Thừa Thiên – Huế thiếu nước sản xuất
Trước tình trạng nắng hạn kéo dài, tỉnh Thừa Thiên – Huế đang khẩn trương bổ sung nguồn nước tưới tiêu cho ruộng đồng và thực hiện chuyển đổi cây trồng chịu hạn.
Hàng ngàn ha lúa nguy cơ thiếu nước
Ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ đông xuân, tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tập trung ra đồng đẩy nhanh tiến độ gieo sạ vụ hè thu năm 2021. Các giống lúa được cơ cấu chủ yếu là nhóm giống ngắn ngày và cực ngắn ngày. Vụ hè thu năm nay, hàng ngàn ha diện tích trồng lúa của người dân ở Thừa Thiên – Huế đang đứng trước nguy cơ thiếu nước phải chuyển đổi qua trồng các loại cây chịu hạn, hoặc phải bỏ hoang.
Ông Phan Phước (trú tại tổ dân phố Lương Viện, Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang) cho biết, vụ hè thu năm nay gia đình ông lại tiếp tục phải bỏ hoang 3 sào ruộng lúa, do sản xuất không hiệu quả, nguồn nước tưới chủ yếu nhờ trời.
Gần 150 ha diện tích trồng lúa chủ yếu ở 2 thôn Lương Viện, Viễn Trình (Thị trấn Phú Đa) cũng phải bỏ hoang do bị thiếu nước tưới tiêu. Huyện Phú Vang cũng là địa phương có diện tích lúa vụ hè thu 2021 không thể sản xuất lớn nhất tỉnh với khoảng hơn 1.156 ha, do không chủ động được nguồn nước tưới.
Hàng ngàn ha lúa vụ hè thu 2021 ở Thừa Thiên – Huế đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới. Ảnh: Tiến Thành.
Theo kế hoạch, vụ hè thu này huyện Phong Điền đưa vào gieo sạ hơn 4.800 ha lúa. Nhiều nơi như vùng Ngũ Điền, những ngày qua, nguồn nước tưới tiêu hiện đã cạn kiệt. Nông dân ở đây cho biết, cả gần 2 tháng vẫn không có giọt mưa nên gây ảnh hưởng đến lưu lượng nước từ thượng nguồn về sông Ô Lâu, dẫn đến nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở cuối sông bị cạn kiệt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, huyện Phong Điền đã yêu cầu các địa phương cần bố trí hợp lý các giống trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất. Đồng thời, khuyến khích mở rộng sản xuất một số giống lúa đã được công nhận chính thức có tham gia liên kết, tiêu thụ sản phẩm, tăng tỷ lệ cơ cấu hợp lý các giống có thời gian sinh trưởng ngắn để đảm bảo được lịch thời vụ gieo trồng.
Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên – Huế, vụ hè thu 2021, nắng nóng có thể kéo dài, tình trạng thiếu nước có thể xảy ra. Do đó, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không bảo đảm chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất.
Nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo sản xuất có hiệu quả, Sở NN-PTNT Thừa Thiên – Huế đã có hướng dẫn cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng một số loại cây trồng chính vụ hè thu 2021. Theo đó, chủ yếu nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn, chủ lực là: Khang Dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100 (KH1), N87, N97 (nếp)… tuỳ thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế của địa phương để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp.
Gần 2 tháng nay, trên địa bàn Thừa Thiên – Huế nắng nóng kéo dài trên diện rộng khiến cho một số địa phương bị hạn hán cục bộ, nguồn nước tưới cạn kiệt. Hiện dung tích trữ hiện tại các hồ chứa thủy lợi đạt 70% dung tích thiết kế, hồ chứa thủy điện phổ biến trên 48% dung tích thiết kế.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền cho biết, để tạo tiền đề cho một mùa vụ thắng lợi, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các HTX nông nghiệp đưa vào gieo sạ các giống lúa mới đạt năng suất cao, tiếp tục nhân rộng các mô hình giống lúa mới trên địa bàn huyện.
Cùng với đó, kết hợp với các địa phương quản lý vận hành, điều tiết hợp lý nguồn nước giữa các vùng, theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực. Rà soát lại hệ thống công trình cống thủy lợi, bờ đập, nạo vét kênh mương.
Huyện vận động nông dân nạo vét kênh mương tích trữ nước, gia cố bờ bao, cống đập, chủ động bơm tưới, gieo sạ đồng loạt đúng theo lịch thời vụ đề ra. Trên cơ sở đó, các ngành chuyên môn của huyện phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các HTX nông nghiệp tích cực đẩy nhanh tiến độ gieo sạ vụ hè thu, đảm bảo đúng khung lịch thời vụ đề ra.
