Thừa nguồn lực, thừa sữa đem xuất khẩu, sao nhiều trẻ vẫn đói rét?
Sáng nay (ngày 5.6), Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã lên ghế “ nóng” để trả lời chất vấn. Có đại biểu chất vấn, chúng ta thừa sữa xuất khẩu nhưng nhiều trẻ em vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu dinh dưỡng, đói ăn.
Chất vấn về tình trạng chăm sóc trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – TP.Thành Phố Hồ Chí Minh tranh luận và đề nghị Bộ LĐTBXH nên có giải pháp để giải quyết 3 vấn đề sống còn của trẻ về việc: Quyền được học hành vui chơi; quyền dinh dưỡng cung cấp sữa học đường; quyền giữ ấm trong mùa đông.
Tiếp thu đề nghị này, ông Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận trẻ em ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang phải đối mặt với nhiều những thiếu thốn. Dù gần đây chúng ta đã có những chính sách hướng tới trẻ em ở miền núi, nhưng mức độ thụ hưởng, khả năng thụ hưởng với các em còn hạn chế.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn
Về vấn đề này Chủ tịch Quốc hội – Nguyễn Thị Kim Ngân lấy làm lo ngại và cho rằng Bộ LĐTBXH cần có kế hoạch tiếp thu bởi đây là vấn đề cần nhiều nguồn lực, không đơn giản. Chủ tịch Quốc hội mong rằng Bộ LĐTBXH phải có giải pháp cụ thể hoá và mong muốn đại biểu giám sát.
Tiếp tục tranh luận về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, nguồn lực chúng ta có thừa, sữa chúng ta còn thừa đi xuất khẩu, nếu có chủ trương, có quy trình thực hiện thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lòng ủng hộ. Bên cạnh đó, nhiều chương trình từ thiện được xã hội hoá cũng đã mang áo ấm tới vùng khó khăn nhưng chưa có tính bao phủ. Nhiều trẻ em không có dép đi, không có áo ấm để mặc.
Video đang HOT
Trước phần tranh luận này, một lần nữa Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định xin tiếp thu ý kiến đại biểu, tới tháng 7 này sẽ bàn chính sách, giải pháp để trình Chính phủ để giải quyết.
Ngoài ra, nhiều đại biểu chất vấn về tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động. Đại biểu Nguyễn Kim Thuý (Đà Nẵng) đánh giá cao thành tựu trong hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng cũng đặt câu hỏi về việc vẫn còn tình trạng lừa đảo và lao động bỏ trốn tại nhiều thị trường. “Bộ có giải pháp gì chấn chỉnh tình trạng này?”.
Trả lời cho câu hỏi của đại biểu Thuý, Bộ trưởng Dung nhấn mạnh, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là chủ trương đúng đắn. Theo tinh thần đó, Việt Nam phấn đấu đưa được 1 triệu người trẻ đi XKLĐ. Hiện tại, chúng ta đã đưa được khoảng 500 nghìn người đi XKLĐ. Riêng năm 2017 chúng ta đưa được hơn 100 nghìn lao động đi làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số thị trường XKLĐ bị gián đoạn trước đó như Hàn Quốc cũng đã được nối lại. Lần đầu tiên Việt Nam cũng đã ký hiệp định lao động cấp quốc gia với Nhật Bản, bình quân đưa được hàng nghìn lao động sang thị trường này, thu về hơn 3 triệu đô mỗi năm.
Bên cạnh những điểm tích cực, ông Dung cũng thừa nhận thị trường XKLĐ vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Tình trạng lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc vẫn còn cao, việc lừa đảo, cò mồi, lạm thu phí với lao động vẫn còn diễn ra… Trước tình trạng này Bộ LĐTBXH đã đề ra nhiều giải pháp chấn chỉnh, kiểm soát.
Liên quan tới vấn đề này, đại biểu Dương Tấn Quân – Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đặt câu hỏi và truy giải pháp của Bộ. Ông Đào Ngọc Dung khẳng định một lần nữa về việc thời gian vừa qua Bộ LĐTBXH đã làm hết sức mình, tạo điều kiện để lao động đi XKLĐ, nhưng cũng đồng thời phải tạo điều kiện để DN được hoạt động, xâm nhập thị trường lao động tạo việc làm.
