Thừa Thiên Huế nỗ lực khắc phục hậu quả do bão số 13 gây ra
Bão số 13 đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế với sức gió từ cấp 6, cấp 8, giật cấp 9, cấp 11, tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà, quật đổ nhiều cây xanh, làm nhiều con tàu bị mắc cạn và bị chìm.
Hiện chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão số 13 để sớm ổn định cuộc sống của người dân.
Nhiều tàu thuyền bị sóng đánh mắc cạn và bị chìm
Các tàu mắc cạn được lực lượng chức năng ròng dây kéo ra ngoài. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Chiều 15/11, lực lượng Hải đội 2, thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đang nỗ lực huy động tàu cỡ lớn phối hợp với 2 tàu cá khác của ngư dân để kéo chiếc tàu vỏ sắt mang số hiệu TTH 99999 TS đang bị mắc cạn tại khu vực đập Hòa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang. Trước khi bão số 13 đổ bộ vào đất liền, hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân huyện Phú Vang đã được neo đậu cẩn thận, tuy nhiên do triều cường dâng cao kết hợp với gió bão giật mạnh đã làm đứt dây buộc, bật mỏ neo của 11 chiếc thuyền, sóng nước đã đẩy các thuyền mắc cạn vào bờ.
Thiếu tá Lê Văn Hải, Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, khi nhận được thông tin nhiều tàu cá của ngư dân trên địa bàn ven biển huyện Phú Vang bị mắc cạn, được sự chỉ đạo của cấp trên, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án “giải cứu”. Chiều 15/11, một số tàu đã không còn bị mắc cạn, những tàu còn lại đang được các lực lượng nỗ lực tìm phương án phù hợp để giải cứu, để những con tàu này có thể sớm vươn khơi bám biển sau bão.
Có mặt trực tiếp tại hiện trường tham gia chỉ đạo công tác kéo hai tàu cá của địa phương bị mắc cạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Thuận Đặng Tiến Tùy chia sẻ, mặc dù tình hình thời tiết không thuận lợi, tàu bị mắc cạn sâu vào bờ nhưng nhờ sự nhiệt tình tham gia ứng cứu của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng với những phương tiện tàu thuyền lai dắt công suất lớn đã giúp đưa những con thuyền thoát cạn.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang Nguyễn Văn Chính, bão số 13 đã làm 11 tàu thuyền trên địa bàn huyện bị mắc cạn; trong đó ở thị trấn Thuận An, tàu cá TTH 99911TS do ông Nguyễn Cường làm thuyền trưởng đang neo đậu bị sóng đánh, tàu đè lên nhà bà Lê Thị Xuyên ở gần đó làm sập 2/3 ngôi nhà, không gây thiệt hại về người.
Video đang HOT
Chiều 15/11, lực lượng Biên phòng và các tàu cá khác đã giải cứu được 7 chiếc tàu và đang kéo 1 chiếc. Ba chiếc tàu còn lại có công suất lớn từ 300 – 800 CV bị mắc cạn sâu trong bờ, không thể thực hiện biện pháp kéo ra mà sẽ phải thuê xe cẩu có trọng tải lớn hoặc dùng tời nhằm đảm bảo các tàu này không bị hư hại.
Ngoài ra, tại âu thuyền thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, sóng lớn do triều dâng trong cơn bão số 13 cũng đã đánh chìm 9 phương tiện tàu cá của ngư dân đang neo đậu tại đây.
Khẩn trương khắc phục sau bão
Gió giật mạnh làm tốc mái nhiều nhà dân ở huyện Phú Vang. Ảnh: TTXVN phát
Theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, bão số 13 đã làm tốc mái 1.348 ngôi nhà ở huyện Phú Lộc và thị xã Hương Trà, nhiều công sở và trường học trên địa bàn tỉnh cũng bị gió thổi bay mái tôn, hàng rào, xô đổ trụ cổng.
Cơn bão này cũng làm 90 ha rừng trồng ở huyện Phú Lộc bị gãy đổ, hàng chục gia súc bị cuốn trôi. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có hơn 61% số trạm biến áp bị mất điện.
Ngay trong sáng 15/11, ngành điện lực tỉnh Thừa Thiên – Huế đã huy động tối đa nhân lực và phương tiện để nhanh chóng khắc phục các sự cố để có thể cấp điện trở lại cho khách hàng trong chiều tối cùng ngày.
Nhằm nhanh chóng trả lại cảnh quan môi trường và ổn định cuộc sống cho người dân sau cơn bão số 13, trong sáng 15/11, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã nhanh chóng ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường ở khu dân cư, công sở, trường học.
