Thừa Thiên – Huế: Cả xã tan hoang vì giông lốc
Cho đến sáng nay (18/4), UBND xã Phong Hiền, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn đang tiếp tục huy động mọi lực lượng, khẩn trương khắc phục thiệt hại do cơn lốc lớn, kèm theo mưa đá gây ra. Đặc biệt hệ thống điện lưới cũng đã hoạt động trở lại sau khi cơ quan chức năng huy động lực lượng khắc phục sự cố
Có mặt tại trường THCS Phong Hiền chúng tôi nhận thấy 6 phòng học tại trường này đã tốc mái hoàn toàn. Huyện đã chỉ đạo khắc phục sớm để cho các em vào học.
Tại trường Mầm non Phong Hiền, cây cối bị gãy đổ, một số hạng mục cũng như khu vui chơi giải trí của các cháu ở sân trường hư hỏng, dự kiến sẽ cho khắc phục trong hôm nay (18/4). Đặc biệt 150 ha lúa tại xã Phong Hiền đang thời kỳ trổ bông và hàng vạn cây xanh, cây lâm nghiệp đều bị gãy đổ.
Lốc lớn khiến cây xanh hơn 10 năm tuổi tại trường THCS Phong Hiền bị gãy đổ
Ngoài việc gia cố, sửa chữa các công trình trường học, nhà ở, chính quyền địa phương đang khẩn trương triển khai thu dọn cây xanh ngã đổ, xử lý môi trường.
Ông Trần Hạng (trú thôn Sơn Tùng) kể lại: “Tôi đang đi ngoài đường thì thấy gió rít lên rất mạnh nên chạy vào một nhà cạnh đó ẩn nấp. Kèm theo gió lớn là mưa đá, hạt mưa to bằng ngón tay cái. Đây là vùng đồng bằng, tôi năm nay 80 tuổi nhưng lần đầu tiên thấy mưa đá xảy ra ở đây. Cũng chưa bao giờ có lốc xoáy khủng khiếp như vậy. Sau trận lốc xoáy, hàng chục căn nhà trong làng đã bị sập, tốc mái”.
Đang cùng bà con lối xóm lợp lại mái nhà ông Trương Thế Khiêm, người dân ở thôn Gia Viên, xã Phong Hiền buồn bã cho biết: “Hôm qua mới đầu mưa nhỏ, một tí chưa đầy 15 phút là lốc lùa qua, tôn với cửa bị gió giật mạnh văng ra cả nhà, tôn bay ra khoảng 30-40 mét.
Lúc đó sợ quá tui đi vô trong nhà trốn. Vừa lốc xong một cái là bắt đầu mưa đá, đi qua một đợt khoảng 5 phút sau lùa lại cơn lốc khác, nói chung cả thôn ở đây nhà mô cũng bị tốc mái, nhà mô cũng bị bay tôn cả”.
Video đang HOT
Trận lốc kèm mưa đá xảy ra vào lúc chiều tối, nên công tác khắc phục hậu quả trong đêm gặp không ít khó khăn. Đến sáng 18/4 hầu hết nhà dân bị thiệt hại nhà cửa ở các thôn Cao Ban, Sơn Tùng, Gia Viên và Truông Cầu của xã Phong Hiền, huyện Phong Điền mới bắt đầu tiến hành công tác dọn dẹp và khắc phục hậu quả do lốc gây ra.
Nhớ lại những gì đã xảy ra vào chiều 17/4, bà Đỗ Thị Chường (xóm Cồn, xã Phong An) vẫn còn nguyên cảm giác sợ hãi. “Lúc đó tui đang lượm củi sau nhà, trời mây đen kịt, gió rít rầm rầm, mưa đá rớt xuống mái nhà kêu lộp bộp. Sợ quá tui chạy vô nhà thì nghe tiếng răng rắc, gió dở tung mái tôn Fibro Ximăng, cuốn bay. Nhiều tấm tôn bể rớt xuống nền, hoảng quá tui chạy vô nhà vệ sinh trốn. Năm ni 67 tuổi, tui chưa từng chứng kiến trận lốc mô dữ như rứa cả”, bà Chường kể.
