Thừa Thiên – Huế: Hơn 2.100 ca mắc bệnh sốt xuất huyết
Theo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế, tính đến hết ngày 10/11, trên địa bàn tỉnh TT-Huế đã ghi nhận 2.193 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (176 lâm sàng và 2.017 xác định), trong đó có 285 ca ngoại lai (mắc bệnh từ nơi khác đến). Tại địa phương chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Phun thuốc khử trùng, tiêu độc.
Cụ thể, TP. Huế ghi nhận 805 ca; Phú Lộc: 429 ca; Phú Vang: 249; Hương Thủy: 223; Hương Trà: 181; Nam Đông: 152; Phong Điền: 95; Quảng Điền: 50; A Lưới: 9 ca.
TS.BS Nguyễn Nam Hùng – Giám đốc Sở Y tế tỉnh TT-Huế cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị y tế đã vào cuộc một cách quyết liệt, khẩn trương với hệ thống tổ chức, công tác chuyên môn, công tác vận động người dân và sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế phải báo cáo hàng ngày số bệnh nhân sốt xuất huyết cho lãnh đạo UBND các địa phương biết để chỉ đạo, tăng cường các xét nghiệm khám sàng lọc để phát hiện sớm các ca bệnh sốt xuất huyết, hạn chế không để tử vong xảy ra. Tiếp tục tăng cường phòng chống sốt xuất huyết cần chú trọng kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại khu vực miền Trung, từ đầu năm đến ngày 7/11/2019 đã ghi nhận 61.851 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong (Bình Thuận 3, Khánh Hòa 2 và Quảng Bình 2).
Video đang HOT
Nếu tính số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đến ngày 7/11/2019,Thừa Thiên – Huế đứng thứ 10/11 các tỉnh khu vực miền Trung.
Văn Bốn
Theo GDTĐ
Phun hóa chất diệt muỗi có 'chống' được sốt xuất huyết?
Phun hóa chất là một trong các biện pháp để kiểm soát dịch sốt xuất huyết, diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh tức thì khi có ổ dịch tránh lây lan bùng phát dịch bệnh. Sử dụng bình xịt muỗi tại gia đình chỉ là biện pháp diệt muỗi tạm thời trong phạm vi rất nhỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Tôi muốn biết, phun hóa chất có tác dụng như thế nào để phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH?) Bình xịt dùng trong gia đình có thể giúp phòng bệnh này không?
Chuongnguyennhu@gmail.com
BS Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tư vấn:
Phun hóa chất là một trong các biện pháp để kiểm soát dịch sốt xuất huyết, diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh tức thì khi có ổ dịch tránh lây lan bùng phát dịch bệnh. Sử dụng bình xịt muỗi tại gia đình chỉ là biện pháp diệt muỗi tạm thời trong phạm vi rất nhỏ.
Biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết quan trọng và cơ bản nhất hiện nay là thường xuyên loại trừ lăng quăng bọ gậy tại các hộ gia đình, nơi làm việc, khu vực vui chơi sinh hoạt cộng đồng. Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm thu dọn vật liệu phế thải có thể gây đọng nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng; loại bỏ hoặc lật úp các vật dụng, dụng cụ có thể chứa nước tự nhiên, các ổ nước đọng tự nhiên; thả cá vào bể nước, ...
Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Đã có 50 người tử vong do dịch sốt xuất huyết Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 27/10, trên cả nước có khoảng 200.000 ca mắc sốt xuất huyết, 50 trường hợp tử vong. Trường hợp tử vong gần đây nhất là một bệnh nhi ở Đồng Nai. Hiện 63 tỉnh thành phố đều có bệnh nhân sốt xuất huyết, nguy...