Nạo vét kênh mương thủy lợi, đưa nước đến vùng sản xuất. Ảnh: Tiến Thành.
Để ứng phó với hạn hán và đảm bảo cho vụ gieo sạ hè thu 2021, Công ty Thủy lợi Thừa Thiên – Huế vừa quyết định mở nước hồ Truồi và duy trì mực nước sông Đại Giang để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các huyện, thị xã, như Phú Lộc, Hương Thủy và Phú Vang.
Đồng thời, đề nghị các thủy điện thượng nguồn bổ sung nước và duy trì mực nước sông Hương từ 0,45 – 0,5m để đảm bảo cung cấp hơn 7.900 ha diện tích trồng lúa ở khu vực phía Nam Thừa Thiên – Huế.
Ngoài ra, cho tiến hành nạo vét cửa vào Cống Mụ Tú, kênh dẫn Điền Hải – Điền Hòa, tuyến kênh chính hồ Hòa Mỹ, lắp đặt các trạm bơm tạm tăng cường vùng liên hồ Mỹ Xuyên, trạm bơm Phổ Lại ở Phong Điền; khởi động các trạm bơm tưới hỗ trợ hồ Khe Ngang, đắp đập tạm tại Hói 5 xã ở Thị xã Hương Trà…
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi đến Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 5 (thuộc Bộ NN-PTNT) yêu cầu tăng lưu lượng hồ thủy lợi Tả Trạch về hạ du để phục vụ xuống giống vụ hè thu 2021, với lưu lượng mỗi ngày khoảng 45 – 50 m3/s, thời điểm điều tiết kéo dài từ giữa tháng 5/2021 đến kết thúc giai đoạn xuống giống vụ hè thu 2021.
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước vụ hè thu phù hợp với thực trạng nguồn nước. Trong đó, cần lưu ý xác định nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn chi tiết đến từng vùng, khu vực để có giải pháp cụ thể.
Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu thiết yếu cho cả mùa khô năm 2021.
Cứu hộ khẩn cấp một tàu cá bị đâm chìm trong đêm
Do trời tối nên khi đang vào bờ thì tàu cá TTH 91119TS đâm phải một sà lan đang neo đậu ở cảng Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế), khiến tàu cá này cùng 12 thuyền viên bị chìm.
Lực lượng bộ đội biên phòng cùng người dân đưa người bị thương sau vụ chìm tàu cá ở càng Thuận An (Thừa Thiên Huế) đi cấp cứu - Ảnh: NGỌC BÌNH
Sáng 10-6, thượng tá Hoàng Minh Hùng - phó chỉ huy trưởng kiêm tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết đơn vị vừa cùng người dân cứu nạn 1 tàu cá bị chìm.
Trước đó, khoảng 20h tối 9-6, lực lượng bộ đội biên phòng nhận được tin báo có một tàu cá bị chìm sau khi va phải một sà lan ở khu vực cảng Thuận An.
Tàu cá bị nạn là tàu TTH 91119 TS do anh Nguyễn Hải (31 tuổi, trú TP Huế) làm thuyền trưởng. Sau khi đánh bắt cá trên biển trở về cảng Thuận An thì va chạm với sà lan 1412 Thuận Phong 36 đang đậu tại cảng. Lúc bị nạn trên thuyền có 12 thuyền viên.
Cú tông mạnh khiến tàu TTH 91119TS bị chìm. Thuyền viên Trần Trợ trên tàu cá bị thương nặng, được chẩn đoán gãy xương quai xanh và chấn thương phần mềm.
Nhận được tin báo, lực lượng bộ đội biên phòng đã cử một xuồng máy và huy động 2 tàu cá của người dân ra nơi xảy ra sự việc để cứu hộ, đưa người bị nạn đi cấp cứu. Đến 1h sáng 10-6, tàu cá bị chìm đã được đưa vào bờ.
Sử dụng tràn lan danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới": Chấn chỉnh để không vi phạm quyền sở hữu Gạo được sản xuất từ giống lúa ST25 sẽ được gọi là gạo ST25. Còn muốn sử dụng biểu trưng "Gạo ngon nhất thế giới" thì cần phải được sự cho phép của Ban tổ chức cuộc thi này. Nếu Việt Nam không chấn chỉnh thì việc bị cảnh báo sẽ tước quyền tham dự cuộc thi cũng là bình thường vì đã...