Thừa Thiên – Huế khởi công xây dựng Khu công nghiệp Gilimex
Chiều 11/11, tại thị xã Hương Thủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế và Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex tổ chức lễ khởi công Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên – Huế.
Các đại biểu bấm nút khởi công dự án Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên – Huế.
Dự lễ khởi công dự án có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex do Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex là nhà đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 10/3/2021. Dự án có quy mô hơn 460 ha với tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng. Dự án sẽ thu hút từ 20.000 – 30.000 lao động.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng (thứ hai, phải sang) và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh (thứ ba, phải sang) tham quan mô hình dự án.
Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, Khu công nghiệp Gilimex có lợi thế về địa kinh tế trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của địa phương do có vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh; có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm liền kề Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 15, kết nối thuận tiện với tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn, thuận lợi trong việc giao thương quốc tế và liên vùng là tuyến trục Bắc – Nam và Đông – Tây của miền Trung.
Gilimex là khu công nghiệp tổng hợp xanh, sạch, công nghệ tiên tiến, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nhẹ hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có 6 khu công nghiệp với quy mô diện tích 2.400 ha.
Video đang HOT
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex.
Gilimex thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, khi hoàn thành sẽ tạo động lực phát triển vùng công nghiệp phía nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh trong giai đoạn tới và giải quyết nhu cầu việc làm tại địa phương.
Ông Lê Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu công nghiệp Gilimex cho biết, khu công nghiệp được chia làm 2 phân khu gồm A và B. Đến nay, phân khu A đã san lấp mặt bằng được 50% và hoàn thành hạ tầng kỹ thuật 10%, dự kiến hoàn tất và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp trong quý IV/2022. Sau khi hoàn tất phân khu A, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex sẽ tiến hành ngay việc san lấp mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật phân khu B.
Khu công nghiệp Gilimex hướng đến thu hút các nhà đầu tư với những ngành nghề chính: sản xuất sản phẩm điện, điện tử; máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, phương tiện và thiết bị vận tải; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác.
Dự án Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên – Huế có quy mô hơn 460 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex (có cổ đông sáng lập là Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh) là nhà phát triển khu công nghiệp xanh – sạch – công nghệ hiện đại với hạ tầng đồng bộ nhằm thu hút nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài nước.
Tại Thừa Thiên – Huế, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex cam kết chú trọng vào đầu tư hạ tầng, cảnh quan và không ngừng đổi mới nhằm duy trì tính bền vững, mang lại lợi ích cao nhất cho mỗi nhà đầu tư khi lựa chọn Khu công nghiệp Gilimex làm điểm đến.
Triển lãm hàng không Airshow 2022 tại Việt Nam
Ngày 5-6/11, lần đầu tiên tại Việt Nam, một triển lãm hàng không (Airshow 2022) đã được tổ chức bởi hãng máy bay sang trọng bậc nhất thế giới Gulfstream (Mỹ) và hãng hàng không chung cao cấp Sun Air của Tập đoàn Sun Group.
Hàng không chung là một phân khúc kinh doanh hàng không thương mại gồm loại như máy bay thương gia thuê chuyến.
Sự kiện diễn ra tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và mở cửa giới hạn cho khách mời là các doanh nhân và khách hàng tiềm năng của hai thương hiệu.
Triển lãm hàng không Airshow 2022 tại Việt Nam. Ảnh: baoquangninh.com.vn
Quy tụ của những dòng máy bay siêu tốc độ, an toàn và tiện nghi bậc nhất thế giới đến từ Gulfstream- hãng chuyên cơ được các doanh nhân, tỷ phú toàn cầu lựa chọn, Triển lãm hàng không Airshow 2022 ghi một dấu mốc quan trọng, trong sự phát triển của phân khúc hàng không cao cấp cũng như trong phát triển giao thương quốc tế và du lịch hạng sang tại Việt Nam.
