiêu biểu như Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Thị Kim Hồng, Giảng viên Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế là người đã tham gia và đạt nhiều giải thưởng trong các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Thị Kim Hồng cũng đã xuất bản 5 cuốn sách và giáo trình chuyên ngành Sinh học, công bố 136 công trình nghiên cứu; trong đó, có hơn 30 công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín. Bà đã được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Năm tặng bằng khen về thành tích đạt giải tại Giải thưởng Sáng Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020.
Hay như, bác sỹ chuyên khoa II Phạm Minh Trường, Giám đốc Bệnh viện Mắt Huế là người có công lao trong hành trình 15 năm thành lập Bệnh viện Mắt Huế. Thực hiện chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi”, 5 năm qua bệnh viện đã tổ chức khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho hơn 23.000 người cao tuổi; phẫu thuật đục thủy tinh thể cho hơn 2.500 bệnh nhân, được nhân dân đánh giá cao. Bác sỹ Trường là một trong 15 người trên thế giới và là bác sỹ nhãn khoa đầu tiên của Việt Nam đang làm việc trong bệnh viện công lập được nhận giải thưởng “Eye Health Heroes – Anh hùng trong phòng chống mù lòa”, do Tổ chức Phòng chống mù lòa Thế giới (IAPB) trao tặng vào năm 2017.
Ghi nhận, biểu dương những thành tích và sự cống hiến của các nhà khoa học, trí thức, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế Trần Hữu Dàng nhấn mạnh, các nhà trí thức, nhà khoa học đã đóng góp tài năng và trí tuệ cho khoa học, xây dựng tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà và phát triển đất nước. Mười hai nhà khoa học, trí thức tiêu biểu trong buổi lễ tôn vinh ngày hôm nay, với những thành tựu nổi bật được biết tới không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn ở tầm quốc tế – những con người ấy – xứng đáng là niềm tự hào của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vai trò của trí thức của tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt là đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, điều này đã được thực tiễn khẳng định. Đội ngũ trí thức tỉnh Thừa Thiên – Huế được đánh giá là đứng thứ nhất khu vực miền Trung – Tây nguyên, đứng thứ ba toàn quốc về số lượng, chỉ đứng sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với hơn 40.000 người có trình độ từ cao đẳng trở lên và đa dạng về ngành nghề đào tạo. Hiện Thừa Thiên – Huế có 275 giáo sư, phó giáo sư; 1.043 tiến sỹ; 3.936 thạc sỹ; 7.787 đại học; trong đó, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ 15.124 người.
Thừa Thiên - Huế: 90 trường nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến vì dịch Covid-19
Tình hình dịch Covid-19 tại Thừa Thiên - Huế đang diễn biến phức tạp và đến nay có hơn 90 trường cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến vì nhiều giáo viên và học sinh có liên quan đến yếu tố dịch tễ.
Sáng 5.11, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn xuất hiện nhiều F0 tại cộng đồng, trong đó có nhiều giáo viên và học sinh liên quan đến các yếu tố dịch tễ (F0, F1, F2...) nên đến nay toàn tỉnh đã có 90 trường cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến và học qua truyền hình.
Trường THCS Phạm Văn Đồng, P. Vỹ Dạ, TP.Huế, hôm nay đã cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến do xuất hiện chùm ca bệnh ở khu vực Cồn Hến, thuộc P. Vỹ Dạ - P.T
Cụ thể, toàn tỉnh có 34.604 học sinh từ mầm non đến THPT đã dừng đến trường, 18.918 học sinh chuyển sang học trực tuyến, 4.143 học sinh học qua truyền hình, còn lại là học sinh mầm non được nghỉ học ở nhà.
Các địa bàn có số trường học dừng học trực tiếp nhiều nhất là H. Quảng Điền, có 18 trường tiểu học, 11 trường THCS, 3 trường THPT gồm Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hóa Châu.
Covid-19 sáng 5.11: Cả nước 946.043 ca nhiễm, 835.406 ca khỏi | Tiêm 2 mũi vắc xin hiệu quả ra sao?
Tại TP.Huế, trường THPT Nguyễn Huệ, do có giáo viên liên quan yếu tố dịch tễ nên một số lớp đã nghỉ học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến để tầm soát Covid-19. Các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn P.Vỹ Dạ, do xuất hiện chùm ca nhiễm ở khu vực Cồn Hến, nên đến nay cũng đã dừng học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến.
Ông Nguyễn Tân, cho biết thêm ngành giáo dục đang theo dõi sát sao tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Với những vùng không an toàn, các địa phương sẽ chuyển sang phương án cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến và học qua truyền hình.
Gắn bình đẳng giới vào hương ước, quy ước của cộng đồng Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 (tại Quyết định 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021). Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới. Ảnh minh hoạ: Thanh Tùng/TTXVN Mục tiêu...