Thừa Thiên Huế: Tiếp tục tổ chức chợ đêm tại thị xã Hương Thủy
Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy Nguyễn Thanh Minh kỳ vọng, sau phiên chợ đêm lần này, xã Thủy Thanh sẽ tổ chức chợ đêm hàng tháng nhằm khai thác thế mạnh về di tích, thu hút khách du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Thủy Thanh cũng như thị xã Hương Thủy.
Sáng 20/11, tin từ UBND thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sẽ tiếp tục diễn ra phiên chợ đêm từ 27 – 29/11, tại khu vực Điểm du lịch cộng đồng cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy).
Sẽ tiếp tục diễn ra phiên chợ đêm từ 27 – 29/11, tại khu vực Điểm du lịch cộng đồng cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy).
Chợ đêm sẽ trưng bày, giới thiệu, mua bán các sản phẩm đặc thù của địa phương ở khu vực chợ, dọc bờ sông Thanh Thủy, như: gạo thơm Thủy Thanh, gà kiến, các loại rau, củ, quả, dưa môn, dưa chuối, cá rô đồng, ếch đồng, lóc đồng, lươn, ốc, trứng lộn; sản phẩm lưu niệm, sản phẩm OCOP…
Để giúp người dân, du khách có thêm không gian tham quan, trải nghiệm đa dạng, ấn tượng, khu vực diễn ra chợ đêm sẽ trang trí thêm hệ thống đèn chiếu sáng, đèn lồng, đèn Led; bổ sung các mặt hàng nông sản, đặc sản ngoài địa phương; tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng tại Vân Thê Garden, tạo kết nối với các hoạt động tại chợ đêm.
Trong những ngày diễn ra, phiên chợ có những hoạt động trình diễn, trải nghiệm, như: xay lúa, giã gạo, giần, sàng; làm các loại bánh, nấu bánh canh; cất rớ; tát nước; chằm nón…
Video đang HOT
Từ thành công ở những phiên trước, chợ đêm lần này tiếp tục tổ chức các trò chơi dân gian vui nhộn.
Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh Đặng Văn Hiệp cho biết, từ thành công ở những phiên trước, chợ đêm lần này tiếp tục tổ chức các trò chơi dân gian vui nhộn, như: bài chòi, bịt mắt đập om, ném vòng vào cổ vịt, nhảy sạp, đi cầu khỉ ném bóng, giành ghế, vật tay… kết hợp với chương trình đinh “Đêm hội quê hương” lần đầu được tổ chức và theo phong cách “mở”.
Bên cạnh đó, phiên chợ đêm đề cao tính kết nối cộng đồng, trong những ngày diễn ra, bên cạnh mua sắm, trải nghiệm… người dân và du khách sẽ cùng tham gia các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, hát cho nhau nghe, nhảy sạp, đốt lửa trại. Các tiết mục trong “Đêm hội quê hương” diễn ra theo hình thức liên hoàn, ai ngang qua cũng có thể tham gia.
Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy Nguyễn Thanh Minh kỳ vọng, sau phiên chợ đêm lần này, xã Thủy Thanh sẽ tổ chức chợ đêm hàng tháng nhằm khai thác thế mạnh về di tích, thu hút khách du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Thủy Thanh cũng như thị xã Hương Thủy./.
Thừa Thiên Huế: Khởi động lại du lịch tàu biển
Sau gần 3 năm, chuyến tàu du lịch biển đầu tiên mới trở lại Huế và dự báo sẽ phục hồi tốt hơn từ năm 2023.
Du lịch tàu biển được dự báo sẽ phục hồi tốt trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Phong
Cập cảng sau gần 3 năm
Tháng 02/2020 là thời điểm mà chuyến tàu du lịch biển sau cùng cập cảng Chân Mây, sau đó tất cả phải dừng lại vì dịch bệnh. Đến tháng 10/2022, tức là 2 năm 8 tháng cảng Chân Mây mới lại đón chuyến tàu du lịch biển đầu tiên quay trở lại. Từ khi Việt Nam mở cửa du lịch hoàn toàn (tháng 3/2022), du lịch tàu biển là một trong những thị trường phục hồi chậm so với các thị trường truyền thống khác của Huế.
Chuyến tàu biển đầu tiên đến Huế là du thuyền 5 sao Le Lapérouse mang quốc tịch Wallis & Futuna của hãng tàu nổi tiếng Ponant. Du thuyền đã chở gần 100 du khách quốc tế, chủ yếu từ thị trường Âu, Mỹ đến với Cố đô. Nhiều du khách khi đến Huế cho biết, nếu không có dịch bệnh, họ đã có chuyến hành trình bằng tàu biển đến Việt Nam nói chung và Huế nói riêng từ giữa năm 2020. Khi đến Huế họ đã vô cùng ấn tượng với những đền đài, lăng tẩm, nhất là Đại Nội. Đến Huế họ còn rất ấn tượng khi được chào đón nồng hậu, với những bộ áo dài và nón lá dù trời mưa rất lớn. Nhiều du khách khẳng định, họ sẽ quay trở lại Huế trong một thời gian sớm nhất, nếu không bằng đường tàu biển sẽ bằng một hình thức di chuyển khác.
