Thừa Thiên- Huế: Đi tắm biển, 5 học sinh bị sóng cuốn trôi
Sau một thời gian vật lộn với sóng nước, lực lượng cứu hộ đã cứu được 3 học sinh đưa vào bờ, 2 học sinh còn lại bị mất tích.
Sáng 27/8, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một nhóm học sinh bị sóng cuốn trôi khi tắm biển khiến một người chết và một người mất tích.
Theo đó, vào khoảng 16h ngày 26/8, một nhóm gồm 8 học sinh của Trường THPT Vinh Lộc và Trường THCS Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) đến khu vực giáp ranh giữa địa phận thôn Hải Bình, xã Lộc Bình với xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) để dự sinh nhật một thầy giáo dạy võ.
Bãi biển Lộc Bình, nơi nhóm học sinh gặp nạn.
Dự sinh nhật được một lúc, nhóm học sinh rủ nhau xuống tắm biển thì bất ngờ gặp sóng lớn khiến 5/8 học sinh bị cuốn trôi ra biển. Phát hiện sự việc, lực lượng chức năng của xã Lộc Bình và người dân lập tức tiến hành ứng cứu.
Sau một thời gian vật lộn với sóng nước, lực lượng cứu hộ đã cứu được 3 học sinh đưa vào bờ, 2 học sinh còn lại bị mất tích gồm em Nguyễn Văn Nhật (lớp 9 Trường THCS Vinh Hưng) và Nguyễn Đức Hoàng Mỹ (lớp 10 Trường THPT Vinh Lộc).
Video đang HOT
Đến tối cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể của em Nguyễn Văn Nhật. Việc tìm kiếm em Nguyễn Đức Hoàng Mỹ đến trưa 27/8 vẫn chưa có kết quả.
Hiện công tác tìm kiếm em Mỹ đang được chính quyền xã Lộc Bình và huyện Phú Lộc triển khai.
Lê Chung
Theo toquoc
Y tế cơ sở đã phát huy tốt vai trò
Đến các trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến,... những ngày nước ngập, dễ dàng nhận thấy công tác khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc đông đúc hơn ngày thường. Theo các y sĩ của trạm y tế nơi đây cho biết, do nước ngập, người dân hầu hết bị các bệnh liên quan tới da hay bệnh đau mắt đỏ với số lượng người mắc ngày một tăng cao. Các trạm y tế đã và đang triển khai nhiều biện pháp kịp thời chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Vừa cầm túi thuốc, bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (thôn Thuần Lương, xã Hoàng Văn Thụ) cho biết: "Trong những ngày nước ngập, do thường xuyên nghịch nước nên con tôi bị nổi nốt khắp người, ra trạm y tế được các nhân viên phát thuốc bôi nên tôi cũng đỡ lo".
Cùng với đó, trong những ngày qua, cán bộ, nhân viên tại các trạm y tế luôn sát cánh cùng người dân. Họ vốn là những người con của quê hương nên hơn bất cứ ai, họ hiểu những nỗi vất vả mà người dân vùng ngập đang phải gánh chịu nên họ đã làm việc quên ngày, đêm. Hầu hết các nhân viên ở trạm không có ngày nghỉ bù, những bữa cơm, giấc ngủ của họ hầu như được thực hiện luôn tại trạm.
Những ngày ngập thường xuyên lội nước nên nhiều người dân nơi đây bị mắc các bệnh về da, mắt (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Cùng chung sự hài lòng đó, cô Nguyễn Thị Nhi (xã Hoàng Văn Thụ) cho biết: "Những ngày qua, cuộc sống của chúng tôi quá khổ, không điện, không nước, tài sản mất mát nhưng chúng tôi vui mừng vì đã không bị đơn độc khi liên tục nhận được những sự sẻ chia gạo, nước, mỳ tôm,... từ các đơn vị, cá nhân ủng hộ. Cán bộ thôn, cán bộ xã, các cô y tá ở trạm xá luôn nhiệt tình, chu đáo, phát thuốc, giúp chúng tôi xử lý vệ sinh,... Năm nay, từ thuốc cho tới nước, mỳ tôm được phát cho mọi nhà công bằng lắm, chúng tôi rất hài lòng".
