Thừa Thiên – Huế đối diện với trận lũ lịch sử
Mấy ngày qua, ngoài việc ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 11, cộng với việc các nhà máy thủy điện tại tỉnh Thừa Thiên – Huế liên tục xả lũ khiến tỉnh này đang đối diện với trận lũ lịch sử năm 1999.
Nhiều người dân cho rằng, với tốc độ mực nước tăng lên chóng mặt như vậy, chỉ trong đêm nay (15/10), cả tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ chìm trong biển nước.
Hiện, mực nước các hồ chứa đều xấp xỉ cao trình đỉnh tràn. Trong đó hồ thủy điện Bình Điền đạt 82,39m/85m; thủy điện Hương Điền 57,55m/58m; thuỷ điện A Lưới 551m/553m. Điều đáng quan ngại là tất cả các hồ chứa đều xả lũ với lượng nước tính bằng hàng ngàn m3.
Ngay trong chiều nay 15/10, thủy điện Hương Điền lưu lượng nước đến hồ là 2.806 m3/s, lượng nước xả về hạ du là 1.551 m3/s; hồ thuỷ điện Bình Điền, lưu lượng đến hồ là 2.662 m3/s, lưu lượng xả về hạ du là 1.735 m3/s; thủy điện A Lưới, lưu lượng đến hồ là 1.109 m3/s, lưu lượng xả về hạ du là 1.109 m3/s. Tính đến cuối giờ chiều ngày 15/10, mực nước sông Hương đã vượt mức báo động 3, các tuyến đường qua Đập Đá về Vỹ Dạ, Phú Vang, Quảng Điền hiện nước ngập sâu từ 1-1,5m. Nhiều tuyến đường, cụm dân cư ở thành phố Huế và các huyện vùng trũng đã ngập nước và bị cô lập, người dân đi lại phải sử dụng thuyền.
Mặc dù mặc nước lên rất nhanh ở hạ du và vùng đồng bằng, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao vẫn yêu cầu Nhà máy thủy điện Hương Điền và Bình Điền tiếp tục vận hành điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn cho công trình.
Tại nơi được xem là vùng trũng của tỉnh Thừa Thiên – Huế như huyện Quảng Điền và Hương Trà, nhiều nơi đã bị cô lập, lũ chia cắt nhiều tuyến đường có nơi ngập sâu 1-1,5m. Ông Nguyễn Văn Thành, thôn Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền nói: “Rứa là hết rồi, bao nhiêu tài sản lúa má bị chìm trong lũ rồi, nghe ti vi nói nếu thủy điện xã lũ thì phải thông báo cho dân biết, nhưng tui có nghe họ nói chi mô, chừ mới đi ra ngoài đường về nhà thì thấy nước lên như thác đổ, tui biết làm răng đây?”.
Các tuyến đường ở địa bàn huyện, tỉnh lộ 4B, đường Nguyễn Chí Thanh… đã bị ngập sâu từ 1-1,5 mét. Ở các xã thấp trũng, ven phá, huyện đã tiến hành sơ tán, di dời 804 hộ với 1.260 nhân khẩu. Đến nay, các thôn Xuân Tùy, Nghĩa Lộ (xã Quảng Phú); Mai Dương, Phước Lâm Phước Lý, Hà Đồ (xã Quảng Phước); Quán Hòa, Thành Trung (xã Quảng Thành)… đã bị chia cắt hoàn toàn do nước lũ dâng cao. Địa bàn này đang bị mất điện trên diện rộng.
Tại địa bàn xã Quảng Phú, nước sông Bồ đang vượt mức báo động 3 và có khả năng tối nay sẽ tiếp tục dâng cao. Lũ lớn đã gây ngập lụt các thôn trên địa bàn xã, chính quyền địa phương đã tiến hành sơ tán 42 hộ với 135 nhân khẩu ở các thôn Xuân Tùy, Nghĩa Lộ, Nho Lâm, đồng thời chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ túc trực 24/24h không để người dân vớt củi trên sông, hạn chế đi lại trong nước lũ.
Tại địa bàn xã Quảng An – vùng rốn lũ của huyện Quảng Điền cũng đã khẩn trương triển khai các biện pháp đối phó với lũ. Chủ tịch UBND xã Quảng An, ông Nguyễn Hiền cho biết: Hiện, các tuyến đường trên địa bàn xã đã bị ngập trên 1,5 m. Có nơi lên cao 2m, 2m2… Các thôn như: An Xuân, Mỹ Ốn, Đông Xuyên, Mỹ Xá đã bị cô lập.
