Thừa Thiên – Huế: Bế tắc xử lý rác
Bãi chôn lấp quá tải, tồn hàng ngàn tấn rác, nhà máy xử lý rác “đắp chiếu” nhiều năm…, Thừa Thiên – Huế đang thiếu chỗ xử lý rác nghiêm trọng .
Con đường từ Tỉnh lộ 7 vào Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, cạnh bên là bãi xử lý rác của Công ty CP Môi trường và Đô thị Huế (HEPCO) ở phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) thưa thớt nhà dân, có rừng cây che phủ nhưng mùi hôi từ rác vẫn xộc lên nồng nặc. Nhiều năm qua, người dân ở khu vực này bức xúc với thực trạng rác thải quá tải.
Gọi là nhà máy nhưng ở đây vắng lặng bởi đã ngưng hoạt động hơn 2 năm nay. Nhìn từ xa đã thấy rác thải nằm trong khuôn viên nhà máy chất cao ngang đọt cây tràm trồng ở xung quanh. Lượng rác quá lớn, ước tính hàng ngàn tấn nên cảm giác bức tường rào xây ở mặt trước nhà máy như sắp đổ. Còn ở hướng đối diện với hồ thủy lợi Năm Lăng, cảnh tượng rác chất cao như núi càng kinh hoàng hơn. Ở hướng này không thấy tường rào xây chắn nên rác được đổ tràn, bên trên nhiều chỗ cỏ đã mọc xanh. Lại gần nhà máy, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Nhà máy Xử lý rác thải Thủy Phương hoạt động từ năm 2005 và được quảng bá là một trong những mô hình tiên phong về công nghệ xử lý rác. Theo đó, mỗi ngày nhà máy này tiếp nhận khoảng 200 tấn rác từ TP Huế, sau đó được tinh tuyển, tận thu các nguyên liệu để làm thành gạch xây dựng hoặc phân bón vi sinh, nhựa tái chế…
Đến năm 2006, dự án được mở rộng từ 1,7 ha lên 4,2 ha, nâng công suất xử lý từ 80 tấn/ngày lên 200 tấn/ngày nhằm giải quyết vấn đề rác thải của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sau một thời gian hoạt động, nhà máy này rơi vào tình trạng quá tải, lượng rác dồn ứ.
Vào tháng 8-2018, sau chuyến đi kiểm tra, khảo sát, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, yêu cầu Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa tạm ngừng tiếp nhận rác và xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng rác tại nhà máy. Công ty phải có biện pháp che chắn nhà xưởng, các điểm tập kết rác tạm thời tại nhà máy để hạn chế phát tán mùi hôi, bảo đảm môi trường cho người dân sinh sống xung quanh nhà máy.
Tiếp đó, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng giao UBND TP Huế khẩn trương làm việc với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa xác định khối lượng rác thực tế tồn đọng tại nhà máy để xử lý, yêu cầu xác định thời điểm hoàn thành và có giải pháp bảo đảm môi trường trong quá trình chờ xử lý. Trường hợp công ty này không phối hợp thực hiện, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình trạng ô nhiễm môi trường, chấm dứt hợp đồng xử lý rác và xử lý trách nhiệm liên quan theo quy định. Thế nhưng đến nay, tình trạng quá tải, ô nhiễm vẫn không được cải thiện.
Video đang HOT
Rác ứ đọng chất cao như núi ở Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương
Bãi rác cũng quá tải
Cách đó vài trăm mét, chếch về hướng Tây Nam, bãi chôn lấp rác do HEPCO quản lý cũng đang ở tình trạng “no” rác. Ông Trần Trung Khánh, Phó Tổng Giám đốc HEPCO, cho biết bãi chôn lấp này hoạt động từ năm 1999 đến nay với công nghệ “chôn lấp rác hợp vệ sinh”.
