Thừa Thiên Huế: Mất điện nhưng nguồn nước vẫn đảm bảo
Do ảnh hưởng của bão số 5, hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hư hỏng nặng và mất điện trên diện rộng.
Dù vậy, Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên – Huế vẫn đảm bảo nguồn cung cấp nước cho người dân.
Vận hành máy phát điện Nhà máy Phong Thu.
Tập trung khắc phục sự cố sau bão
Bão số 5 đi vào Thừa Thiên – Huế khiến trên địa bàn tỉnh có nơi mưa vừa, có nơi mưa rất to. Tại khu vực huyện Nam Đông lượng mưa trung bình trên 300mm. Mưa lớn buộc Thủy điện Thượng Lộ và Thượng Nhật phải xả khiến mực nước ở các sông, suối dâng cao, có thời điểm tăng 5m so với ngày thường.
Mực nước dâng cao, nước chảy mạnh khiến phao chắn dầu tại Nhà máy nước Khe Tre (huyện Nam Đông) bị cuốn trôi. Mưa lớn khiến dàn V để đỡ ống nước của khu xử lý nước cơ động Thượng Nhật bị cuốn nghiêng. Do nước chảy mạnh nên Xí nghiệp cấp nước Hương Phú chưa tiếp cận được với trạm bơm.
Video đang HOT
Ông Tôn Thất Hà – Phó Giám đốc Xí nghiệp Cấp nước Hương Phú cho biết: Khi sự cố xảy ra, đơn vị đã phối hợp với Xí nghiệp cơ điện tập trung khắc phục tại nhà máy và các trạm bơm, phối hợp với Điện lực Nam Đông đảm bảo cấp điện cho các trạm bơm đồng thời tiến hành thay bơm xử lý nhanh trạm bơm chìm ở Thượng Nhật. Đến ngày 18/9, trạm bơm Thượng Long đã khắc phục xong sự cố cấp nước cho khu vực xã Hương Hữu, trong chiều 19/9 sẽ xử lý xong sự cố tại trạm bơm chìm Thượng Nhật cấp nước cho người dân.
Sáng 19/9, tại khu vực Khe Mệ lượng nước nguồn về giảm, lưu lượng nước về nhà máy chỉ đạt 32m3/h. Nhận định do tắc lưới chắn rác khiến, đội ngũ kỹ thuật Xí nghiệp cấp nước Hương Phú cũng tiến hành kiểm tra và thông đập tăng thêm lưu lượng nước về nhà máy ở mức 406m3/giờ đảm bảo cấp nước liên tục cho khu vực Chân Mây – Lăng Cô.
Do ảnh hưởng bão số 5, hệ thống điện trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng nặng và mất điện trên diện rộng, một số nhà máy nước đã bị mất điện như: Nhà máy nước Phong Thu, Nhà máy nước Hương Phong, trạm tăng áp xóm Am (xã Quảng Công, huyện Quảng Điền) dự kiến ngày 20/9 mới có điện trở lại. Các trạm bơm đều huy động máy phát điện dự phòng để đảm bảo cấp nước cho người dân.
Ồng Trần Văn Phong – Giám đốc Xí nghiệp cấp nước Hương Điền cho biết: Mất điện kéo dài gây khó khăn trong công tác vận hành các nhà máy. Tuy nhiên, nhờ xí nghiệp chuẩn bị nguồn vật tư dự phòng như: Máy phát điện, xăng dầu, hóa chất… nên vẫn đảm bảo vận hành nhà máy, không để xảy ra mất nước tại khu vực quản lý. Xí nghiệp cũng xây dựng đội phản ứng nhanh với tay nghề cao, nguồn vật tư, thiết bị sẵn tại các nhà máy, sẵn sàng chi viện cho các nhà máy, trạm tăng áp khi có tình huống xấu xảy ra.
Công nhân các Xí nghiệp tập trung khắc phục sự cố tại nhà máy và các trạm bơm.
Đảm bảo an ninh nước trong thời gian mưa bão
Ông Trương Công Hân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên – Huế cho biết: Trước đây, khi mất điện đồng nghĩa với mất nước thì nay Công ty đã chủ động việc vận hành nhà máy trong tình trạng mất điện kéo dài, nhưng các nhà máy vẫn đảm bảo cấp nước, đảm bảo an ninh nước trong thời gian mưa bão. Công ty luôn yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp đều xây dựng kịch bản dự phòng và hỗ trợ bổ sung nguồn nước cho nhau trong trường hợp gặp sự cố. Các bể chứa nước dự phòng cũng đảm bảo nguồn nước cấp trong thời gian mưa bão khi xảy ra sự cố đường ống.
Trung tâm Call Center cũng hoạt động liên tục trong những ngày mưa bão để ghi nhận các sự cố về nước. Những ngày qua, Trung tâm Call Center ghi nhận 24 cuộc gọi phản ánh tình trạng nước yếu, 1 trường hợp nước đục do sự cố vỡ ống các sự cố nước đều được khắc phục ngay khi nhận phản ánh.