Theo thống kê của huyện Phong Điền, hiện trên địa bàn xã Phong Hiền, trận lốc đã khiến 320 nhà dân bị tốc mái, trong đó có hơn 50 nhà bị hư hỏng nặng; hàng loạt cây cối hoa màu bị gãy đổ, hư hại.
Trận lốc đã làm đứt nhiều đường dây điện trên địa bàn, đến sáng nay vẫn còn khoảng 200 hộ dân bị mất điện. Lốc xoáy cũng đã khiến bà Trần Thị Rơi, 53 tuổi, ngụ thôn Truông Cầu bị thương. Ước tính thiệt hại của trận lốc xoáy gây ra gần 4 tỷ.
Ông Trịnh Đức Hùng – Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế – cho biết: Đây là trận lốc xoáy có sức tàn phá lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn huyện Phong Điền.
Hiện lãnh đạo huyện Phong Điền đã chỉ đạo chính quyền xã, thôn tập trung lực lượng thanh niên, dân quân du kích… khẩn trương giúp đỡ người dân khắc phục nhà cửa bị hư hại để ổn định cuộc sống.
Dự kiến các nhà dân bị tốc mái sẽ được khắc phục hoàn thành trong ngày hôm nay. Riêng hai cơ sở trường học do bị thiệt hại khá nặng nên sẽ cố gắng khắc phục một cách nhanh nhất để học sinh vào học trở lại.
Một số hình ảnh thiệt hại do cơn lốc lớn kèm theo mưa đá gây ra tại các thôn ở xã Phong Hiền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế):
Minh Ngọc
Theo_Giáo dục thời đại
Lãi suất huy động tăng khiến doanh nghiệp "đứng ngồi không yên"
Lãi suất huy động được một số ngân hàng đẩy lên cao khiến các doanh nghiệp không khỏi lo ngại lãi suất cho vay cũng "té nước theo mưa".
Thời gian qua, hàng loạt các ngân hàng tăng lãi suất huy động. Không chỉ các Ngân hàng nhỏ mà cả các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV cũng điều chỉnh tăng, khiến lãi suất cho vay cũng rục rịch tăng theo.
Mới đây một số ngân hàng tiếp tục "châm ngòi" cho "cuộc đua" mới. Theo đó, lãi suất huy động được một số ngân hàng đẩy lên mức 8,2%/năm, thậm chí có ngân hàng huy động ở mức 8,38%/năm. Điều này khiến các doanh nghiệp không khỏi lo ngại lãi suất cho vay cũng "té nước theo mưa".
Hàng loạt các ngân hàng tăng lãi suất huy động. (Ảnh minh họa: KT)
Theo biểu lãi suất mới nhất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), các kỳ hạn ngắn được ngân hàng này tăng khoảng 0,3%, trong đó, kỳ hạn 3 tháng lên mức kịch trần 5,5% (trước đó là 5,2%), kỳ hạn 12-18 tháng từ 6,5% lên 6,8%. Riêng kỳ hạn 36 tháng đang là mức cao nhất tại ngân hàng này, lên 7,2%, tức là tăng 0,4%.
Tương tự, VietinBank cũng mạnh tay điều chỉnh lãi suất tiền gửi, trong đó, tăng mạnh nhất là lãi suất huy động kỳ hạn 12-24 tháng, từ 6% lên 6,8%. Ngoài ra, Vietcombank cũng tăng lãi suất huy động 0,2-0,5% đối với từng kỳ hạn.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất chè xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài, ông Ngô Thành Nam, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội cho biết, Công ty thường phải vay lãi suất ngân hàng khá cao, trong khi các đối thủ nước ngoài họ vay lãi suất rất thấp, thậm chí là 0% nên việc cạnh tranh khá khó khăn. Với số đơn hàng xuất khẩu thường xuyên, chi phí trả lãi vay ngay ngân hàng chiếm khoảng 30% tổng chi phí của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, mỗi biến động lãi suất trên thị trường đều sẽ tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Công ty cơ cấu chi phí trả cho lãi suất sẽ khoảng 30% cơ cấu chi phí chung cho doanh nghiệp hàng tháng. Chính vì vậy, nếu trường hợp lãi suất tăng lên thì vô hình chung sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, cuối cùng sẽ lại phải tính vào giá. Nếu tính vào giá thì làm cho sản phẩm mình bán ra bị cao lên và như vậy thì sức cạnh tranh của mặt hàng của mình với một số mặt hàng cùng loại của các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ theo đó sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị yếu đi", ông Nam bày tỏ.
Lãi suất vốn vay ngân hàng luôn là một trong những yếu tố trực tiếp tác động vào giá thành sản phẩm, dịch vụ và cũng trực tiếp kéo giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Nỗi lo của những doanh nghiệp này càng lớn hơn khi suốt từ cuối năm 2015 đến nay, các cuộc chạy đua lãi suất huy động vẫn ngầm diễn ra giữa các tổ chức tín dụng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ông Hoàng Minh Trí, Giám đốc Công ty TNHH 4P cho biết, trước những tín hiệu về lãi suất tăng trong thời gian gần đây, doanh nghiệp hết sức lo ngại, bởi việc nâng lãi suất huy động của một số ngân hàng thương mại với giá trị huy động lớn là tiền đề để tạo ra lãi suất bình quân trên 13 tháng tăng.
"Khi các doanh nghiệp vay đầu tư vào các tài sản cố định, đổi mới trang thiết bị hoàn toàn phải sử dụng vốn vay trung và dài hạn. Các ngân hàng sẽ sử dụng lãi suất tiết kiệm trung bình 13 tháng cộng với biên độ, khi lãi suất huy động tăng lên thì nhiều khả năng lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên", ông Trí lo lắng.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, việc tăng lãi suất huy động tiền gửi một số ngân hàng là dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế. Khi lãi suất tiền gửi tăng thì chắc chắn lãi suất cho vay cũng tăng theo làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi và phát triển thì lãi suất ngân hàng phải ở mức thấp.
TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế phân tích: "Lạm phát năm 2015 chỉ có 0,63%, bình thường trên thế giới lạm phát cộng với 3% thì bằng lãi suất, tức là lãi suất của Việt Nam bây giờ vào khoảng 3,5%-4% là vừa phải. Bây giờ lãi suất của chúng ta là 8%, trong khi đó, lãi suất của Thái Lan là 3,6% thì làm sao chúng ta cạnh tranh được? Doanh nghiệp phải trả 1 giá quá lớn và ngay cả người tiêu dùng bây giờ muốn mua 1 căn nhà, 1 cái ô tô thì sẽ phải vay với mức lãi suất 9%, như vậy, cái giá phải trả rất lớn và đấy là điều chúng ta cần suy nghĩ".
Nhằm ổn định thị trường và trấn an doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái quyết liệt tránh để xảy ra tình trạng lãi suất leo thang bằng việc ban hành văn bản chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất huy động.
Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra ở thị trường huy động vốn trong nước thời gian gần đây thì có lẽ các doanh nghiệp mong chờ nhiều hơn nữa những động thái hiệu quả từ phía Ngân hàng Nhà nước. Điều này cần được thực hiện quyết liệt bởi nếu không, lãi suất cho vay sẽ được đà leo thang, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh không chỉ của doanh nghiệp mà còn cả nền kinh tế./.
Theo_VOV
EVN dự kiến sản lượng điện tăng cao trong tháng 3 EVN dự kiến trong tháng 3 sản lượng bình quân toàn hệ thống sẽ tăng cao, ở mức 495 triệu kWh/ngày (tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2015). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 2 tập đoàn này đã cung cấp đủ điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu...