Thừa Thiên Huế : Thiếu nước và hạn hán khốc liệt ở huyện A Lưới

Theo dõi VGT trên

Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân các tỉnh Bắc Trung bộ.

Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân các tỉnh Bắc Trung bộ. Tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, những ngày qua có mưa dông nhưng tình hình khô hạn, thiếu nước tưới cho sản xuất vụ Hè-Thu vẫn chưa được cải thiện.

Thừa Thiên Huế : Thiếu nước và hạn hán khốc liệt ở huyện A Lưới - Hình 1
Bà con đồng bào A Lưới bát đầu gieo sạ vụ Hè-Thu.

Ông Hồ Văn Na, ở thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện A Lưới cho biết: hạn hán kéo dài suốt thời gian qua làm nguồn nước phục vụ sản xuất trên địa bàn thiếu trầm trọng. Vụ Hè-Thu này, gia đình ông đã gieo sạ 4 sào lúa nước nhưng không hy vọng thu hoạch, vì đều trông nhờ vào nước trời.

Ông Na nói: “Bà con ở đây rất lo lắng, nhưng không làm cũng không được. Hơn nữa, bà con ở đây chỉ có làm ruộng thôi, dựa vào đồng ruộng là chính. Không làm lỡ có mưa là đói, cũng khó khăn cho nên phải cố gắng làm lúc có mưa là phải tranh thủ, thà là sau này hạn hán thì vứt thôi, bỏ thôi, chứ không biết làm sao nữa”.

Thừa Thiên Huế : Thiếu nước và hạn hán khốc liệt ở huyện A Lưới - Hình 2
Mực nước ở hồ thủy lợi A Lá ở xã A Ngo xuống rất thấp.

Xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 100 ha lúa nước. Do nắng hạn kéo dài, các ao hồ, đập dâng, sông suối khô cạn, vụ Đông Xuân vừa qua, gần 10 ha lúa bị khô hạn và mất trắng. Ông Nguyễn Đức, Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết, hiện xã đang huy động các nguồn lực đắp đập dã chiến, nạo vét các hệ thống kênh mương. Xã vận động người dân chuyển đổi gần 10 ha lúa nước bị hạn nặng sang trồng cây hoa màu khác như ngô, đậu.

Ông Đức nói: “Trước tình hình hạn hán kéo dài, xã đã tập trung vận động nhân dân là vụ Hè-Thu này chuyển diện tích đất hạn hán hiện nay sang một số cây trồng màu khác, đặc biệt là vận động nhân dân chuyến đổi sang trồng chuối hàng hóa theo đề án của huyện. Xã đã rà soát tất cả các diện tích đất thuộc diện vụ hè thu này không có khả năng đảm bảo nguồn nước để gieo cấy, trình UBND huyện xin chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng”.

Huyện miền núi A Lưới hiện có 86 công trình thuỷ lợi, phần lớn là tạm thời, bán kiên cố. Nhiều công trình đầu tư xây dựng đã khá lâu, nay đã xuống cấp, hư hỏng. Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, việc đầu tư hệ thống thuỷ lợi tại huyện A Lưới rất khó khăn khi diện tích trồng lúa nằm rải rác, không tập trung. Trước mắt, để tránh thiệt hại, vụ hè thu này, huyện sẽ kiên quyết vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng phù hợp.

Ông Ngưm cho biết: “Huyện chỉ đạo số diện tích không thể có nước tưới thì cho chuyển đổi sang cây trồng khác có thể phát triển qua cây ngô, cây họ đậu phù hợp với điều kiện thời tiết và phù hợp với thời vụ. Chủ trương của huyện một là thà bỏ hoang, hai là phải chuyển đổi vùng khô hạn nếu không thì vừa mất công mà không có thu hoạch vừa chi phí lớn”.

Thừa Thiên Huế : Thiếu nước và hạn hán khốc liệt ở huyện A Lưới - Hình 3
Ngay từ đầu vụ Hè-Thu ở huyện A Lưới đã thiếu nước.

Trước tình hình nắng hạn gay gắt, tỉnh thừa Thiên Huế đang chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng chi tiết kế hoạch ứng phó chống hạn theo kịch bản bất lợi và bố trí kinh phí để triển khai nạo vét các kênh, rạch, lòng hồ, các tuyến kênh chính dẫn nước từ các sông suối vào hệ thống kênh mương nội đồng để chống hạn cho diện tích gieo trồng…

Video đang HOT

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế cho biết, đối với huyện A Lưới tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi gần 300 ha lúa nước sang các cây trồng chịu hạn khác, diện tích còn lại huy động lực lượng nạo vét hệ thống kênh, thủy lợi và tích trữ nước

“Việc đầu tiên là tính toán chuyển đổi các vùng không có nước, vùng mà không có thủy lợi và lên kế hoạch chi tiết cụ thể điều chỉnh mùa vụ, chuyển sang những cây trồng chịu hạn tốt. Sử dụng nước tiết kiệm. Ở kịch bản xa hơn thì tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi, kênh mương, các công trình đầu mối”, ông Phương nói.

Nam Trung bộ hạn hán kỷ lục, Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Trước tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung bộ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện khẩn yêu cầu các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh Nam Trung bộ triển khai các biện pháp ứng phó nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn.