Dưới đây là một số hình ảnh TT-Huế ngập nặng sau khi thủy điện xả lũ:
Tất cả các hồ chứa đều xả lũ với lượng nước tính bằng hàng ngàn m3.
Video đang HOT
Người dân phải đi lại bằng ghe, thuyền
Thủy điện Hương Điền xả lũ với lưu lượng lớn gây ngập lụt trên toàn tỉnh
Theo Khampha
Nước mắt nơi tâm bão đi qua
Đi dọc các xã ven biển Núi Thành, Tam Kỳ, Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, đập vào mắt là cảnh tượng hoang tàn, xơ xác vì bão Nari vừa quét qua. Con đường, ngõ ngách, lối đi bị những thân cây gãy đổ phong tỏa hoàn toàn.
Sau bão đến lũ
Có mặt tại con đường bê tông là xương sống nối với quốc lộ 1A chạy dài về vùng trũng thôn Phú Tân (Quảng Nam) nằm dọc sông Bàn Thạch, cây cối gãy đổ nằm chồng chéo qua lại như xương cá. Sau một đêm, sáng ra người dân rùng mình với cảnh tượng trước mắt. Có đoạn, người dân phải chui dưới thân cây gỗ to lớn mới đi tiếp được.
Vùng đông TP.Tam Kỳ ngập sâu trong nước
Nhà người dân ở phường An Phú, TP.Tam Kỳ bị cây gãy đổ đè lên mái nhà
Bà Lan ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành (Quảng Nam) kinh hoàng kể lại: "Bắt đầu từ 8h tối qua, gió bắt thổi mạnh. Cây cối bị gió quật mạnh quét qua quét lại trên mái nhà nghe rùng mình. Cả nhà nằm ngủ mà sợ cây ngã đè chết giữa đêm khuya. Gió kèm mưa rất lớn quần quật đến 8h sáng làm người dân không dám bước ra khỏi nhà...".
Theo ghi nhận, tại cuối làng Phú Tân của xã Tam Xuân 1, nước dâng lên bao vây tứ phía, nước sông Bàn Thạch chảy xiết cũng đe dọa sẽ ngập đến cả giường ngủ của người dân. Trong đó, một số ngôi nhà trên các gò đất cao cũng bị nước vây, cô lập từ đêm khuya. Bà Hường lo lắng: "Mưa lớn kéo dài đến đêm nay thì nước sông Bàn Thạch sẽ dâng cao vào ngập nhà ngay. Một số người đã dọn đồ đạc và đưa trẻ đi gửi ở nhà các nhà ở vùng cao hơn".
Tuyến đường ĐT 615 nối quốc lộ 1A đi về các thôn ven biển xã Tam Thăng bị nước sông Đầm làm ngập sâu.
Người dân xã Tam Thăng tự chuyển đồ đạc lên vùng cao hơn
Một hộ dân ở xã Tam Thăng di chuyển xe máy lên vùng cao
Tại khu vực Phú Đông của xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, con đường bê tông Bàn Thạch bị ngập sâu gần 1m từ rạng sáng 15/10. Nhà ông Trương Công Thúy bị ngập sâu hơn 1m và gia đình phải di chuyển bằng chiếc ghe nhỏ.
Đi vòng lên vùng sông Đầm của xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ, nước mưa đổ về vây tứ phía khiến con đường ĐT 615 nối quốc lộ 1A bị ngập cục bộ gần 1m, cây lục bình ngoài sông tấp vào bịt kín cả đường đi.
Tại xã ven biển Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, bão Nari tàn phá nặng nề, đến chiều nay người dân mới dọn dẹp sơ qua những khúc cây gãy đổ đè lên mái nhà và chắn đường đi.
Đang trèo lên mái nhà cưa cây gòn gãy đè lên mái nhà và sửa lại mái tôn, ông Huỳnh Minh Ân ở xã Tam Thanh kinh hoàng kể: "Cả gia đình đang ngủ trong nhà gió mạnh thổi ầm ầm, mưa lớn xối xả. Ngay sau đó là cây gòn lớn trước sân nhà gãy đổ nhánh, cành cây to đè lên mái nhà và ngã ra ngoài đường đi làm cả gia đình hoảng luôn".