Xử lý sự và khắc phục sự cố tại các nhà máy nước.
Ông Trương Công Hân nhấn mạnh: Để đảm bảo an ninh nước trong thời gian mưa bão, Công ty thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ “chỉ huy tại chỗ; vật tư, trang thiết bị tại chỗ; lực lượng và nhiệm vụ tại chỗ”. Công ty và các Xí nghiệp đã có sự chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, các nhà máy, Xí nghiệp và văn phòng đều phòng chống bão tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra. Trong đó, chủ động nguồn máy phát điện dự phòng, xăng dầu trong thời gian mất điện nên không xảy ra hiện tượng mất nước trên toàn tuyến.
Do tác động mưa bão, độ đục trong nước các con sông luôn ở mức cao. Hiện, độ đục trong nước của con suối tại Nam Đông tăng 130 lần; sông Hương tăng 30 lần và khu vực Phong Thu tăng 200 lần so với ngày thường.
Tại Phòng Quản lý chất lượng nước, Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên – Huế, lực lượng cán bộ kỹ thuật chất lượng nước nguồn và nước sau xử lý được kiểm tra 2 tiếng/lần, báo cáo chất lượng nước theo từng ngày. Công ty đã tăng cường giám sát, xử lý keo tụ, kiểm tra kỹ các chỉ số an toàn, chỉ tiêu của nước, như: Màu sắc, pH, độ đục, độ kiềm, tổng chất rắn hòa tan… để đảm bảo an toàn khi cấp nước đến người dân, hiện độ đục sau xử lý tại các nhà máy đều đảm bảo dưới 0,1 NTU thấp hơn 20 lần so với TCVN.
Theo ông Trương Công Hân, đơn vị đang tập trung các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng nước ngon và an toàn ngay cả trong mưa bão. Tùy theo độ đục và lượng tạp chất trong nước mà có phương án xử lý nước cho phù hợp. Ngoài tăng cường điều chỉnh lượng hóa chất xử lý, tăng tầng suất kiểm tra chất lượng nước, việc đưa những giải pháp kỹ thuật như ứng dụng thành công bể lắng thảm bùn thông minh, chất lượng cao; bể lọc tiếp xúc sinh học góp phần nâng cao hiệu quả xử lý và chất lượng nước.
Bất ngờ nhận hóa đơn tiền nước gần 30 triệu
Ngày 28-7 Công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai đã phối hợp với các bên liên quan xác định làm rõ vụ việc một hộ dân bất ngờ tăng gần 2.000 m3 nước máy sử dụng trong 1 tháng tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai...
Vụ việc xảy ra tại hộ anh Lương Chí Quang ở phường Long Bình. Anh Quang rất bất ngờ khi nhận thông báo phải thanh toán số tiền hơn 28 triệu đồng chi phí sử dụng nước một tháng của gia đình. Anh cho biết, bình quân hàng tháng trước đây gia đình sử dụng nước dưới 100 m3, nhưng bất ngờ vừa qua trong một tháng đồng hồ nước báo chỉ số tiêu thụ trong tháng gần 2.000 m3. Nghi vấn có sự sai sót của đồng hồ nên anh Quang đã kiến nghị Công ty CP cấp nước Đồng Nai kiểm tra, làm rõ nguyên nhân.
Anh Quang hốt hoảng với chỉ số nước của đồng hồ.
Nhận được thông tin từ khách hàng Công ty CP cấp nước Đồng Nai đã cử tổ kỹ thuật xuống kiểm tra chỉ số đồng hồ nước tăng bất thường của hộ dân và lập biên bản, tạm thời thay một đồng hồ khác để khách hàng sử dụng; đồng thời đưa đồng hồ nghi vấn có sai số kiểm định tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ, thuộc Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai.
Ông Nguyễn Cao Cường, Giám đốc Chi nhánh Quản lý ghi thu, Công ty CP cấp nước Đồng Nai cho biết, bước đầu kiểm định đồng hồ bảo đảm chất lượng theo quy định. Còn về nguyên nhân dẫn tới chỉ số nước tăng cao thì chỉ có rò rỉ sau đồng hồ hoặc có sử dụng. Tuy nhiên, trước việc gia đình anh Quang tiếp tục kiến nghị, công ty Công ty CP cấp nước Đồng Nai đang phối hợp với các bên liên quan xem xét, làm rõ nguyên nhân cuối cùng, để giải quyết một cách thấu tình, đạt lý.
Trà Vinh: Điện khí hóa nông thôn giúp bà con làm ăn khấm khá hơn 10 năm thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn đã giúp cho hơn 50.000 hộ dân nông thôn, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer ở Trà Vinh có điều kiện làm kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần. Đại diện Công ty Điện lực Trà Vinh cho biết, trong 10 năm qua (2011 - 2020) cùng với...