Thừa Thiên Huế: Sở kết luận trường sai phạm, hiệu trưởng mắc bệnh hiểm nghèo vẫn muốn tiếp tục giữ “ghế”?
Sở Giáo dục – Đào tạo nhiều lần thuyết phục động viên nghỉ theo chế độ để điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc chuyển công tác theo Kết luật Thanh tra. Tuy nhiên, một hiệu trưởng trường cấp 3 ở Thừa Thiên – Huế vẫn muốn được tiếp tục công tác tại nhà trường đến hết nhiệm kỳ và không sẵn sàng đến làm việc ở một đơn vị khác.
Trường THPT An Lương Đông. Ảnh: Báo Thừa Thiên – Huế
Đó là trường hợp của ông Nguyễn Khả, Hiệu trưởng Trường THPT An Lương Đông (tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế). Đây là một ngôi trường có danh tiếng tại Thừa Thiên – Huế, nhưng trong thời gian vừa qua dính nhiều thông tin “lùm xùm” liên quan đến sai phạm trong thu chi tài chính.
Cụ thể, ngày 4/12/2018, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế công bố Kết luận Thanh tra số 3015/KL-SGDĐT về công tác tài chính tại trường THPT An Lương Đông. Sau khi Kết luận Thanh tra có hiệu lực, Sở này đã tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường THPT An Lương Đông và chỉ đạo nhà trường xử lý kỷ luật đối với các cá nhân liên quan theo đúng thẩm quyền quy định. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Tuấn bị kỷ luật với hình thức Cảnh cáo; bà Bà Đào Thị Lài, nguyên kế toán trưởng nhà trường bị kỷ luật với hình thức Cảnh cáo.
Câu chuyện trở nên “ồn ào” hơn khi lãnh đạo và một số giáo viên trong nhà trường lên tiếng cho rằng, Kết luận Thanh tra số 3015/KL-SGDĐT và các hình thức kỷ luận mà Sở Giáo dục và Đạo Thừa Thiên – Huê ban hành có vấn đề, sai đối tượng. Riêng cá nhân ông Nguyễn Khả, Hiệu trưởng trường THPT An Lương Đông lại mắc bệnh hiểm nghèo và có xác nhận của Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo quy định, thì các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật khi ” Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền”. Vì vậy, dù Sở Giáo dục – Đào tạo và Sở Nội vụ đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế về việc chưa xem xét kỷ luật ông Nguyễn Khả trong thời gian này (từ thời điểm Kết luận Thanh tra có hiệu lực), nhưng đến nay việc thi hành vẫn chưa diễn ra.
Trả lời trên một số phương tiện báo chí, lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo Thừa Thiên – Huế khẳng định nội dung Kết luận Thanh tra số 3015/KL-SGDĐT là hoàn toàn chính xác và khách quan; Hội đồng kỷ luật của Sở cũng đã kỷ luật đúng đối tượng sai phạm. Do đó, Sở đã chỉ đạo trường THPT An Lương Đông thực hiện khắc phục theo các nội dung trong Kết luận Thanh tra và tính đến ngày 15/11/2019, nhà trường đã khắc phục hầu hết các nội dung tại Kết luận Thanh tra số 3015/KL-SGDĐT.
Về trường hợp của ông Nguyễn Khả, cung cấp thông tin cho báo chí mới đây theo Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục – Đào tạo Thừa Thiên – Huế cho biết, từ thời điểm Kết luận Thanh tra có hiệu lực đến nay, cùng với việc tham mưu xử lý của Sở Nội vụ và chỉ đạo của UBND tỉnh, để ổn định tình hình trường THPT An Lương Đông, nhiều lần Sở đã có văn bản mời ông Nguyễn Khả đến làm việc, thuyết phục động viên cá nhân ông nghỉ theo chế độ để điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc chuyển công tác theo Kết luận Thanh tra. Tuy nhiên, ông Nguyễn Khả có nguyện vọng được tiếp tục công tác tại Trường đến hết nhiệm kỳ và không sẵn sàng đến làm việc tại đơn vị khác hoặc đến công tác tại các phòng ban Sở Giáo dục – Đào tạo nếu UBND tỉnh điều động (với lý do sức khỏe không thể công tác xa nhà).
