Thừa Thiên – Huế: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung tại các công trình xây dựng
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Công văn số 3685/UBND-XD yêu cầu các sở, ban, ngành và các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2030.
Khuyến khích sử dụng tối đa vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Theo Công văn UBND tỉnh, mục tiêu đến năm 2025 phải đạt tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây 100% đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên thuộc dự án đầu tư sử dụng vốn khác phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây, trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn.
Giai đoạn đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây là 100% đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên thuộc dự án đầu tư sử dụng vốn khác phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Video đang HOT
Nhà nước khuyến khích sử dụng tối đa vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng Thừa Thiên – Huế chủ trì triển khai thực hiện và thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Văn bản này. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, chỉ đạo sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm vật liệu xây không nung, chất lượng công trình sử dụng vật liệu xây không nung.
Nam Định cải tạo, xây dựng hàng loạt chung cư cũ
Các chung cư cũ tại Nam Định được xây dựng từ những năm 1970 trở về trước, đã hết niên hạn sử dụng và đều bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ gây nguy hiểm cho người dân hiện thuê nhà và sinh sống tại đây...
Ảnh minh họa.
UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trên địa bàn tỉnh có 29 nhà chung cư cũ từ 2 - 5 tầng thuộc sở hữu nhà nước, gồm 1.167 căn hộ đang cho các hộ dân thuê.
29 CHUNG CƯ CŨ ĐÃ XUỐNG CẤP VÀ HẾT NIÊN HẠN SỬ DỤNG
Toàn bộ các nhà chung cư này tập trung tại TP. Nam Định ở phường Năng Tĩnh, Trần Đăng Ninh, Bà Triệu, Cửa Bắc, Nguyễn Du... xây dựng từ những năm 1970 trở về trước, đã hết niên hạn sử dụng và đều bị hư hỏng, xuống cấp có khả năng gây nguy hiểm cho người dân sinh sống tại đây.
Cụ thể là nhà chung cư số 181 và 207 Hoàng Văn Thụ nằm trong diện nhà chung cư phải phá dỡ do có nhà nguy hiểm cấp D. Với chung cư này, UBND tỉnh Nam Định giao UBND TP. Nam Định chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương lập phương án và kế hoạch cụ thể về công tác di dời các hộ dân; lập phương án bồi thường, tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời theo quy định; lấy ý kiến của các sở, ban, nghành, đơn vị liên quan.
Đồng thời UBND TP. Nam Định cũng được giao tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thẩm định, phê duyệt theo quy định. Dự kiến hoàn thành sau khi quy hoạch phân khu phường được duyệt. Báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến hoàn thành năm 2022.
Ngoài ra, khu chung cư 5 tầng đường Trần Đăng Ninh, bao gồm nhà chung cư 5 tầng số 2 và số 4 thuộc diện cần phá dỡ để xây dựng lại, UBND TP. Nam Định có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu chung cư, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Khi lập, phê duyệt quy hoạch khu vực này cần có giải pháp tập trung tất cả các hộ đang sử dụng nhà chung cư cũ khác trên địa bàn. Đáp ứng khoảng 1.200 căn hộ giúp bố trí tái định cư cho chủ sử dụng đang thuê tại các nhà chung cư cũ trên địa bàn TP. Nam Định. Dự kiến hoàn thành sau khi quy hoạch phân khu phường được duyệt. Đặc biệt phối hợp với đơn vị liên quan tiến hành công tác di dời hộ dân khỏi khu chung cư. Dự kiến hoàn thành quý 4/2022.
Đối với 25 nhà chung cư cũ còn lại trên địa bàn tỉnh, bao gồm các nhà 3 tầng số 8,9,10,11 đường Trần Huy Liệu; nhà 2 tầng số 1,2,3 tập thể điện đường Hoàng Diệu; nhà 2 tầng số 1,2,3 tập thể quân khu A đường Hoàng Diệu; nhà 2 tầng RoMaNo đường Văn Cao; nhà 2 tầng số 1,2,3,4 đường Trần Huy Liệu; nhà 3 tầng số 2,3,4,5,6,7 đường Phan Bội Châu; nhà 3 tầng số 13 đường Trần Huy Liệu; nhà 4 tầng số 1 Phan Bội Châu; nhà 2 tầng Hoa Đà phố Thành Chung; nhà 5 tầng số 1 đường Trần Đăng Ninh. UBND tỉnh Nam Định giao UBND TP. Nam Định tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thẩm định, phê duyệt theo quy định;
Lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc tái định cư tại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định; lấy ý kiến của các sở, ngành, đơn vị liên quan, báo cáo UBND tỉnh, sau khi UBND tỉnh chấp thuận sẽ có trách nhiệm tổ chức phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc tái định cư tại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Thời gian thực hiện trong năm 2025 và các năm tới.
CẢI TẠO CHUNG CƯ CŨ SẼ CÓ LỘ TRÌNH
Theo UBND tỉnh Nam Định, việc cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng nhà ở cho người dân, góp phần chỉnh trang đô thị là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sẽ ưu tiên phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng trước. Các nhà chung cư còn lại tuân theo quy hoạch chi tiết và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt. Việc thực hiện dự án sẽ có giải pháp, lộ trình cụ thể, đồng bộ từ khảo sát, kiểm định nhà chung cư cũ, lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết đến triển khai dự án và hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả.
Mặt khác cải tạo, xây dựng chung cư cũ cũng tiến hành xây dựng đồng bộ các công trình, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ đô thị như quy hoạch chi tiết được phê duyệt và đáp ứng đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định hiện hành.
Triển khai Kế hoạch số 38/KH-UBND, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực trong thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh định kỳ hàng năm hoặc đột xuất để chỉ đạo thực hiện. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết những nội dung vướng mắc, chưa phù hợp, vượt thẩm quyền trong việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án đối với hình thức Nhà nước trực tiếp đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ;
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định có liên quan; chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Bên cạnh đó yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xác định phạm vi ranh giới dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ để thực hiện chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất (nếu có) theo quy định Nghị định số 69/2021/NĐ-CP và các quy định hiện hành; chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định...
Được biết từ nhiều năm qua, một số nhà nguy hiểm trong các khu chung cư cũ trên địa bàn cũng thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, cải tạo. Nhưng việc cải tạo các nhà nguy hiểm chỉ là giải pháp tạm thời chứ không giải quyết triệt để tình trạng xuống cấp vốn tồn tại từ lâu.
Nhiều giải pháp để Côn Đảo không thiếu điện Các tổ máy phát điện Diesel tuy được đầu tư nhưng còn thiếu, chậm so với nhu cầu phát triển của Côn Đảo. Ngày 19-4, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có văn bản gửi Tổng công ty Điện lực miền Nam, các sở ngành và huyện Côn Đảo về việc tăng cường đầu tư nguồn lưới điện, đảm bảo cung cấp điện...