Tại thành phố Huế, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bộ đội, nhân viên vệ sinh môi trường, cây xanh đô thị đô thị và người dân đã vệ sinh tại các tuyến đường, dọn dẹp cành cây bị gãy, dựng lại những cây xanh bị gió làm nghiêng đổ, bật gốc. Qua đó, nhanh chóng lấy lại không gian thông thoáng của đô thị sau những ngày mưa bão.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ, do địa phương làm tốt công tác chủ động ứng phó với bão số 13 theo phương châm “4 tại chỗ” nên đã giảm thiểu đáng kể mức độ thiệt hại do cơn bão này gây ra. Hiện nay, hệ thống chính quyền các cấp trong tỉnh phải huy động tối đa lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang trực tiếp về cơ sở phối hợp với nhân dân khắc phục hậu quả sau bão; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ những người dân gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm, thuốc men.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng yêu cầu các địa phương khẩn trường sửa chữa các công trình trường học, bệnh viện, những công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sản xuất trên địa bàn bị hư hỏng do bão để khôi phục sản xuất, kinh doanh và sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
Ứng phó bão số 13: Hình ảnh cuối cùng của Chủ tịch UBND xã vừa qua đời khi nỗ lực giúp dân chống lũ
Trong chuyến đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 13, ngày 14/11, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến thắp hương và chia buồn với gia đình ông Phan Thanh Mien- Chu tich UBND xa Bac Trach, huyen Bo Trach (Quảng Bình) qua đoi vi vet thuong bi nhiem trung khi no luc giup dan trong lu.
Để ứng phó với bão số 13, trong ngày 14/11, Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai đã thành lập 2 đoàn công tác tiền phương để kiểm tra, chỉ đạo các địa phương tập trung khẩn trương ứng phó.
Đoàn thứ nhất do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo tại hai tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra khu neo đau tru tranh tau thuyen cua Song Gianh voi suc chua 550 tau trước thời điểm bão số 13 (bão Vamco) đổ bộ vào đất liền.
Tai Quang Binh, Bộ trưởng đi kiểm tra khu neo đau tru tranh tau thuyen cua Song Gianh voi suc chua 550 tau. Tại đay, chinh quyen địa phương và người dân đa thuc hien đong bo cac noi dung cong đien cua Thủ tướng Chính phủ.
Qua kiểm tra, Bộ trưởng lưu ý chính quyền địa phương tuyet đoi khong đe nguoi dan o tren tau trong khu neo đau, long be nuoi trong thuy san, cac nha dan khong đam bao an toan. Cùng với đó, ra soat, kiểm tra, quyet liet so tan dan hoan thanh theo kich ban xong truoc 21 giờ toi nay.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đến thắp hương và chia buồn với gia đình ông Phan Thanh Mien, Chu tich UBND xa Bac Trach, huyen Bo Trach (Quảng Bình) qua đoi vi vet thuong bi nhiem trung khi no luc giup dan trong lu.
Trước đó, chỉ vì một vết thương ở đầu gối do cứa vào thanh sắt ở hàng rào trong lúc đi cứu hộ, cứu nạn bà con địa phương, ông Miên đã bị một loại vi khuẩn có trong dòng nước lũ xâm nhập, bị nhiễm trùng máu và không qua khỏi.
"Bà con của xã Bắc Trạch, từ cán bộ đến người dân đều rất thương xót một đồng chí, một người con của quê hương Bắc Trạch đã vì dân mà không quản hy sinh tính mạng của mình" - ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) nói.
Hình ảnh cuối cùng của ông Phan Thanh Miên, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) trước khi qua đoi vi vet thuong bi nhiem trung khi no luc giup dan trong lu. TH:Phùng Hiệp - Hoàng Hưng - Nguyễn Chiến
Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đi kiểm tra tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị. Tai Quang Tri, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiep dan đau đoàn công tác cùng lanh đao UBND tinh truc tiep kiem tra chi đao cong tac so tan dan tai 2 điem so tan: truong tieu hoc thon Bich Giang, xa Cam Hieu, huyen Cam Lo va truong mam non thon Xuan Loc, xa Gio Viet, huyen Gio Linh.
Qua kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá cao su chu đong, quyet liet cua chinh quyen đia phuong trong viec trien khai ung pho voi bao số 13 và động viên, thăm hỏi bà con yên tâm tránh bão và tiep tuc chủ động, đề cao canh giac trong công tác ứng phó với bão.
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ chiều ngày 14/11, không còn tàu, thuyền nào hoạt động trên biển khu vực nguy hiểm của bão số 13. Tuy nhiên, cần lưu ý các tàu nhỏ đánh bắt trong ngày (Nghệ An 43 phương tiện/157 người, Thanh Hóa 196 phương tiện/1082 người).
Đối với tàu vận tải, hiện có 1.236 tàu, trong đó 348 tàu biển, 888 phương tiện thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đã cấm xuất bến đối với các phương tiện thủy nội địa đi vào vùng ảnh hưởng của bão; hướng dẫn các tàu hàng hải khi cấp phép rời cảng.
Chiều nay, bão số 13 đã đi vào khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đầu giờ chiều nay (15/11), bão số 13 đã đi vào khu vực Quảng Bình, Nam Hà Tĩnh. Đâu giơ chiều nay (15/11), bão số 13 đã đi vào khu vực Quảng Bình, Nam Hà Tĩnh. Nguồn: nchmf. Hồi 13h ngày 15/11, vị trí tâm bão trên khu vực Bắc Quảng Bình,...