Video đang HOT
Theo Sở Sở Giáo dục – Đào tạo Thừa Thiên – Huế, quan điểm của đơn vị là không để sự việc tiếp tục kéo dài. Do đó, hướng giải quyết tiếp theo của Sở là củng cố hồ sơ và tham mưu UBND tỉnh có giải pháp xử lý và ổn định tình hình theo 2 hướng:
Một là, tham mưu UBND tỉnh xem xét xử lý kỷ luật nếu ông Khả không cung cấp đầy đủ hồ sơ bệnh án minh chứng đang điều trị bệnh hiểm nghèo.
Hai là, tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế điều động cán bộ quản lý nơi khác đến làm Hiệu trưởng trường THPT An Lương Đông khi ông Khả cung cấp đầy đủ hồ sơ minh chứng đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định.
Theo baodansinh
Muốn vận động tài trợ xã hội hóa, phải có kế hoạch được phê duyệt
Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đề ra một loạt giải pháp chống lạm thu trong cơ sở giáo dục công lập.
Ngày 20/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cho biết, vừa phát thông báo hướng dẫn về việc: "thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh".
Hình minh họa, nguồn: VTV.vn
Mục đích là nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục.
Hướng dẫn này quy định việc thu, chi các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn bao gồm: các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Theo đó, đối với các khoản thu, chi khác phải đảm bảo đảm có cơ sở pháp lý từ các quy định của cấp có thẩm quyền của Trung ương và của Ủy ban nhân nhân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tuyệt đối không gợi ý, không lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính chất cào bằng;Các khoản đóng góp tự nguyện phải đảm bảo đúng tính chất tự nguyện của người dân, tổ chức tài trợ, đóng góp.
Không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp dưới bất cứ hình thức nào.
Đảm bảo nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập dân cư trên từng địa bàn.
Mức thu phải được xây dựng trên dự toán chi phí hợp lý, đúng mục tiêu huy động đúng quy trình theo quy định hiện hành và phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh, có sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường trước khi ban hành và triển khai thực hiện.
Văn bản của Sở cũng hướng dẫn cụ thể các khoản thu chi bắt buộc trong trường học như: thu học phí, bảo hiểm y tế...và các khoản thu nhà nước có quy định khung, mức thu nhưng không bắt buộc mà thu theo nhu cầu của cha mẹ học sinh như:
Thu học 2 buổi/ngày, thu hoạt động dịch vụ (phí trông giữ xe đạp, xe máy), thu dạy thêm học thêm trong trường học..
Việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh.Trong đó lưu ý các trường trước khi triển khai thu tiền dạy thêm học thêm, nhà trường phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm.
Do vậy, khi lập kế hoạch dự toán ngân sách, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ kết quả phân loại học tập của học sinh năm học trước hoặc khảo sát chất lượng đầu năm học để lập kế hoạch dạy thêm các môn học cho đối tượng được học theo quy định.
Đối với các khoản thu hộ - chi hộ trong nhà trường, đây là các khoản thu tự nguyện, có sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của học sinh, không mang tính chất dịch vụ mà phải bảo đảm nguyên tắc lấy thu đủ bù chi, không có chênh lệch.
Các cơ sở giáo dục phải họp và thống nhất bằng văn bản với cha mẹ học sinh, cha mẹ của các cháu mầm non, học sinh phổ thông tiền thu để phục vụ bán trú.
Tùy theo tình hình thực tế của đơn vị để thỏa thuận mức thu cho phù hợp và phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa tài sản đã có, còn sử dụng được, tránh lãng phí.
Đối với các khoản tài trợ cho giáo dục thì việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy, các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục".Trong đó, Sở cũng lưu ý, trước khi tổ chức vận động tài trợ, cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở.
Các khoản thu khác như: bảo hiểm tai nạn là khoản thu mang tính chất tự nguyện, nhà trường không được bắt buộc cha mẹ học sinh mua dưới bất kỳ hình thức nào.
Đối với áo quần đồng phục, áo quần thể thao, áo thanh niên thì các cơ sở giáo dục phải thống nhất chủ trương và mẫu mã với cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh tự lựa chọn mua sắm.
Nhà trường không được thay đổi quy định mẫu mã đồng phục trong thời gian học sinh học 1 cấp học để thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí.
THÀNH TRUNG
Theo giaoduc.net
Phạt nhà máy gây ô nhiễm 470 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đã nhiều lần xả nước thải gây ô nhiễm môi trường, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường vừa quyết định xử phạt Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên Huế hơn 470 triệu đồng vì hành vi xả thải gây ô...