Chia sẻ về công tác y tế được trạm triển khai trong và sau khi nước ngập, bà Phùng Thị Huề - Trạm trưởng trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ cho biết: Lần ngập này, nước rút chậm hơn năm 2017 nên công tác vệ sinh làm rất khó, rất nhỏ lẻ. Chủ yếu chúng tôi sẽ tuyên truyền cho các hộ gia đình tự lâu chùi, dọn dẹp sau đó sẽ có đội phun phòng dịch của xã sẽ đi phun, nếu như để phun nhiều, phun đông ở các thôn nước đã rút nhiều thì sẽ có đội phun của trung tâm y tế dự phòng huyện về hỗ trợ phun.
"Trong những ngày qua, ở thôn ngập nhiều cụ thể như Thuần Lương, Yên Trình, chúng tôi đều bố trí nhân viên của trạm, cũng là người dân của thôn túc trực tại thôn. Ngoài ra, tại trụ sở trạm, chúng tôi bố trí nhân viên túc trực 24/24, tất cả nhân viên của trạm không có ngày nghỉ bù, trực xong vẫn làm các nhiệm vụ được phân công, thậm chí các nhân viên ăn, ngủ tại trạm để phục vụ bà con được nhanh nhất, kịp thời nhất. Tính đến nay, trạm đã tổ chức cấp, phát 400 suất thuốc bôi ngoài da, tra mắt và 318 hộ dân đã được cấp Cloramin B và phèn chua để xử lý nước sinh hoạt", bà Huề cho hay.
Trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ phát thuốc, tư vấn về bệnh cho người dân (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Tương tự, với Nam Phương Tiến, một xã có 4 thôn bị ngập nặng là Nam Hài, Nhân Lý, Hạnh Bồ, Hạnh Côn, trong đó Nam Hài ngập nặng nhất và bị cô lập nên theo bà Phùng Thị Hậu - Trạm trưởng trạm y tế xã cho biết, trung tâm y tế huyện đã phối hợp với trạm y tế xã thành lập trạm y tế dã chiến thường trực cấp cứu 24/24 giờ, tổ chức cấp phát thuốc ngoài da, đau mắt đỏ, hóa chất Cloramin B, phèn chua, cho người dân vùng bị cô lập. Tại các thôn khác, trạm y tế xã đã tổ chức điểm cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại nhà các trưởng thôn.
Nhờ những sự quan tâm, tư vấn, tuyên truyền kịp thời mà đa số người dân ở vùng bị ngập úng đã nắm được các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, các trạm y tế nơi đây vẫn đang tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng để y tế cơ sở thật sự trở thành nền tảng, xương sống của hệ thống y tế Việt Nam theo đúng chủ trương mà ngành y tế đang đặt ra.
Trao đổi về những biện pháp đang được trạm y tế xã triển khai nhằm thu hút người bệnh, bà Phùng Thị Huề - Trạm trưởng trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ cho hay: Đối với xã Hoàng Văn Thụ, tỷ lệ người dân đến khám, siêu âm ở trạm luôn đông. Cùng với việc chú trọng nâng cao về chất lượng cơ sở vật chất, những nhân viên y tế của trạm chúng tôi luôn chú trọng vừa làm vừa học, nhằm nâng cao năng lực và trình độ, chỉ khi mình có trình độ và bằng cấp thì người dân mới tin tưởng khi đó mới thu hút được bệnh nhân đến trạm, giảm quá tải cho y tế tuyến trên.
"Cá nhân tôi cũng đang tham gia khóa học đào tạo bác sĩ gia đình, tôi thấy rất hay và thiết thực, ý nghĩa đối với các cán bộ trạm y tế xã. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên tổ chức tuyên truyền theo các nhóm hội phụ nữ, câu lạc bộ dân số không sinh con thứ ba, tuyên truyền người dân mua thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký khám bệnh tại trạm y tế xã để được cấp thuốc, từ đó giúp người dân có thêm niềm tin tưởng vào trạm y tế. Bác sĩ tuyến y tế cơ sở cần phải là người giỏi nhất, cần phải biết làm tất cả các chuyên khoa, có như vậy mới phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân", bà Huề nhấn mạnh.
Hoa Nguyễn - Bảo Bình
Theo laodongthudo
Vụ chặn lối đi vì chưa đóng tiền NTM: Bức tường đã được tháo dỡ Liên quan đến vụ dân bị chặn lối đi vì chưa đóng tiền làm đường xây dựng nông thôn mới (NTM), lãnh đạo huyện Đắk R'Lấp (Đắk Nông) cho biết đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo việc tháo dỡ bức tường chắn. Ngày 21.6, ông Lê Mai Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'Lấp, cho biết người dân tổ 8,...