Tại triển lãm, khách tham quan đã được tận mắt chiêm ngưỡng hai huyền thoại Gulfstream đã chinh phục nhiều giải thưởng trong lĩnh vực hàng không: G600 và G650ER. Đây là hai dòng máy bay có hiệu suất bay vượt trội và khả năng bay ở tốc độ cao, có thể bay xa hơn và nhanh hơn bất kì chuyên cơ nào, tiết kiệm hơn 50 giờ bay mỗi năm với tốc độ bay Mach 0.90 (1,103km/h), tiếp cận những điểm đến đòi hỏi kỹ thuật cao nhất với khả năng cất cánh và hạ cánh ấn tượng trong phạm vi đặc biệt, thiết lập những tiêu chuẩn về hiệu suất, an toàn và tiện nghi.
Gulfstream cũng đặc biệt chọn sự kiện này để lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam và châu Á dòng chuyên cơ Gulfstream G700.
Theo đại diện của hãng, Gulfstream G700 hiện là chuyên cơ dẫn đầu thị trường máy bay thương gia hiện nay, với khoang máy bay dài nhất, rộng nhất và cao nhất, sức chở tối đa 19 hành khách và được thiết kế đến 5 khu vực sinh hoạt linh động, gồm phòng lớn, khu vực bếp, phòng tắm tiện nghi.
Phát biểu tại sự kiện, ông Wayne Oedewalt, Phó Chủ tịch Gulfstream khu vực châu Á- Thái Bình Dương chia sẻ, Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ và cho thấy tiềm năng phát triển không ngừng đối với ngành hàng không thương gia, cũng như hàng không nói chung. Với Gulfstream, hãng không ngừng nỗ lực hoàn thiện trải nghiệm bay tốt nhất cho khách hàng. Gulfstream đồng hành cùng Sun Air trong hành trình "nâng tầm tinh hoa" tại thị trường Việt Nam, và đó là lý do Việt Nam được chọn là điểm đến đầu tiên trong hoạt động quảng bá G700 đến với thị trường châu Á.
Triển lãm hàng không Airshow 2022 được coi là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực hàng không chung nói riêng và hàng không Việt Nam nói chung, bởi đây là lần hiếm hoi hãng máy bay danh tiếng Gulfstream tổ chức triển lãm máy bay riêng ngoài quy mô các triển lãm hàng không thông thường.
Theo ông Reiner Suess - Giám đốc Vận hành Sun Air, đây là một sự kiện đặc biệt, không chỉ với Việt Nam hay Sun Air mà còn với chính hãng Gulfstream.
Việc Gulfstream chọn Vân Đồn là điểm đến để tổ chức triển lãm tàu bay riêng cũng đã cho thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng của ngành hàng không cao cấp. Triển lãm lần này không chỉ cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ bay cao cấp ngày càng tăng mà còn khẳng định Việt Nam đang tạo nên một vị thế mới trên trường quốc tế.
Đặc biệt, với vai trò kết nối thị trường Việt Nam với một trong những thương hiệu đại diện cho ngành hàng không cao cấp trên thế giới, Triển lãm hàng không Airshow 2022 sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động thương mại, giao thương quốc tế, từ đó thu hút các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài đến với Việt Nam.
Đối với riêng ngành du lịch, sự kiện này một lần nữa khẳng định Việt Nam đã từ một điểm đến giá rẻ trở thành điểm đến sang trọng.
Tại Việt Nam, ra mắt từ tháng 3/2022, Sun Air là hãng hàng không chung phân khúc hạng sang đầu tiên với loại hình Dịch vụ thương mại và quản lý tàu bay tư nhân và Dịch vụ bay thuê chuyến, bay tham quan ngắm cảnh.
Sáu tháng sau sự kiện ra mắt, thông qua việc kiểm chứng đảm bảo tuân thủ đầy đủ và tuyệt đối các tiêu chuẩn khai thác nghiêm ngặt, Sun Air chính thức được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay (AOC) ngày 29/09/2022, với phạm vi khai thác gồm nội địa và quốc tế. Lần lượt trong tháng 9 và tháng 10/2022, các tàu bay Gulfstream G650ER đầu tiên của Sun Air chính thức đưa vào khai thác, đặt nền móng cho đội bay tốc độ, an toàn và tiện nghi của hãng.
Khẩn trương phương án xây dựng Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hiện đã hoàn thành các công tác chuẩn bị đầu tư, bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thu hồi đất dự án và sàng khởi công dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhưng vẫn chưa được địa...