Nam Trung bộ hạn hán kỷ lục, Thủ tướng chỉ đạo khẩn - Hình 1

Hồ thủy lợi Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cạn trơ đáy. Ảnh: Việt Quốc.

Từ đầu năm 2020 đến nay, một số vùng ở khu vực Nam Trung bộ lượng mưa bị thiếu hụt, thấp hơn từ 20 - 90% so với trung bình nhiều năm (TBNN), riêng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận hầu như không có mưa nên đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước ở một số địa phương.

Hiện dung tích các hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn khoảng 20-60% dung tích thiết kế (Ninh Thuận đạt 13%, Bình Thuận 17%), thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước. Tỉnh Ninh Thuận đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, trong thời gian còn lại của mùa khô năm 2020 (từ tháng 6- 8/2020), ở khu vực Nam Trung bộ, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20-60% so với TBNN, một số sông thiếu hụt trên 70%.

Trên một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, dẫn đến nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khu vực Nam Trung Bộ.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Nam Trung bộ triển khai ngay một số biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá nguồn nước trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước từ đó rà soát, điều chỉnh và bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho phù hợp; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, các vùng đã sản xuất và tưới cây công nghiệp lâu năm;

Tổ chức nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, tích nước hồ chứa, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước và ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là hệ thống kênh mương ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

Rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành cụ thể từng hệ thống công trình thủy lợi, hướng dẫn nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp tích nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước;

Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn;

Đối với các vùng cao, vùng ven biển thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt phải chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân;

Chủ động phối hợp với doanh nghiệp, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cung ứng kịp thời, đầy đủ các loại giống cây rau, màu, giống lúa đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện địa phương phục vụ sản xuất vụ Hè Thu, Mùa 2020;

Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt; tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ khu vực nông thôn.

Nam Trung bộ hạn hán kỷ lục, Thủ tướng chỉ đạo khẩn - Hình 2

Khu vực chăn nuôi cừu tập trung ở thôn Đồng Dày, xã Phước Trung (Bác Ái, Ninh Thuận). Ảnh: A.T

Đối với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; tiếp tục tổ chức dự báo chuyên ngành, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn (điều chỉnh kế hoạch thời vụ, diện tích gieo trồng, cơ cấu, giống cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước);

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn việc điều tiết nước của các hồ chứa thủy lợi, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiện quả nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, ao, đầm, vùng trũng; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đánh giá cân đối nguồn nước, điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác;

Hướng dẫn, phổ biến, kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng; hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng sử dụng tiết kiệm nước để đối phó hiệu quả với tình trạng nắng nóng và khô hạn kéo dài; chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng;

Chủ trì phối hợp cùng các địa phương thực hiện rà soát, xác định vùng trồng lúa chủ động nguồn nước, vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng, xây dựng các mô hình chuyển đổi gắn với liên kết sản xuất và thị trường;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện và các địa phương trong khu vực thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện của từng lưu vực sông để bổ sung nước cho hạ du, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh;

Tiếp tục rà soát, đánh giá lại năng lực của các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước ở các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; xây dựng bản đồ dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp;

Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, đặc biệt là tình hình mưa, dòng chảy kịp thời cung cấp thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho hạ du; rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông liên tỉnh để bảo đảm cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô;

Tăng cường mạng quan trắc khí tượng thủy văn, đặc biệt tăng cường hệ thống đo mặn tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Trung Bộ.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng phương án cụ thể chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt; tăng cường sử dụng các nguồn điện khác, như: điện than, khí để dành nước của các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; ưu tiên bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các tháng mùa khô;

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho hạ du với ưu tiên trước hết là bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp sau đó đến các nhu cầu thiết yếu khác.

Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng y tế cơ sở chủ động kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nắng nóng kéo dài.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ cứu đói cho nhân dân các vùng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp nhu cầu, đề xuất cơ chế hỗ trợ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ khẩn cấp kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập măn cho các địa phương để triển khai các giải pháp ứng phó năm 2019-2020.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024
Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy
05:07:22 22/11/2024

Tin mới nhất

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

Lạ vui

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

2 học sinh tiểu học thức dậy từ 5h sáng để đọc sách, chưa kịp khen, netizen đã giận dữ khi thấy thứ sau lưng các em

Netizen

11:09:39 22/11/2024
Mong muốn con cái giỏi giang, thành công là tâm lý chung của hầu hết các bậc phụ huynh. Dù xuất phát từ tình yêu thương chân thành hay những kỳ vọng cá nhân, ai cũng mong con mình trở thành người ưu tú.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia

Thế giới

11:02:34 22/11/2024
Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.

Hồ Ngọc Hà: Có lúc tôi bế tắc, không biết phải làm gì!

Nhạc việt

10:50:06 22/11/2024
Có lúc tôi bế tắc, không biết mình cần phải làm gì, không biết còn được yêu thương không... , Hồ Ngọc Hà trải lòng.

Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da mùa hanh khô

Làm đẹp

10:25:04 22/11/2024
Cách chuẩn bị rất đơn giản: Rót một cốc nước ấm rồi thêm nước cốt của nửa quả chanh và chút mật ong vào nước rồi khuấy đều trước khi uống.

Tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024: Hợi khởi sắc, Dần bất ổn

Trắc nghiệm

09:49:20 22/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 22/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.