Thừa thắng từ thương vụ S-400, Nga dấn thêm bước “quyến rũ” Thổ Nhĩ Kỳ với Su-35, S-500
Điện Kremlin và Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí của Nga đang tìm cách tận dụng cơ hội về chính trị từ thương vụ bán S-400 để thúc đẩy các hợp đồng khác với Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có máy bay Su-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới S-500.
Theo National Interest, kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong phương hướng phòng thủ của Ankara và đây là phản ứng cứng rắn với Washington.
Tuy nhiên, thương vụ S-400 đã làm “trầy xước” phần nào mối quan hệ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ và đe dọa đến sự gắn kết về mặt quân sự của các nước trong khối NATO.
Điện Kremlin và Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí của Nga đang tìm cách tận dụng cơ hội về chính trị từ thương vụ bán S-400 để thúc đẩy các hợp đồng khác với Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có tiêm kích Nga và hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới.
Khi Bộ Quốc Phòng Mỹ hoãn chuyển giao F-35 cho Ankara vì Thổ Nhĩ Kỳ quyết không từ bỏ việc mua S-400 của Nga đầu tháng trước, giới bình luận quốc phòng Nga và phương Tây dự đoán rằng Moscow sẽ chớp lấy cơ hội chào bán Su-35.
Nga “sẵn sàng hợp tác” trong việc bán Su-57 nhằm “giúp khao khát của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển ngành quốc phòng của riêng mình”. Ảnh minh họa
Và đến giờ thì điều đó đã trở thành hiện thực, tuy nhiên Moscow vẫn còn ấp ủ nhiều thương vụ lớn hơn vậy.
Video đang HOT
Trong một bài phỏng vấn được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải, người đứng đầu tập đoàn Rostec Sergei Chemezov chỉ ra rằng Moscow đang định ký hợp đồng bán Su-57: “Máy bay Nga thế hệ thứ 5 (Su-57) có chất lượng nổi bật và sẽ giành để xuất khẩu”.
Ông Chemezov còn nhấn mạnh rằng Nga “sẵn sàng hợp tác” trong việc bán Su-57 nhằm “giúp khao khát của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển ngành quốc phòng của riêng mình”.
Lời mời chào này cũng được Nga gửi tới Trung Quốc và Ấn Độ, điều này phản ánh chiến lược xuất khẩu vũ khí của Nga với Su-57.
Chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cũng đã bình luận về triển vọng của việc mua Su-57. Vấn đề thời gian triển khai, thời gian chờ đợi để nhận được vũ khí này có thể phụ thuộc vào quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.
Su-57 hiện bắt đầu được sản xuất khá chậm nên lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ nếu có cũng chỉ có thể nhận được lô vũ khí này đầu tiên vào đầu năm 2020.
Trong khi đó, F-35 dù chưa sẵn sàng để bán nhưng đã được sản xuất từng phần ở các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đặt tại Ankara.
Ankara ít có sự mâu thuẫn trong việc thể hiện mối quan tâm của mình với hệ thống phòng thủ S-500 của Nga. “Chúng tôi đã đi đến cuối cùng về vấn đề S-400, đã ký thỏa thuận với người Nga và sẽ bắt đầu cùng sản xuất. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với S-500″, ông Erdogan thông báo trong một bài phỏng vấn gần đây.
Rõ ràng một thương vụ mua bán sẽ không bao giờ được đưa thông tin như vậy nếu chưa đạt được thỏa thuận rõ ràng.
Khi đã sở hữu S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dễ dàng cân nhắc việc nâng cấp hệ thống vũ khí này bằng sản phẩm mới hơn mà thôi.
Thêm nữa, việc đàm phán thành công với S-400 cho thấy nhà sản xuất vũ khí Nga hoàn toàn có thể chào bán S-500 chỉ với mức giá bằng một phần của giá do đối tác Mỹ đề xuất.
Tổ hợp S-500 sở hữu nhiều tính năng được đánh giá là vượt trội so với vũ khí cùng loại trên thế giới. S-500 được thiết kế để có thể thực hiện cả nhiệm vụ phòng không và đánh chặn tên lửa đạn đạo, tương đương vai trò của hai tổ hợp S-400 và A-135 của quân đội Nga hiện nay.