Tại nhiều địa phương tình trạng cò mồi lao động, lừa đảo lao động đi XKLĐ vẫn phổ biến. Ảnh:I.T
Ông Đào Ngọc Dung lấy làm tiếc và thừa nhận thông tin hai đại biểu nêu về việc lao động bị cò mồi, lạm thu phí… là có thật. Ông Dung cho biết Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 18, giao trách nhiệm cho từng Bộ ngành chấn chỉnh hoạt động XKLĐ ở thị trường trong nước; thứ hai là giải quyết những bất cập trong hoạt động XKLĐ ở nước ngoài. Thời gian qua Bộ LĐTBXH cũng đã đối thoại với 282 DN thực hiện XKLĐ để giải quyết khó khăn, chấn chỉnh hạn chế. Yêu cầu DN phải làm việc trước với địa phương khi tiếp cận địa phương tuyển lao động. Công khai tiền phí đóng, thủ tục đi, quy trình thực hiện…. riêng với chương trình EPS IMJanpan thì không thu phí.
“Thời gian tới chúng tôi sẽ giám sát chặt các hoạt động của các DN. Với DN không chăm lo cho người lao động hoạt động sai phép sẽ bị thu lại giấy phép hoạt động” – ông Dung khẳng định.
Trong sáng ngày 5.6, đã có 9 đại biểu đặt 13 câu hỏi chất vấn và tranh luận với các vấn đề thuộc quản lý của Bộ LĐTBXH. Chiều nay, Bộ Trưởng Đào Ngọc Dung sẽ tiếp tục trả lời chất vấn về các nhóm vấn đề có liên quan tới bạo lực, xâm hại trẻ em; tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng; quản lý thủ tục hành chính và có hay không lợi ích nhóm trong quản lý?…
Theo Danviet
Xét công nhận liệt sĩ cho "hiệp sĩ": Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói gì?
Sáng 29.5, bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, ông đã nhận được đề xuất công nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 2 "hiệp sĩ" đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (ảnh T.C).
Theo Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội, việc xem xét đề xuất của TP Hồ Chí Minh phải căn cứ vào các tiêu chuẩn được pháp luật quy định. Khi xét thấy đáp ứng đầy đủ các quy định thì sẽ công nhận.
"Cá nhân thì tôi ủng hộ đề xuất của TP. Hồ Chí Minh. Hiện chúng tôi đang giao cho các cán bộ đối chiếu các quy định để xem xét đề xuất với tinh thần là đủ điều kiện thì sẽ sớm công nhận", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Qua sự việc liên quan đến 2 "hiệp sĩ" đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, xã hội cần phải tôn vinh. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát triển mô hình này, theo ông các hiệp sĩ cần phải được trang bị kỹ năng, điều kiện để hoạt động.
"Để mô hình này hoạt động hiệu quả, đảm bảo sự an toàn cho các hiệp sĩ, chúng ta cần phải trang bị kỹ năng, điều kiện. Còn nếu thiếu cơ sở pháp lý cho mô hình này thì cũng phải củng cố, bổ sung cho hoàn thiện", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Trước đó vào ngày 23.5, UBND TP. Hồ Chí Minh có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho hai "hiệp sỹ" đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.
UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc các "hiệp sĩ" đường phố phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội là tự nguyện, tranh thủ thời gian rảnh rỗi bên cạnh công việc chính hàng ngày để góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP trong nhiều năm qua.
Vào tối ngày 13.5, nhóm hiệp sĩ gồm 7 người đi xe máy trên đường, đến khu vực cư xá Bắc Hải (quận 10) phát hiện hai thanh niên có biểu hiện khả nghi nên bám theo.
Khi phát hiện đối tượng dùng dụng cụ bẻ khóa chiếc xe Honda SH, nhóm hiệp sĩ ập vào khống chế và bị đối tượng dùng dao đâm. Hai "hiệp sỹ" Nguyễn Văn Thôi (sinh năm 1976, quê Bình Định) và Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1989, quê Đồng Nai) tử vong, ba "hiệp sĩ" khác bị đâm trọng thương.
Theo Danviet
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Tôi ủng hộ công nhận liệt sĩ cho hai hiệp sĩ bị đâm tử vong" Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho biết, quan điểm cá nhân của ông là ủng hộ việc công nhận hai hiệp sĩ bị trộm đâm tử vong ở TPHCM là liệt sĩ. Sáng 29/5, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội -...