Thua lỗ chứng khoán, thanh niên 33 tuổi nhảy vào lò luyện thép tự tử
Một công nhân tại Trung Quốc đã nhảy vào lò luyện thép và tử vong sau khi thua lỗ chứng khoán. ‘
Hình ảnh thu được từ camera tại thời điểm Wang Long chuẩn bị nhảy vào lò nung. Ảnh: SCMP
Theo SCMP, Wang Long, 33 tuổi, là công nhân công ty thép Baogang Group thuộc sở hữu nhà nước, đặt tại Baotou, vùng Nội Mông. Người này làm việc tại đây trong hơn 10 năm, nhưng bỗng nhiên mất tích kể từ tối 24/3.
Vụ việc sau đó dần sáng tỏ. Đoạn video thu được từ hệ thống camera giám sát cho thấy cảnh Wang cởi bỏ mũ, găng tay bảo hiểm và ném vào lò nung kim loại, rồi lao mình vào đó. Nhiệt độ bên trong lò nung rất cao, có thể lên đến trên 1.500 độ C. Cái chết của Wang Long đã gây sốc trên mạng hội trong tuần này.
Trong tuyên bố ngày 30/3, công ty thép Baogang cho biết, Wang từ nhiều năm nay theo đuổi đầu tư chứng khoán và giao dịch hàng hóa tương lai. Cái chết của anh có thể liên quan đến thua lỗ trong đầu tư.
Cảnh sát cho biết họ cho rằng có khả năng Wang tự tử vì vướng nợ cao do trót vay để đầu tư chứng khoán và không trả nợ được. Tính đến ngày 24/3, Wang lỗ khoảng 9.100 USD. Trong ngày này, chỉ số chứng khoán tại Trung Quốc đã rớt xuống mức thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây.
Video đang HOT
Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Trung Quốc coi thị trường chứng khoán là nơi dễ kiếm tiền, nơi họ có thể giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, những biến động mạnh trên thị trường nhiều khi cũng gây ra những khoản thu lỗ lớn với nhà đầu tư nghiệp dư.
Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19, giúp thị trường chứng khoán tăng mạnh trong năm 2020. Nhưng vài tuần trở lại đây, chỉ số chứng khoán Trung Quốc liên tục giảm, do giới đầu tư lo ngại chính phủ ngừng gói kích thích kinh tế, cùng với đó là những căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc và phương Tây.
Trung - Hàn đấu khẩu về nguồn gốc bão cát
Truyền thông Hàn Quốc cho rằng bão cát tràn qua nước này xuất phát từ Trung Quốc, làm dấy lên chỉ trích từ mạng xã hội và giới chức Trung Quốc.
Bầu trời Bắc Kinh hôm 16/3 trở lại trong xanh sau một ngày thủ đô Trung Quốc hứng chịu trận bão cát lớn nhất thập kỷ. Nhưng một cơn bão mới đang bùng phát trên mạng Internet, sau khi người dùng mạng xã hội Trung Quốc phát hiện truyền thông Hàn Quốc cho rằng bão cát có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Bầu trời Bắc Kinh chuyển màu vàng cam vì bão cát hôm 15/3 (trái) và sau khi bão cát đi qua hôm 16/3 (phải). Ảnh: CFP
"Một trận bão cát rất mạnh khởi phát từ vùng Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc và khu vực lân cận sa mạc Gobi đang di chuyển về hướng nam và sẽ bao phủ toàn bộ Hàn Quốc từ sáng 16/3", hãng thông tấn Yonhap hôm qua dẫn thông báo từ Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA).
Nhiều hãng tin khác của Hàn Quốc cũng nhấn mạnh "ảnh hưởng nghiêm trọng" mà Trung Quốc gây ra với môi trường nước này.
Bộ trưởng Môi trường Hàn Quốc Han Jeoung-ae ngày 16/3 cho hay bà và người đồng cấp Trung Quốc Huang Runqiu đã thiết lập một đường dây nóng để thảo luận về các vấn đề cấp bách liên quan đến ô nhiễm bụi mịn ở Seoul và khu vực lân cận từ giữa tuần trước. "Phần lớn nguồn ô nhiễm bụi mịn này được cho là đến từ Trung Quốc", Yonhap viết trong bản tin.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên lập tức bác bỏ thông tin của truyền thông Hàn Quốc, cho hay trận bão cát có nguồn gốc từ nước láng giềng Mông Cổ và đã tấn công 12 tỉnh miền bắc Trung Quốc từ tây sang đông.
"Chính quyền Mông Cổ đã công bố thông tin thiệt hại do bão cát gây ra, nhưng dư luận Trung Quốc không chỉ trích Mông Cổ là nguồn gây bão cát", ông Triệu nói, lưu ý Trung Quốc chỉ là một quốc gia mà bão cát "đi qua" và kêu gọi truyền thông Hàn Quốc đưa tin khách quan, khoa học.
Các bản tin của Hàn Quốc về nguồn gốc bão cát trở thành chủ đề tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội Sina Weibo, với hơn 340 triệu lượt xem và hơn 16.000 bình luận. Một số người cáo buộc truyền thông Hàn Quốc đưa tin sai, cường điệu hình ảnh Trung Quốc là "quốc gia gây ô nhiễm". Một số khác cho rằng những thông tin sai lệch như vậy càng làm trầm trọng thêm thành kiến của người dân Hàn Quốc đối với Trung Quốc, khiến quan hệ song phương thêm căng thẳng.
Ngoài Hàn Quốc, một số hãng tin nước ngoài cũng đưa tin trận bão cát bắt nguồn từ Trung Quốc, quy trách nhiệm cho Bắc Kinh trước thảm họa này.
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng vào cuộc, đưa ra chứng cứ cho rằng trận bão cát có nguồn gốc từ Mông Cổ, quét qua Trung Quốc và tràn xuống bán đảo Triều Tiên.
Ảnh vệ tinh một trận bão cát quét qua Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia .
"Hình ảnh qua vệ tinh khí tượng cho thấy trận bão cát có nguồn gốc ở Mông Cổ. Gió thổi cát bay tới Trung Quốc và nó sẽ ảnh hưởng tới Hàn Quốc cũng như một số nơi khác", Song Lianchun, giám đốc Trung Tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, nói.
Tới chiều 16/3, Mông Cổ báo cáo 10 người chết, 580 người mất tích vì thảm họa bão cát. Do khí hậu toàn cầu nóng lên, các vấn đề sinh thái ở Mông Cổ ngày càng nghiêm trọng. Khoảng 70% diện tích Mông Cổ đang đối mặt với sa mạc hóa ở các mức độ khác nhau, trong khi các khu vực sa mạc đang có xu hướng liên tục mở rộng.
Bất ngờ công nghệ luyện kim tiên tiến từ 6.500 năm trước Những xưởng thủ công nghiệp tiên tiến, 6.500 năm tuổi, vừa được phát hiện ở Israel. Khám phá này chứng tỏ, 6.500 năm trước, người xưa đã sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn chúng ta vẫn nghĩ. Tại Israel, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng về việc sử dụng lò nung. Điều đó có nghĩa là công...