Trong nhiệm vụ phòng không, S-500 có tầm bắn 400 km và đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa 40 km và tốc độ 25.200 km/h. Với khả năng này, S-500 có thể hạ mọi chiến đấu cơ siêu thanh trên thế giới.
Đối với nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo, S-500 đạt tầm bắn khoảng 500-600 km, có thể theo dõi tới 20 mục tiêu cùng lúc và đánh chặn đồng thời 5-10 tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối hoặc giữa hành trình. Ngoài ra, S-500 còn được phát triển để bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp quanh Trái Đất, cũng như các mục tiêu trong không gian nhằm đối phó với vũ khí vũ trụ của Mỹ.
Theo Nguoiduatin
Sức mạnh của quân đội Israel: Có thể nghiền nát đối thủ bằng vũ khí hạt nhân?
Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân trong những cuộc xung đột tương lai thì Israel sẽ viết lại nền ngoại giao và an ninh của toàn khu vực Trung Đông, National Interest đánh giá.
Kho vũ khí hạt nhân giúp Israel trở thành một cường quốc quân sự trên thế giới. Ảnh minh hoạ: Creative Commons
Kho vũ khí hạt nhân của Israel là bí mật được giữ kín nhất trong quan hệ quốc tế. Quốc gia này cũng chưa bao giờ thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính Israel đang sở hữu khoảng 200-300 đầu đạn có sức công phá tương đương 200 ngàn tấn thuốc nổ TNT, gấp 14 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945. Israel được coi là cường quốc hạt nhân lớn thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.
Kể từ những năm 1970, Israel đã duy trì răn đe hạt nhân để đảm bảo sự cân bằng quyền lực với các nước láng giềng. Ngoài một số khoảnh khắc đáng lo ngại trong Chiến tranh Yom Kippur (10 - 26/10/1973), chính phủ Israel chưa bao giờ nghiêm túc xem xét khả năng sử dụng những vũ khí có sức huỷ diệt kinh hoàng đó.
Kịch bản rõ ràng nhất để Israel sử dụng vũ khí hạt nhân là để đối phó với một cuộc tấn công tương tự từ nước ngoài. Hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không và hệ thống tấn công bằng tên lửa của Israel rất phức tạp, tinh vi nên khả năng bị tấn công bởi một quốc gia nào khác trên thế giới (trừ những cường quốc hạt nhân khác) là rất thấp. Do đó, bất kỳ kẻ nào khai hoả trước cũng chắc chắn ẽ phải chịu đựng đáp trả ồ ạt gần như ngay lập tức.
Israel có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa nếu phát hiện thế lực thù địch có động thái đáng ngờ (nguy cơ có căn cứ và bằng chứng rõ ràng). Israel sẽ chỉ nhắm vào các cơ sở và căn cứ quân sự của đối thủ, cố gắng tránh các khu vực dân sự.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của Israel hiện nay là khả năng một cường quốc hạt nhân (Iran, Pakistan hoặc Triều Tiên) có thể cung cấp hoặc bán vũ khí hạt nhân cho tổ chức phi chính phủ (NGO) hay các nhóm phiến quân. Hamas, Hezbollah cùng một số nhóm khác mà Israel coi là khủng bố bị cho là khó răn đe hơn một quốc gia thực thụ. Trong một kịch bản như vậy, Israel cũng có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân để tiến hành chuyển nhượng hoặc phá hủy thiết bị hạt nhân của đối phương sau khi giao hàng.
Israel có thể sẽ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột tương lai. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này xảy ra là hạn chế lý do dẫn đến khả năng này, nghĩa là ngăn chặn sự phổ biến thêm của vũ khí huỷ diệt.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
Theo doisongphapluat
Mỹ đoán Nga điều chuyên gia quân sự tới Venezuela vì S-300 trục trặc Hôm 29.3, Nhà Trắng cảnh báo Nga và các quốc gia khác về việc gửi quân đội và thiết bị quân sự tới Venezuela. Trong đó, Nhà Trắng cảnh báo Mỹ sẽ xem những động thái này là "mối đe dọa trực tiếp" tới an ninh khu vực. Một chiếc máy bay Nga cất cánh từ sân bay quốc tế Simon Bolivar ở...