Thừa Thiên – Huế: Hiện tượng lún ở Trường Mầm non Hương Sơ đã ổn định
Trước hiện tượng công trình Trường Mầm non Hương Sơ ở phường Hương Sơ, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) chưa bàn giao đã xuất hiện tình trạng lún sâu tới 30 cm, chủ đầu tư công trình là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Huế đã thuê đơn vị kiểm định độc lập là Viện Khoa học và Công nghệ (thuộc Đại học Bách khoa Đà Nẵng) để tìm nguyên nhân lún và kiểm định chất lượng toàn bộ công trình này.
Đơn vị thi công xử lý vết nứt trên tường Trường Mầm non Hương Sơ.
Trường Mầm non Hương Sơ giai đoạn 1 được triển khai thi công từ đầu tháng 6/2020, với tổng kinh phí dự toán hơn 15,3 tỷ đồng. Công trình gồm khối nhà học tập 4 phòng, cao 2 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 1.280 m2; khối nhà hành chính quản trị, phòng học chức năng kết hợp khu nhà bếp, nhà cầu nối với khối phòng học cao 2 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 916 m2…
Đầu tháng 2/2021, trong quá trình hoàn thiện công trình đã xuất hiện tình trạng lún dần đều từ 6 – 12 cm. Sau đó, Sở Xây dựng tỉnh phối hợp với chủ đầu tư, các đơn vị liên quan khảo sát, thống nhất thuê một đơn vị kiểm định độc lập để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Viện Khoa học và Công nghệ đã khoan một hố sâu 36m để phục vụ kiểm định chất lượng công trình; đo vẽ kích thước toàn bộ các vết nứt trên cấu kiện hiện trạng làm cơ sở đánh giá sự ảnh hưởng của vết nứt đến khả năng làm việc của kết cấu; khảo sát đánh giá cường độ và chất lượng của bê tông; quan trắc lún công trình; tính toán lại kết cấu với các dữ liệu thực tế tại hiện trường.
Qua nhiều đợt lún đều, đến tháng 9/2021, độ lún của công trình là khoảng 30 cm, khiến nền nhà và cao độ sân vườn có độ chênh cao.
Video đang HOT
Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Huế Hoàng Thiện cho biết, qua khảo sát hố khoan sâu 36m, phát hiện địa chất tại đây có lớp bùn nhão yếu, trước đó đơn vị khảo sát xây dựng chỉ khoan ở độ sâu từ 8-12m bởi đây là công trình có tải trọng nhỏ và vừa. Trường Mầm non Hương Sơ giai đoạn 1 có thiết kế phương án móng băng hai phương rộng 2,2m.
Mặc dù công trình bị lún sâu nhưng là lún đều, không có hiện tượng nứt kết cấu và vỡ mặt nền. Nhiều công trình xây dựng ở gần khu vực này cũng có hiện tượng lún. Đối với những vết nứt chân chim trên mặt tường, những ngày qua, đơn vị thi công đang khắc phục. Tường xây bằng vật liệu gạch không nung thường có hiện tượng này.
Ngày 8/4/2022, Viện Khoa học và Công nghệ đã có báo cáo kết quả kiểm định chất lượng hiện trạng công trình lần 3 đối với Trường Mầm non Hương Sơ giai đoạn 1 gửi Sở Xây dựng thẩm định, trước khi trình UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xem xét, quyết định việc đưa vào hoạt động công trình này.
Theo kết luận tại báo cáo, các kết cấu chịu lực của công trình này như cột, dầm, sàn không có hiện tượng nứt hay biến dạng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực; kết quả kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp không phá hủy siêu âm và súng bật nảy cho thấy đảm bảo theo hồ sơ thiết kế được duyệt; chất lượng bê tông đảm bảo độ đồng nhất theo TCVN 9357:2012; chiều dày lớp bê tông bảo vệ đảm bảo theo hồ sơ thiết kế.
Kết cấu hiện trạng công trình đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo điều kiện về độ võng và vết nứt giới hạn. Kết cấu hiện trạng độ lún, nghiêng ổn định; tốc độ lún nền trong thời gian 2 tháng liên tục nhỏ hơn 2mm/tháng. Với những kết quả thẩm định trên, công trình Trường Mầm non Hương Sơ giai đoạn 1 hiện trạng đảm bảo điều kiện chịu lực; độ lún, nghiêng công trình ổn định, đảm bảo điều kiện khai thác sử dụng.
Theo Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Huế Hoàng Thiện, dự kiến trước ngày 30/4, UBND tỉnh sẽ có kết luận chính thức về việc đưa công trình này vào sử dụng. Trường Mầm non Hương Sơ giai đoạn 2 gồm 6 phòng học cũng sẽ được khởi công xây dựng trong vài tháng tới và phương án làm móng khoan cọc nhồi đang được nghiên cứu để khắc phục hiện tượng lún ngay từ đầu, tuy nhiên chi phí xây dựng sẽ cao hơn.
Dừng triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 465/QĐ-TTg về việc dừng triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo đó, Phó Thủ tướng quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo phương thức PPP đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Dừng thực hiện Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức PPP. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND các tỉnh Sơn La, Hòa Bình chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất dừng triển khai Dự án; có phương án xử lý dứt điểm đối với các nội dung công việc đã thực hiện của Dự án trước đây, không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Đồng thời giao UBND các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (trong đó có hình thức đầu tư công) để tiếp tục triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo quy hoạch (nghiên cứu kế thừa các hồ sơ, tài liệu trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án trước đây nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng và các cơ quan có liên quan hướng dẫn UBND các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp để đầu tư tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo quy hoạch, bảo đảm khả thi, kịp thời, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo hình thức đối tác công tư với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh Tây Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Kết nối các khu vực lân cận và dọc tuyến để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các khu vực này, đặc biệt là sự phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu khi điều kiện về kết nối giao thông thuận lợi và các Dự án khác được đầu tư trong khu vực này; kết nối với các khu vực chính của tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La, thay đổi tình trạng Quốc lộ 6 là đường độc đạo.
Tuyến đường có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 85 km, trong đó trên địa phận tỉnh Hòa Bình khoảng 49 km (đi qua thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc) và trên địa phận tỉnh Sơn La khoảng 36 km (đi qua huyện Vân Hồ, huyện Mộc Châu). Điểm đầu tại nút giao Quốc lộ 6 tại Km66 700 thuộc địa phận xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (tiếp nối với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình); điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 43 thuộc địa phận bản Muống, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Trong quá trình triển khai Dự án gặp một số khó khăn, vướng mắc như: thay đổi về địa điểm dự án, tổng mức đầu tư, loại hợp đồng dự án; khả năng cân đối nguồn ngân sách nhà nước; khả năng quản lý dự án của địa phương; khả năng kêu gọi nhà đầu tư và tổ chức tín dụng... UBND tỉnh Sơn La đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc dừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) theo phương thức PPP và đề nghị chuyển hình thức đầu tư sang đầu tư công.
Thúc tiến độ dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2 Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Xe máy công trình thực hiện Khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2. Ảnh tư liệu: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN Văn bản do...