Ông Huỳnh Văn Toàn, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Chân Mây cho biết, trong tháng 10 và đầu tháng 11/2022, cảng đã liên tiếp đón 3 chuyến tàu du lịch cập cảng. Chân Mây là cảng phức hợp, vừa đón tàu du lịch và tàu hàng. Hiện, cầu cảng thứ 2 đã đưa vào hoạt động, cùng với cầu cảng số 1, cảng đã cơ bản hoàn thiện cơ sở vật chất để có thể đón tàu biển trở lại với các dịch vụ tốt nhất. Trong cuối năm nay và đặc biệt từ năm 2023, tần suất tàu du lịch đến Chân Mây sẽ tăng lên theo tịnh tiến của thời gian. Khả năng khoảng cuối năm 2023 sẽ phục hồi tốt như thời điểm năm 2019.
Đoàn khách tàu biển đến Huế đầu tháng 11/2022
Niềm vui không kém khi khách tàu biển trở lại là đội ngũ hướng dẫn viên chuyên phục vụ dòng khách này. Hướng dẫn viên Nguyễn Thanh Đô chia sẻ, trở lại Chân Mây sau hơn 3 năm để phục vụ khách là cảm xúc tươi mới như lần đầu đảm nhận phục vụ khách tàu biển. Các đơn vị lữ hành thông báo rằng, tín hiệu du lịch tàu biển đang rất khởi sắc và năm 2023 sẽ là giai đoạn "bùng nổ" trở lại. Điều này khiến "anh em" hướng dẫn viên chuyên về tàu biển rất phấn khởi.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, dù chưa nhiều, song việc tàu du lịch biển đã cập cảng Chân Mây và đưa khách đến Thừa Thiên Huế trở lại là tín hiệu tích cực đối với việc phục hồi du lịch; khởi động lại hoạt động du lịch tàu biển quốc tế tới cảng Chân Mây. Lâu nay, khách tàu biển chiếm tỷ trọng đáng kể, mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch Cố đô. Do đó, ngành du lịch phải chủ động các giải pháp để đón và phục vụ khách tốt hơn.
Nửa mừng, nửa lo
Ông Huỳnh Văn Toàn thông tin, Chân Mây là điểm đến của nhiều hãng tàu lớn trên thế giới, như Royal Caribbean, Celebrity Cruises, Tui Cruises, Costa Criere, Viking Ocean Cruises, Small Cruise Lines, Princess Cruises... Đặc biệt, siêu du thuyền mang tên Ovation of the Seas lớn nhất thế giới đã từng đến Chân Mây. Để chuẩn bị đón các hãng tàu lớn, cảng cũng đã xây dựng phương án mới, phân luồng và bố trí lịch trình cập cảng phù hợp, ưu tiên cho tàu du lịch. Cảng cũng đã có phương án bố trí bãi đỗ xe phù hợp, tạo thuận lợi khi hiện nay cảng đã có thêm các cầu cảng mới và khai thác tàu container.
Ông Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, ngành sẽ chủ động phối hợp với cảng Chân Mây, các đơn vị lữ hành chuyên khai thác khách tàu biển để tăng cường quảng bá, giới thiệu điểm đến những công trình, kiến trúc lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa và ẩm thực Huế... để khẳng định Huế đã sẵn sàng đón khách tàu biển với những dịch vụ, phương án tốt nhất. Cùng với đó là phối hợp với các điểm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tổ chức đưa khách đi tham quan và sử dụng dịch vụ khi khách lên bờ. Môi trường khi du khách dừng chân được chú trọng hơn, chất lượng dịch vụ phải được quan tâm hơn khi phục vụ đối tượng đã có rất nhiều trải nghiệm và yêu cầu cao vì đây là dòng khách có mức chi tiêu cao.
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) mới đây đưa ra phân tích, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch đường hàng không hay đường bộ. Đây cũng là lý do khiến du lịch tàu biển được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng và khai thác triệt để. Tổ chức này cũng dự báo sự phục hồi tốt hơn của du lịch tàu biển trong năm 2023.
Đó là tín hiệu mừng cho thị trường khách tàu biển, nhưng vẫn còn những nỗi lo. Đại diện công ty du lịch vừa đưa 3 chuyến tàu cập cảng Chân Mây cho biết, nhu cầu là có, nhưng hiện tại vẫn còn khá thấp. Quá trình tiếp thị cho thấy, dù là khách hạng sang nhưng giá tour vẫn là yếu tố chi phối khách. Như các chuyến tàu vừa qua mỗi chuyến tàu chỉ đưa từ 80 - 100 khách, so với con số hàng nghìn khách của những con tàu lớn trước đây. Có thể khi kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn, nhu cầu du lịch tàu biển mới trở lại trạng thái bình thường như trước.
Qua các chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Việt Nam cho thấy, hình thức tương đối khác so trước đây. Khách du lịch tàu biển lựa chọn đa dạng hơn. Không chỉ đi một tour suốt hành trình trên tàu, dừng lại điểm nào đó, xuống tham quan rồi quay lại tàu. Nay lại có sự thay đổi, khách lựa chọn các phương tiện di chuyển linh hoạt hơn, gồm cả tàu biển, máy bay, ô tô. Khách đi theo chặng để tiết kiệm chi phí và mang tính trải nghiệm cho biết. Do đó đây cũng là yếu tố mà các hãng lữ hành cần có sự biến hóa linh hoạt hơn trong khai thác dịch vụ.
Hội An đứng đầu danh sách 7 lễ hội đèn lồng thế giới Lễ hội đèn lồng Hội An là sự kiện duy nhất diễn ra hàng tháng trong danh sách này của AFAR, bên cạnh những cái tên lớn như Thái Lan, Nhật Bản. Hoạt động thả đèn hoa đăng tại Hội An. Ảnh: Kobby Dagan/Shutterstock. Lễ hội đèn lồng vốn là niềm tự hào của người dân Hội An, diễn ra vào ngày rằm...