Thừa Thiên Huế: Kỳ thú suối Vũng Thùng
Trong khi suối Ba Trại và suối Hợp Hai mang lại cảm giác xanh ngát, mát lành thì ở Vũng Thùng (Thừa Thiên Huế), một trong các dòng suối của dãy Bạch Mã kỳ vĩ lại hấp dẫn với hồ bơi tự nhiên rộng lớn, trong vắt, phù hợp để du khách thỏa thích với bộ môn bơi lội.
Thỏa thích bơi lội với dòng suối trong vắt, mát lạnh
Từ khi đưa vào khai thác, những con suối từ dãy Bạch Mã đổ vào hồ Truồi đã tạo thêm sức hút, mang đến nhiều địa điểm tham quan, trải nghiệm đáng nhớ và thú vị cho du khách khi đến vùng đất núi non liền sông đầm Phú Lộc.
Với những du khách yêu thích không gian núi rừng kỳ vĩ với đá, suối, cây cối quyện hoà, suối Hợp Hai là địa điểm phù hợp để trải nghiệm. Ngược lại, với những ai đam mê trekking và bơi lội, Vũng Thùng, dòng suối với lòng suối vô cùng rộng là địa chỉ chẳng thể bỏ qua trong mùa hè này.
Sau tầm mươi phút di chuyển bằng thuyền băng qua hồ Truồi, du khách sẽ đến bãi cạn. Vào mùa nước lớn, khu vực tiếp giáp giữa hồ Truồi và suối Vũng Thùng chìm ngập trong nước. Đến mùa khô, các bãi cạn sẽ dần hiện ra, cùng với cỏ non tạo nên thảo nguyên ngát xanh chen lẫn các gốc lũa đã hàng năm trời ngâm mình trong nước.
Theo đại diện Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Thanh niên Lộc Hòa, thông thường mùa đi suối Hợp Hai, Vũng Thùng kéo dài từ tháng 5 đến giữa tháng 9. Vào giai đoạn này, suối Vũng Thùng đang vào mùa đẹp nhất với cung đường đi bộ trekking kéo dài tầm 1km, xen với đó là những ngọn núi cao xanh sừng sững.
Mai Nhàn, du khách nữ lần đầu tiên đến Vũng Thùng, chia sẻ: “Bãi cỏ xanh và con đường giữa điệp trùng núi non là một trong những lý do đầu tiên khiến mình chọn Vũng Thùng để thăm thú. Mình yêu màu xanh non của cỏ, sự vắng lặng, tĩnh mịch khó có thể tìm thấy nơi phố thị, cảm giác bình yên của khoảng không gian rộng lớn nơi đây”.
Ngoài bãi cỏ non xanh, cảnh vật hữu tình, cung đường trekking còn đặc biệt thú vị bởi sự xuất hiện của chim chóc, bươm bướm, chuồn chuồn. Vào mùa ươi, nếu may mắn, du khách có thể tận mắt chứng kiến những quả ươi bay xoay tít trong gió.
Video đang HOT
Di chuyển qua bãi cỏ, vượt thêm trăm mét chi chít các loại đá, đá cuội, du khách sẽ chiêm ngưỡng được Vũng Thùng một cách trọn vẹn nhất. Đập ngay vào mắt là con suối với hồ nước tự nhiên rộng hàng trăm m2. Trải qua bao nhiêu năm tháng mài mòn, các vỉa đá quanh hồ trơn nhẵn, láng bóng. Cùng với thác nước nhỏ tung bọt trắng xóa, toàn bộ khung cảnh đều lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu vào mặt nước trong veo, có thể thấy rõ từng hòn sỏi dưới đáy hồ với vô vàn cá nhỏ đang tung tăn bơi lội.
Khác với màu xanh từ những tán cây cổ thụ, từ những tảng đá rêu phong của dòng Hợp Hai, nơi mà ánh Mặt trời khó để lọt những tia sáng xuống lòng suối. Với Vũng Thùng, Mặt trời đã hào phóng gửi món quà tặng là ánh nắng rực rỡ, bao la, chiếu rọi khắp khu vực lòng suối. Ánh sáng ấy biến dòng nước trong vắt nhuộm xanh lơ màu thiên thanh của bầu trời, màu bềnh bồng của những đám mây trắng xốp, màu xanh non rì rào của rừng, của núi. Chúng quyện hòa với nhau, tạo thành một màu xanh ngát đẹp đến nao lòng.
Trần Văn Nhật, một du khách khác, hào hứng: “Mình đã đi rất nhiều con suối khác nhau, cả ở A Lưới, Nam Đông, nhưng có lẽ suối Vũng Thùng là con suối mà mình được thỏa thích bơi lội nhất. Nhảy ùm xuống dòng nước trong vắt, mát rượi sau một đoạn đường không dài, nhưng cũng không quá ngắn trekking, mọi mệt nhọc, vất vả, những muộn phiền, âu lo đều tan biến”.
