Thừa Thiên – Huế: Thả 1.300 con chim quý về rừng
Ngày 20/9, Hạt Kiểm lâm huyện Hương Trà (tỉnh TT-Huế) đã phối hợp với công an huyện này thả 1.300 con chim quý gồm: vẹt, nhồng, bạch đầu ô, cu, sáo… về rừng tại khu vực núi Gió, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà.
Như Dân trí đã thông tin, vào đêm 19/9, đoàn kiểm tra liên ngành gồm quản lý thị trường, công an, kiểm lâm sau khi kiểm tra xe ô tô khách của tài xế Cao Tấn Huy (SN 1971, trú Quảng Ngãi) đã phát hiện trên xe có nhiều chim quý.
Theo thống kê, có khoảng 1.300 con chim quý đang còn sống chứa trong 13 thùng như vẹt xanh: 5 thùng, chim Bạch đầu ô: 3 thùng, chim sáo nghệ: 3 thùng, cu cườm: 2 thùng…
Đoàn đã đưa 1.300 con chim quý đến khu vực núi Gió để thả nhằm cho chim có địa bàn sống thuận lợi
Từng con chim được đưa ra cẩn thận. Tuy nhiên vì đã ngấm mệt do bị nhốt trong hầm xe khách lâu nên rất nhiều cá thể chim chưa bay được ngay
Ngoài ra xe của tài xế Huy còn chở thêm 5 thùng xốp với tổng trọng lượng hơn 2 tạ thịt heo chết và nội tạng bốc mùi. Toàn bộ số hàng gồm chim quý, thịt heo, nội tạng này đều không có chủ hàng và giấy tờ liên quan.
Sau khi tiếp nhận 1.300 con chim rừng trên, do điều kiện cấp bách không có chỗ nuôi nhốt và để đảm bảo sức khỏe cho chim nên trong ngày 20/9, cơ quan chức năng đã thả toàn bộ số chim này về với rừng.
Video đang HOT
Những chú chim quý cuối cùng đã được trở về với rừng xanh.
Theo Dân Trí
Ngôi làng chuyên nuôi sĩ tử mùa thi
Ở ngôi làng đặc biệt này, cứ mỗi mùa thi cử nhà nhà lại háo hức chuẩn bị đầy đủ chỗ ăn, ở và nhiệt tình đón tiếp miễn phí sĩ tử khắp nơi về đây ứng thí.
Chỉ sợ thí sinh ở nhà mình ít hơn nhà hàng xóm
Làng La Chữ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế trong nhiều năm nay nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa cử. Đến hẹn lại lên, mỗi kỳ thi đại học đây luôn là chốn ghé chân của rất nhiều sĩ tử và người nhà với sự tiếp đón ân cần, chu đáo của những con người Huế.
Chúng tôi ghé về làng La Chữ trong những ngày thí sinh cả nước đổ dồn về chốn kinh đô Huế miệt mài kinh sử để ghi nhận tình hình sĩ tử vào chuẩn bị ứng thí trong kỳ thi ĐH đợt 2 năm 2011.
Ở đây có điều rất đặc biệt, như theo lời ông Lê Đình Lành, phó chủ tịch xã Hương Chữ, thì toàn xã có khoảng 2.100 hộ thì đến hơn 200 gia đình đồng ý cho các thí sinh ở xa đến địa phương dự thi với số lượng 900 chỗ ở miễn phí. Làng La Chữ với cụm 3, cụm 4 là những địa bàn gần hội đồng thi nên có số lượng sĩ tử và người nhà tập trung rất đông.
Các thí sinh vào ôn thi được người dân giúp đỡ và luôn coi họ như con cháu trong nhà
Chúng tôi ghé căn nhà của ông Hà Thúc Diệu, cụm trưởng cụm 3 khi ông và gia đình đang ăn cơm cùng 10 người là sĩ tử và phụ huynh từ Hà Tĩnh và Nghệ An vào ở trọ. Ông cho biết, những em này vào từ ngày mồng 4, việc ăn ngủ gia đình đều sắp xếp rất ổn thỏa nhằm tạo không gian cho các em ôn luyện bài tốt nhất, các phụ huynh có chỗ nghỉ ngơi thoải mái.
Hằng ngày, ngoài việc lo công tác cho thôn xóm, thời gian còn lại ông Diệu sốt sắng làm sao để giúp các em và người nhà có điều kiện học hành và thư giãn tốt nhất. Có ngày, ông cùng vợ mượn thêm xe cộ hàng xóm tổ chức cho mọi người vào TP. Huế tham quan di tích thắng cảnh.