Bãi chôn lấp này có diện tích thiết kế 10 ha, gồm khu xử lý nước rỉ rác với diện tích 1,5 ha; lò đốt chất thải nguy hại với công suất 350 kg/giờ, các công trình phụ trợ và 2 bãi chôn lấp rác với diện tích 4,8 ha. Theo ông Khánh, mỗi bãi gồm 10 ô được thiết kế dựa theo quy tắc “thung lũng tự nhiên”. Các ô đều được thiết kế đáy bằng đất sét hoặc bằng nhựa HDPE chống thấm. Rác được đưa đến, khi đạt cao trình thì đầm chặt, đắp đất lại.
Trong đó, bãi chôn lấp số 1 với diện tích 2,2 ha vận hành từ năm 1999 đến 2008 đã lấp đầy và được đóng bãi chôn lấp theo quy định. Bãi chôn lấp số 2 với diện tích 2,6 ha vận hành từ năm 2008 đến hết năm 2018. Bãi chôn lấp rác số 2 mở rộng có dung tích 350.000 m3 và chỉ kéo dài đến hết năm 2020.
Ông Khánh cho biết mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận đưa vào xử lý khoảng 450 tấn rác từ các địa phương của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện khu vực chôn lấp, xử lý rác cũng sắp đầy nên đang làm thủ tục khởi công xây dựng mở rộng với diện tích 2 ha.
Theo ông Khánh, với diện tích mở rộng này dự kiến sẽ tiếp nhận, xử lý rác trong vòng 2 năm và đóng cửa khi nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn ở xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) có công suất 600 tấn/ngày, do Công ty China Everbright International Limited làm nhà đầu tư, đưa vào sử dụng.
Nhà máy này có tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỉ đồng, rác biến thành nhiệt để phát điện, hòa vào lưới điện quốc gia sau khi được bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Chính phủ. Dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế có quyết định phê duyệt việc chọn chủ đầu tư từ năm 2018. Lúc đầu, dự kiến dự án sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2020 và hoàn thành vào năm 2021. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa được khởi công.
Ngày đầu thu phí BOT xa lộ Hà Nội
Từ 0 giờ ngày 1-4, chủ đầu tư dự án BOT xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 đã chính thức thu phí để hoàn vốn cho dự án này.
Sau một thời gian thu phí thử nghiệm, ngày 1-4, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII), chủ đầu tư dự án BOT xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã ba Trạm 2 cũ (TP Thủ Đức) và từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn đã tiến hành thu phí chính thức.
Ngày đầu ùn ứ nhẹ
Ghi nhận của PV ngày đầu thu phí trạm BOT xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 đã xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ nhẹ. Tuy nhiên, tại đây lực lượng chức năng, CSGT, thanh niên xung phong đã kịp thời phân luồng nên giao thông tại khu vực này nhanh chóng thông thoáng.
Sự cố hy hữu nhất trong giờ cao điểm buổi sáng là một xe tải đã chết máy trước trạm BOT hướng từ TP Thủ Đức di chuyển về trung tâm TP khiến một làn thu phí "đứng hình", do vậy cả dòng xe phía sau không thể di chuyển. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt, điều phối xe cứu hộ để giải tỏa tình trạng ùn tắc. Khoảng 8 giờ 45 phút, các phương tiện di chuyển bình thường.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Tổng giám đốc CII, cho biết ngày đầu thu phí, một số chủ phương tiện không sử dụng dịch vụ thu phí không dừng (ETC) nhưng lại di chuyển qua làn ETC, do vậy chủ đầu tư phải điều nhân viên ra bán vé tại làn này. Ngược lại, một số xe sử dụng dịch vụ ETC lại không đi đúng làn, khiến lực lượng thu phí cũng mất thời gian hơn. "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành phân luồng, hướng dẫn các chủ phương tiện đi đúng làn để rút ngắn thời gian. Đồng thời khuyến khích chủ phương tiện tích cực sử dụng dịch vụ ETC để mang lại hiệu quả cao hơn" - ông Thành nói.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng xe dán thẻ ETC chạy không đúng làn, CII sẽ làm băng rôn lớn hơn để chủ phương tiện nắm và di chuyển đúng làn. Bên cạnh đó cũng có trường hợp thẻ ETC bị cũ, bong tróc một góc nên máy không đọc được, theo đó CII đã hỗ trợ dán thẻ cho tài xế ngay tại trạm. Bên cạnh đó, tại trạm cũng xảy ra tình trạng liên thông giữa thẻ ETC do VETC và Viettel cung cấp chưa tốt, ngay lập tức CII đã liên hệ với hai đơn vị này để liên thông hệ thống và khắc phục ngay tại chỗ.
