Thừa Thiên Huế lũ vượt đỉnh năm 2020, miền Trung tiếp tục mưa lớn
Miền Trung tiếp tục mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, nước lũ trên sông Hương (Thừa Thiên Huế) dự báo sẽ dâng lên mức 4,4m, trên báo động 3: 0,9m.
Hình thái thiên tai khu vực miền Trung còn diễn biến phức tạp.
Ngày 15/11, tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa rất to và đặc biệt to trong nhiều giờ qua, nhất là ở các huyện Nam Đông, Phú Lộc và cả TP Huế. Đồng thời, lũ trên các sông Hương, sông Bồ vượt mức báo động 3.
Đài khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế cho biết, vào 10h sáng nay, mực nước trên sông Hương tại trạm Kim Long ở mức 4,21m (cao hơn mức đỉnh lũ 4,17m vào năm 2020), trên báo động 3: 0,71m.
Dự báo, khoảng trưa nay, lũ trên các sông tiếp tục lên và sẽ đạt đỉnh: sông Hương tại trạm Kim Long đạt ở mức 4,4m trên BĐ3: 0,9m; Sông Bồ tại trạm Phú Ốc đạt mức 4,5m, bằng BĐ3, sau xuống chậm.
Đồng thời, từ trưa nay đến 17/11, tại tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục mưa rất to với lượng 150-400mm, có nơi trên 500mm.
Nước sông lên cao kết hợp mưa lớn khiến khu vực này nguy cơ tiếp tục xảy ra ngập lụt, sạt lở ở nhiều nơi như những vùng ven sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, nhất là tại các huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà, Phú Vang, thị xã Hương Thủy, TP Huế, Phú Lộc, Nam Đông.
TP Huế mưa ngập sáng 15/11. Ảnh: Đình Thành
Video đang HOT
Đài khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai ở sông Hương mức 3, sông Bồ mức 2.
TS. Nguyễn Ngọc Huy (Huy Nguyen), chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cảnh báo, mực nước sông Hương tại Kim Long sẽ dâng lên mức 4,4m vào trưa nay. Như vậy, tại vị trí đang có lụt mực nước sẽ dâng lên thêm khoảng 20cm.
Đặc biệt, TS. Huy nhấn mạnh: “Nguy hiểm hơn là mưa vẫn tiếp tục duy trì ở mức mưa vừa và mưa to ở thượng nguồn, nên các hồ chứa vẫn phải xả nước.
Ngày mai (16/11) sẽ có một dải mưa rất lớn từ Nghệ An vào tới Quảng Ngãi nên lượng nước mưa này đổ vào Huế sẽ tạo ra hình thái thiên tai rất nguy hiểm”.
TS. Huy lưu ý: “Người dân không chủ quan. Hãy lấy mốc lụt hiện tại và kê cao đồ thêm 50cm nữa đề phòng ngày mai nước dâng cao hơn. Đồng thời, không nên ra đường lội lụt khi nước đã cao quá đầu gối vì nước lên nhanh sẽ không tìm được đường về nhà, đi lại sụp hố gaz,…”.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng thông tin, trong khoảng trưa và chiều tối nay, lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế tiếp tục lên và dao động ở mức cao trên BĐ3.
Từ hôm nay đến đêm mai (16/11), thời tiết khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa 100-300mm, có nơi trên 400mm; ở khu vực từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.
Từ đêm nay đến chiều mai, khu vực từ Nam Nghệ An đến Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 200mm.
Ngày và đêm nay, ở khu vực Bình Thuận và Lâm Đồng cũng có mưa với lượng thấp hơn, 20-50mm, có nơi trên 80mm.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, ngày 17/11, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa vẫn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng 20-50mm, có nơi trên 80mm.
Hồ chứa, hồ thủy điện cấp tập xả lũ, miền núi Thừa Thiên Huế xuất hiện điểm sạt lở
Trong sáng 18/10, do địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa lớn nên 2 hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch đã tăng lưu lượng xả lũ về hạ du.
Vùng miền núi ở huyện A Lưới xuất hiện điểm sạt lở với hàng trăm khối đất, đá, gây ách tắc giao thông.
Do ảnh hưởng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đi vào vùng biển khu vực miền Trung nên tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ qua, đặc biệt tại khu vực thượng nguồn sông Hương và sông Bồ. Vì thế trong sáng 18/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có lệnh yêu cầu tăng lưu lượng điều tiết xả lũ tại 2 hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch.
Vùng hạ du sông Bồ ngập lụt nặng do mưa lớn và thủy điện Hương Điền xả lũ.
Theo đó, hồ thủy điện Hương Điền tăng lưu lượng điều tiết xả lũ qua tua bin và qua tràn với lưu lượng tăng dần tránh đột biến khoảng từ 1.100 đến 2.000m3/s. Thời gian bắt đầu tăng dần lưu lượng điều tiết xả lũ lúc 6h sáng nay.
Hồ thủy điện Bình Điền tăng lưu lượng điều tiết xả lũ qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 250 đến 600m3/s. Thời gian bắt đầu tăng dần lưu lượng điều tiết xả lũ vào 8h sáng cùng ngày.
Từ 10h sáng nay, hồ Tả Trạch cũng tăng lưu lượng xả qua tua bin và qua tràn từ 400 đến 900m3/s.
Tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã A Roàng, huyện miền núi A Lưới bị sạt lở trong sáng 18/10.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc việc ứng phó mưa lũ, thông báo cho người dân vùng thấp trũng, khu vực ngập úng đô thị và các khu vực có nguy cơ sạt lở chủ động phòng tránh.
Mưa lớn cộng với lượng nước hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền xả lũ nên trong sáng nay, nhiều địa phương ở vùng hạ du ở huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc và một số tuyến đường thấp trũng ở TP Huế tiếp tục bị ngập lụt diện rộng.
Các đơn vị chức năng kiểm tra khu vực sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh để có giải pháp khắc phục.
Huyện Phong Điền bị ngập nhiều điểm trên QL49B, tuyến tỉnh lộ và các đường liên thôn, liên xã. Trong đó tuyến QL49B bị ngập tại km4 600 đến Km4 500; QL49B đoạn từ km5 900 đến km6 200 đi qua trường Trần Văn Kỷ, xã Phong Bình ngập khoảng 0,15m, dài 200m. Tỉnh lộ 4 từ km40 đến km 40 300 thôn Tây Phú ngập khoảng 0,2m, dài 300m. Tuyến đường thôn Sơn Tùng đi Cao Ban, xã Phong Hiền ngập 0,2m, các tuyến xóm có đoạn ngập 0,6m. Thôn Vĩnh Hương đi xã Phong Sơn ngập khoảng 0,9m dài 150m.
Hàng trăm khối đất, đá tràn ra đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã A Roàng gây ách tắc giao thông.
Tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã A Roàng, huyện miền núi A Lưới bị sạt lở hàng trăm khối đất đá tại km392, gây ách tắc giao thông. Hiện các đơn vị chức năng đang triển khai phương án thu dọn đất đá, khắc phục sạt lở.
Trong sáng 18/10, có 86 trường học ở các địa phương Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Thủy điện, hồ chứa lớn nhất Huế điều tiết lũ, sẵn sàng sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương rà soát, kiên quyết sơ tán người dân khỏi những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ...