Thừa Thiên Huế: Cấm, nhưng dân vẫn vô tư “săn” thần dược cho đàn ông
Những năm gần đây, một số người dân thường đến bờ biển Phú Lộc bắt trùn biển ( sá sùng). Loại sinh vật này được xem là thần dược chữa bệnh vô sinh ở nam giới.
Bãi đầm thị trấn Lăng Cô lúc 3h sáng, thủy triều vừa mới rút, từng đoàn người cầm xuổng, xô và đèn pin đào bắt trùn biển. Mùa khai thác trùn biển kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.
Khai thác trùn biển sẽ ảnh hưởng đến môi trường chung.
Vài năm trước, sau khi một số người Bình Định đến đào bắt, thấy giá trị kinh tế cao, người dân tại địa phương đã đổ xô khai thác nguồn lợi này.
Bắt trùn biển không dễ bởi chỉ cần nghe động là chúng di chuyển theo đường hầm được đào sẵn. Vì thế, ngươi bắt ngoài việc nhanh tay, phải đoán biết đường đi của chúng. Khi lôi chúng lên khỏi hang, động tác phải mềm mại để giữ nguyên vẹn hình dáng trùn biển.
Trung bình một người dân bắt được khoảng 4-5kg trùn biển một buổi. Sau khi bắt xong người dân có thể bán tươi cho thương lái, hoặc đem về làm sạch để phơi khô sẽ có giá cao hơn. Trùn biển được các nhà hàng mua về chế biển phục vụ khách, đây được xem như là món nhậu đặc sản của vùng biển nơi đây.
Người dân khai thác giun biển chủ yếu ban đêm.
Anh Đ.V.T, xã Lộc Tiến (Phú Lộc) cho biết: “Một con trùn biển có độ dài khoảng 5- 10 cm là đạt yêu cầu. Hiện nay, trùn biển có giá rất cao, từ 90-100 nghìn đồng/kg tươi và 1 – 1,5 triệu đồng/kg khô. Trùn phải nguyên con giá thành mới cao”.
Video đang HOT
Theo nhiều người, trùn biển được xem là “thần dược” cho nam giới chữa bệnh vô sinh. Q.V.L, xã Lộc Vĩnh chia sẻ: ” Đào loại này rất vất vả, phải chờ thủy triều xuống, trường hợp thủy triều xuống lúc nửa đêm thì mình phải tranh thủ đi bắt. Thời điểm bắt chúng thường ngày mùa hè nắng gắt, nước mặn bốc lên khiến nhiều người không chịu nổi, nhưng vì có nguồn thu nhập nên phải chịu khó mà đi”.
Trùn biển là loài có giá trị kinh tế cao nên người dân bất chấp quy định để khai thác.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, trùn biển là loài cấm khai thác để tránh ảnh hưởng đến môi trường, chi cục đã giao và phân cấp trách nhiệm quản lý đến từng địa phương.
Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô Dương Đăng Trung thừa nhận: “Thời gian gần đây, thỉnh thoảng có người đến khai thác trùn biển, chủ yếu là người dân địa phương. Thời gian khai thác thường buổi tối và buổi khuya để tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Sắp tới chúng tôi tăng cường tuyên truyền cấm khai thác trùn biển và đã giao cho các chi hội nghề cá cắt cử lực lượng theo dõi, xử lý những đối tượng khai thác trái phép”.
Theo Thanh Hằng-Thu Thủy (Báo Thừa Thiên Huế)
Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ "săn" mì chính nhà giàu
Sáng sáng vác mai đi đào cũng được hơn một cân, thu vài trăm nghìn, theo thuyền đi cả ngày là tối về có tiền triệu nhờ sá sùng.
Sá sùng được gọi lệch từ sa trùng. Sa là cát, trùng là giun, nói dễ hiểu là con giun cát (còn được gọi với cái tên khác là mồi).
Xưa kia, sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm, thường được dùng làm cống vật cho vua, quan. Ngoài ra, chỉ những người giàu có mới có điều kiện sử dụng.
Sá sùng là lộc trời ban cho vùng đất Vân Đồn (Quảng Ninh). Khi còn tươi, sá sùng giống con giun, có độ dài khoảng 5-10cm, cá biệt có con dài 15-40cm. 1kg sá sùng tươi có giá 200 nghìn đồng, loại khô 4 triệu đồng/kg.
Để săn sá sùng, những người thợ tại huyện Vân Đồn phải ngồi trên thuyền nửa tiếng, rồi lội bộ nửa cây số nữa mới tới bãi bồi để đào thứ đặc sản quý này.
Một người dân cho biết, đào sá sùng phải theo con nước. Khi thủy triều rút, những bãi bồi cát lộ ra cũng là lúc thợ săn làm việc cật lực.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (42 tuổi, ở xã Đông Xá) kể, vào mùa này, cứ 4h sáng là cánh phụ nữ lục đục vác mai dài, đeo giỏ đi săn.
"Chỉ đào 1 buổi sáng tôi cũng được hơn một cân, thu vài trăm nghìn. Còn theo thuyền đi cả ngày thì kiếm được tiền triệu"- chị Tuyết cho biết.
Theo kinh nghiệm của người dân, chỉ những vùng cát pha mới có sá sùng - "hoa giun". Người đào phải thật tinh mắt. Khi thấy "hoa giun" thì phải nhanh tay cắm mũi mai xuống đào, nếu không chúng chui đi mất.
Khi mặt trời lên đỉnh điểm cũng là lúc thủy triều lên, mọi người lại lên thuyền tìm tới bãi bồi khác.
Sá sùng có giá đắt bởi vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể dùng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt được quý ông sử dụng như thần dược tăng cường sinh lực.
Trong chế biến món ăn, sá sùng được xem như loại mì chính đặc biệt. Nó có mặt trong nồi nước dùng của món phở truyền thống Hà Nội và Nam Định cho ra hương vị đặc biệt không ở đâu có được. Sá sùng tươi cũng được dùng nấu canh.
Dụng cụ để đào sá sùng rất đơn giản.
Phải tinh mắt mới nhìn thấy "hoa giun".
Sá sùng có giá trị dinh dưỡng cao.
Theo P.V (VNN)