Ông Huỳnh Minh Ân ở xã Tam Thanh trèo lên mái nhà lợp lại mái nhà bị bão Nari hất tung
Tại các xã vùng trũng của huyện Thăng Bình như Bình Tú, Bình Trung, Bình An, chiều nay chạy dọc theo quốc lộ 1A rất nhiều nhà dân bị ngập sâu trong nước, nặng nhất là Trường Tiểu học Phù Đổng bị hư hỏng nặng nề.
Trong khi đó, huyện bị thiệt hại nặng nhất trong bão Nari là Điện Bàn có 3.000 ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập. Hậu quả làm 2 người chết. Tại thành phố Hội An, nước dâng lên làm ngập một số tuyến đường cục bộ.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát kiểm tra tình hình thiệt hại do bão Nari tại biển Cửa Đại, TP.Hội An sáng nay
Cuối giờ chiều nay, nước trên các sông Vu Gia trên mức báo động 3, còn sông Thu Bồn xấp xỉ báo động 2.
Tại huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, bão Nari đã làm gãy đổ đến 54ha cây cao su tiểu điền và đại điền của người dân và doanh nghiệp. Thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Bão Nari làm 8 người chết và mất tích
Ban phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho biết, đến chiều nay (15/10), sau khi cơn bão số 11 (bão Nari) quét qua các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam, đã làm 8 người chết và mất tích, nhiều người khác bị thương nặng. Hàng nghìn ngôi nhà tốc mái và hàng vạn hecta hoa màu chìm trong biển nước.
Hầu hết cây xanh ở các tuyến đường Đà Nẵng bị quật ngã
CSGT ra quân dọn cây đổ ở đường Trần Phú, Đà Nẵng
Cụ thể, theo báo cáo nhanh của tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên địa bàn tỉnh đã có 9 người dân bị thương do bão. Trong đó, huyện Phong Điền có 3 người, huyện Quảng Điền có 3 người, huyện Phú Lộc có 2 người và TP.Huế có 1 người. Trong số 9 người bị thương, có 3 người bị thương nặng, đang được cấp cứu tại bệnh viện. Một người ở huyện Quảng Điền mất tích khi đi bắt chuột sau bão.
Tại Quảng Nam, đã có 3 người chết do bão, gồm: ông Trương Chạy (84 tuổi, ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn) chết do bị sụp nhà xưởng; anh Phạm Văn Quy (33 tuổi ở xã Điện Phong, huyện Điện Bàn) chết do ngã khi chèn nhà; một bé gái tử vong vì bị sạt lở đất ở huyện Nông Sơn. 3 người khác bị mất tích trong bão số 11, gồm: ông Võ Văn Ba (68 tuổi, ở TP. Hội An); bà Trần Thị Xuân (62 tuổi, ở xã Bình Giang) và ông Pha Lê (60 tuổi, ở xã Bình Dương cùng huyện Thăng Bình) bị mất tích khi đang đi đánh lưới. Ngoài ra, còn 7 người bị thương.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải thăm một gia đình có người chết trong bão Nari sáng nay
Tại Đà Nẵng đã có ít nhất 12 người bị thương khi chống bão, trong đó quận Ngũ Hành Sơn có 5 người, quận Sơn Trà: 2 người, quận Hòa Vang 4 người, Lữ đoàn 54 Quân khu 5 có 1 người. Thành phố Đà nẵng hiện vẫn mất điện trên diện rộng, 2 nhà máy nước lớn nhất của thành phố là Cầu Đỏ và Sân Bay đã bị mất điện nên không thể vận hành. Các lực lượng chức năng đang tích cực khắc phục và sẽ có thể sử dụng máy phát điện để đảm bảo cung cấp nước cho nhân dân.
Tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, cơn bão số 11 đã làm một người bị thương nặng, do cây đổ ngã; 31 tàu thuyền neo đậu bị chìm và hư hỏng do va đập vì sóng to, gió dữ; gần 100 ngôi nhà, trường học bị bay mất mái, hư hỏng; trên 150 ha hành, tỏi bị ngã đổ; trên 200 ha cây trồng, hoa màu bị ngã, hỏng; hàng loạt khu dân cư ở miền núi của các huyện: Tây Trà, Trà Bồng... bị đất đá lở chia cắt và cô lập.
Theo Khampha
10 nhà máy điện ngừng hoạt động vì bão Nari Hiên tai có 17 hồ chứa ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên chiu anh hương của bão số 11. Hệ thống truyền tải điện 500kV cũng đã bị sự cố trên một số đường dây. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết hiên tai có 17 hồ chứa ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên chiu anh hương...