Bác Lê Văn Dần (Thanh Mỹ, Thanh Chương, Nghệ An) đưa con gái đi thi vào ĐH Kinh tế Huế xúc động: "Đây là lần đầu tiên hai cha con tôi xa quê, lúc bắt xe vào Huế cứ lo lắng về khoản ăn ở, tiền nong nhưng không ngờ người dân ở đây tốt quá!".
Cũng như mọi người trong làng, việc ở trọ của sĩ tử tại nhà ông Diệu hầu như miễn phí, phụ huynh chỉ đóng thêm tiền cơm nước cho gia chủ mà thôi.
Bữa cơm thân mật cùng gia đình ông Diệu của sĩ tử và người thân
Cách nhà ông Diệu không xa, gia đình thầy giáo Lê Đình Quang (trường THCS Hương Chữ) đang nhận cho 7 sĩ tử ở trọ. Thầy Quang bảo, từ khi mở hội đồng thi ĐH ở trường Đặng Huy Trứ, năm nào thầy cũng nhận cho sĩ tử về ở trọ miễn phí, trung bình mỗi đợt thầy cho ở khoảng 14 người.
Nói chuyện với tôi khi đang trao đổi với các sĩ tử, thầy Quang cởi mở: "Làng tui giờ thành truyền thống rồi, cho mấy em ở trọ, mình cũng chẳng mất chi mà các em lại có chỗ ăn ở thoải mái cho việc thi cử".
Hầu như khắp các nóc nhà của cụm 3 và cụm 4 thôn La Chữ, ai cũng sẵn sàng đón nhận các sĩ tử vào tá túc. Thầy Quang còn nói vui: "Năm nay bên đoàn tình nguyện có phân suất sĩ tử về các nhà, mọi năm, cứ có em nào là mình chở về nhà cho ở, mình là thầy giáo, sĩ tử trọ ít sợ thua nhà hàng xóm mất".
Cảm kích tấm lòng người dân đất học
Trong bữa cơm thân mật cùng gia đình ông Diệu, bác Nguyễn Cư đưa con từ Hà Tĩnh vào trọ thi tấm tắc: "Người dân ở đây quá tốt, quả đúng danh là đất học Hương Chữ".
Còn em Lê Thị Hải Yến, quê ở Lộc Hà, Hà Tĩnh đang trọ tại nhà thầy Quang cùng các bạn thì không hết cảm động. "Nhà em đang làm mùa nên tiền mẹ cho mang vào đây thì không nhiều, may có nhà thầy Quang cho trọ nên đỡ nhiều lắm".
Thầy Quang luôn động viên và chỉ vẽ cho các bạn
Vào đây, các sĩ tử và người dân sống quây quần và tình cảm như người cùng nhà. Sau mỗi buổi học, Yến cùng các bạn chung tay vào nấu nướng, chuẩn bị bữa cơm cùng gia đình. Một không khí ấm cũng mà dù lần đầu xa nhà các em cũng cảm thấy như đang ở nhà mình.
Cùng với người lớn, các đoàn viên luôn túc trực tại các điểm thi cả ngày để chờ đón sĩ tử.
Anh Hà Văn Hương, bí thư đoàn xã Hương Chữ thông tin thêm, đến sáng ngày mồng 7 đã có gần 100 sĩ tử vào đăng kí trọ, cộng với người nhà các em đã gần 200. Dự kiến chiều cùng ngày, rất đông các sĩ tử ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị sẽ đến đăng kí ở trọ".
Hiện, tại hội đồng thi trường THPT Đặng Huy Trứ có 3 điểm tiếp sức do các thanh niên đoàn xã và là sinh viên ĐH Huế túc trực. Ngoài việc hướng dẫn, các tình nguyện viên sẽ kiêm "xe ôm" chở các thí sinh đến tận nhà người dân ở trọ.
Theo BĐVN
Có nhà không dám về vì sợ... mìn của NM xi măng Nhà cửa rạn nứt, bụi bay mù mịt, mái nhà bị đá xiên thủng, người già, trẻ con... đều hốt hoảng sợ hãi mỗi khi Công ty TNHH Xi măng Luks cho nổ mìn để khai thác đá. Có người dân không dám về nhà vì sợ. Có nhà không dám về Đó là cái "án oan" của hàng trăm hộ dân thuộc...