Là con suối mang vẻ đẹp hoang sơ của chốn núi rừng, Vũng Thùng đang ngày càng được nhiều người biết đến. Trải nghiệm dòng nước mát lành trong khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ của núi rừng này, ngoài chuẩn bị sức khỏe và thể trạng thật tốt, du khách cần giữ gìn vệ sinh chung. Để với những ai có dịp được đến thăm thú con suối này đều sẽ cảm nhận được trọn vẹn khung cảnh thanh bình, yên ả của một Vũng Thùng nằm sâu trong lòng núi.
Khám phá động Tiên Công - Thừa Thiên Huế
Trong vô số hang động chiến đấu thời kháng chiến chống Mỹ, Tiên Công mang trong mình nhiều câu chuyện bi hùng về một thời chiến đấu của cha ông.
Địa điểm này ít người biết đến, song vì thế vẫn hấp dẫn với những người yêu thích khám phá văn hóa-lịch sử.
Động Tiên Công nằm ở vị trí đắc địa, phù hợp với việc quan sát tiền tiêu
Động Tiên Công thuộc địa bàn xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Động nằm ở độ cao hơn 1.000m. Trước đây, đồng bào còn gọi tên là động/hang Cớp Va. Hang động này gắn với hệ thống địa đạo chiến đấu và nằm trong hệ thống hang động chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở A Lưới.
Động Tiên Công thuộc dãy núi A Túc. Từ đường Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy tấm biển chỉ dẫn vào di tích này. Theo con đường vào thôn Đụt 1, dẫn ra đường Trường Sơn huyền thoại nay chỉ còn vết tích của những người vào rừng trồng trọt. Băng qua nhánh sông Tà Rình, hãy chuẩn bị tinh thần để leo 1km đường dốc núi khá khó khăn vì lối đi không có cây làm điểm tựa. Hãy chuẩn bị ít nước và thực phẩm nhẹ, một cây gậy để dò đường và giày có độ bám tốt.
Theo thông tin xã Hồng Kim còn lưu lại, Động Tiên Công dài khoảng 50m, điểm rộng nhất khoảng 20m, dài khoảng 50m. Con sông Tà Rình uốn lượn đi qua và vị trí động thuận lợi cho việc quan sát tiền tiêu. Động trở thành điểm tập kết trung chuyển lương thực, vũ khí và là nơi trú ẩn - dừng chân cho bộ đội hành quân qua đây.
Bên dưới chân động là đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh và lực lượng công binh túc trực làm nhiệm vụ liên tục ngày đêm hỗ trợ thông tuyến cho người và xe ở hai miền Nam Bắc.
Giai đoạn 1965-1967, Mỹ rải nhiều chất độc hóa học ở khu vực này nên dần lộ ra con đường Trường Sơn và khu vực động Tiên Công. Chúng tổ chức đánh phá quyết liệt. Động Tiên Công trở thành nơi cất giấu và trung chuyển vũ khí đến các điểm kho lân cận và cụm địa đạo ở xã Hồng Bắc. Tháng 12/1967, một trận B52 Mỹ đã đánh sập cửa chính vào động Tiên Công khiến tiểu đội công binh làm nhiệm vụ bên trong hy sinh. Thông tin ban đầu địa phương còn lưu giữ thì trận bom ác liệt năm ấy khiến khoảng 30 chiến sỹ ngã xuống tại khu vực này.
Động Tiên Công là điểm di tích lịch sử có giá trị về mặt khoa học quân sự và thuộc loại địa đạo hầm chiến đấu được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2005.
Anh Hồ Văn Hôm, Trưởng thôn Đụt 1, xã Hồng Kim cho hay, do đường vào khó khăn nên rất ít người đến đây. Một số khách nước ngoài và khách Việt thích đi phượt thi thoảng tìm lên dâng hương, lắng nghe câu chuyện người dân kể về điểm quan sát tiền tiêu nổi tiếng một thời này.
Một số hình ảnh về di tích này:
Tấm biển di tích nằm bên đường Hồ Chí Minh. Những đứa trẻ vùng cao luôn chỉ đường nhiệt tình cho du khách
Nên chuẩn bị trang phục phù hợp để tiện vượt suối Tà Rình
Bạn sẽ trải qua hành trình leo 1km đường đồi núi khá vất vả vì không có đường đi riêng
Lên đến điểm cao này, dễ dàng quan sát thung lũng và phóng tầm mắt về A Lưới
Vị trí tảng đá sập khiến đường vào phía cửa động Tiên Công bị hạ thấp độ cao, có điểm phải đi khom người dể di chuyển
Mùa Rú Chá Rú Chá được ví như một "Lá phổi xanh" của Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), là nơi cư ngụ của nhiều loại cây ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Rú Chá nằm tại làng Thuận Hòa, xã Hương Phong cách trung tâm...