Tài xế thanh toán tiền mặt khi qua trạm BOT xa lộ Hà Nội. Ảnh: ĐÀO TRANG
Đặt trạm BOT xa lộ Hà Nội trong phạm vi đầu tư
Những ngày qua, khi chủ đầu tư tiến hành thu phí, nhiều người đã thắc mắc vì sao trạm thu phí BOT xa lộ Hà Nội vẫn đặt gần cầu Rạch Chiếc mà không phải ở một số vị trí khác. Đồng thời kiến nghị chủ đầu tư, Nhà nước hỗ trợ giảm giá vé cho những hộ dân ở trong hẻm trên xa lộ Hà Nội.
Anh Nguyễn Chí Thanh, TP Thủ Đức, chia sẻ: "Tôi sống ở TP Thủ Đức và thường xuyên di chuyển trên đoạn đường này. Thiết nghĩ chủ đầu tư, UBND TP cần có chính sách hỗ trợ giảm giá vé cho người dân ở các tuyến hẻm trên xa lộ Hà Nội, cùng với những hộ mặt tiền đường xa lộ Hà Nội".
Lý giải về nguyên nhân đặt trạm BOT xa lộ Hà Nội gần cầu Rạch Chiếc, ông Thành cho hay dự án mà CII đầu tư có điểm đầu tại chân cầu Sài Gòn (quận 2 cũ) đến điểm cuối là nút giao Tân Vạn (kết nối với dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới tại xa lộ Hà Nội, Bình Dương), tổng tuyến dài 15,7 km.
Trong đó, trục đường chính trên đường xa lộ Hà Nội dài 11,5 km và đoạn quốc lộ 1 dài 4,2 km. Năm 2009, mặt đường của tuyến đường cũ chỉ rộng 23 m (bốn làn xe) thì nay đã được nâng cấp lên 113-153 m (với 12-16 làn xe) và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Do đó, BOT xa lộ Hà Nội được chủ đầu tư đặt đúng vị trí, trong phạm vi mà CII đã đầu tư.
"Người dân đang hiểu lầm BOT xa lộ Hà Nội thu phí trở lại là không đúng. Trạm thu phí xa lộ Hà Nội trước đây mới chỉ thu phí để hoàn vốn cho dự án cầu Rạch Chiếc và chủ đầu tư chưa hề thu phí cho dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, từ cầu Sài Gòn đến nút giao Tân Vạn. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1-4, CII mới chính thức thu phí để hoàn vốn cho dự án này" - ông Thành nhấn mạnh.
Đối với chủ trương giảm giá, hỗ trợ người dân, UBND TP đã có chủ trương hỗ trợ những hộ dân ở mặt đường, bị ảnh hưởng bởi dự án trong thời gian thi công. Theo đó, CII chấp hành chủ trương của UBND TP, tiến hành giảm giá cho các hộ có ô tô, không sử dụng kinh doanh ở mặt tiền đường song hành xa lộ Hà Nội trong thời gian thu phí.
Chăm lo cho công nhân không về quê ăn Tết Ngày 5-2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có công văn gửi Thường trực các tỉnh, Thành ủy; UBND các tỉnh, thành phố về việc phối hợp chăm lo Tết cho công nhân, lao động tại địa phương đón Tết Nguyên đán 2021. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Nguyễn Đình Khang tặng quà công nhân, lao động Công ty CP Môi trường và...