Thừa Thiên Huế: Kiến nghị hỗ trợ thêm về phương tiện, vật tư để chủ động phòng chống thiên tai
Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác phòng chống thiên tai, tuy nhiên, do diễn biến phức tạp và ngày càng cực đoan của khí hậu, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tiếp tục hỗ trợ phương tiện, vật tư để chủ động ứng cứu tại chỗ khi thiên tai xảy ra.
Bão số 5 vừa qua làm nhiều cây xanh ở thành phố Huế bị gãy đổ. (Ảnh: Quang Tám)
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, triển khai công tác phòng chống thiên tai, địa phương đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, trong các năm 2018 đến 2020, địa phương đã tiến hành kiểm tra, hướng dẫn triển khai tiêu chí về Thủy lợi trong nông thôn mới tại 76 xã trên địa bàn tỉnh, trong đó có tiêu chí 3.2 “đảm bảo điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ”. Kết quả 100% số xã đạt tiêu chí này.
Ngoài ra, thực hiện Công văn số 41/PCTT ngày 27/2/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về triển khai xây dựng huyện, xã điển hình về phòng chống thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn huyện Quảng Điền và huyện Nam Đông triển khai xây dựng thí điểm huyện điển hình. Bên cạnh đó, thành phố Huế và các huyện, thị xã còn lại, mỗi địa phương chọn 2 xã/phường/thị trấn để triển khai thực hiện thí điểm phường, xã điển hình trong công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời, chỉ đạo các huyện, xã, phường được lựa chọn xây dựng điểm triển khai rà soát, bố trí cán bộ phụ trách công tác phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; bố trí trang thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai.
Đáng chú ý, về áp dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ứng dụng kết nối họp trực tuyến với Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai. Đồng thời, sử dụng hệ thống nhắn tin SMS để nhắn tin điều hành, cảnh báo, dự báo thiên tai đến với chính quyền các cấp và người dân để chủ động phòng chống bão, lũ nhằm giảm thiểu thiên tai gây ra. Một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai hệ thống nhắn tin phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương mình.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã phối hợp với Sở Thông tin truyền thông tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng hệ thống đô thị thông minh, hệ thống camera giám sát hồ chứa nước lớn, các điểm ngập lụt, hệ thống đo mưa, hệ thống thông tin địa lý nhằm góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai; ứng dụng hệ thống tin nhắn, phản ánh trực tuyến qua điện thoại thông minh để cập nhật, đưa tin về thời tiết, thiên tai.
Đặc biệt, trong các năm qua, thông qua các chương trình, dự án, các đơn vị địa phương trên toàn tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai. Đến năm 2020, toàn tỉnh đã thành lập 145đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã/145 phường, xã; 2 đội cấp huyện, 1đội cấp tỉnh, 2 đội thuộc các hồ chứa nước.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm đáp ứng ngày càng cao công tác phòng chống thiên tai, địa phương phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 9/9 Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực về phòng chống thiên tai tại chỗ. Đồng thời, có 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
Tuy nhiên, trước thực trạng tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, để chủ động ứng phó, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống của nhân dân, Ban chỉ huy PCTT&TKCN Thừa Thiên Huế đề xuất kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tiếp tục hỗ trợ phương tiện, vật tư để chủ động ứng cứu tại chỗ khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, hỗ trợ trang thiết bị cho Văn phòng phòng chống thiên tai các cấp tỉnh, huyện, xã.
Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều khu vực, cụm dân cư đang sinh sống có nguy cơ sạt lở cao, cần phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới. Do vậy, UBND tỉnh kiến nghị Trung ương có chính sách hỗ trợ kinh phí cho địa phương để thực hiện di dời các hộ dân này đến nơi ở an toàn.
Cùng với đó, nhằm khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra, địa phương kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức Quốc tế đưa vào chương trình cấp bách và huy động các nguồn vốn khác hỗ trợ cho tỉnh 1.394 tỷ đồng để khắc phục các công trình thủy lợi, đê điều, giao thông, sớm ổn định đời sống nhân dân.
Cần thông báo cho chủ các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến của bão VAMCO
Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão VAMCO, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Đó là một trong những đề nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại công điện số 37/CĐ-TW ngày 11/11 gửi: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài thông tin duyên hải.
Dự báo hướng đi của bão VAMCO (Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia)
Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 11/11, bão VAMCO ở khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, cách phía Nam đảo Lu- dông (Philippines) khoảng 200km về phía Đông Đông Nam, gió cấp 12, giật cấp 15.
Dự báo trong 12-24h tới, bão di chuyển nhanh và vào Biển Đông với cường độ rất mạnh, cấp 12, giật cấp 15. Đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, diễn biến phức tạp và có khả năng ảnh hưởng tới khu vực miền Trung vào sáng 15/11.
Để chủ động ứng phó với bão, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ khẩn trương.
Cụ thể, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 13,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 117,0 đến 120,0 độ Kinh Đông và sẽ được điều chỉnh tại các bản tin tiếp theo của cơ quan dự báo.
Bên cạnh đó, cần tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền và tại các khu neo đậu.
Đáng chú ý, cần rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn, sơ tán dân, khách du lịch trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven biển, hoạt động kinh tế, khai thác dầu khí trên biển.
Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Bộ Ngoại giao liên hệ với các nước và vùng lãnh thổ để hỗ trợ phương tiện, tàu thuyền và ngư dân ta vào tránh trú, đảm bảo an toàn.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của bão để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.
Công điện khẩn ứng phó với Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Ban chỉ đạo TW về Phòng chống thiên tai - Uỷ Ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa ra công điện Số 36/CĐ-TW về đối phó với cơn bão số 12. Công điện khẩn ứng phó với Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Theo bản tin của Trung tâm Dự báo...