Thua kiện hải quan
Ngày 8.10, Tòa phúc thẩm TAND tối cao TP.HCM xử phúc thẩm bác yêu cầu kháng cáo của Công ty TNHH ô tô Trường An (Hà Nội) khởi kiện Chi cục Hải quan c ảng Sài Gòn khu vực 1 (TP.HCM).
Ảnh minh họa
Tại tòa, Công ty Trường An trình bày, ngày 5.8.2011 đơn vị này được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu AMICI. Đầu 8.2011, Trường An phát hiện Công ty TNHH thương mại Nguyễn Thành mở tờ khai nhập khẩu lô hàng gồm 26 chiếc xe hai bánh hiệu SACHS (model Amici 125, mới 100%, xuất xứ Trung Quốc) trùng với nhãn hiệu AMICI của Trường An nên làm đơn gửi Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 yêu cầu kiểm tra và tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng trên. Qua giám định, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học – Công nghệ kết luận lô hàng xe máy nhập khẩu nêu trên đáp ứng các điều kiện để bị coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp cho Trường An. Nhưng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng trên. Vì vậy, Trường An khởi kiện yêu cầu tái xuất lô hàng.
Video đang HOT
HĐXX nhận định, giấy chứng nhận nhãn hiệu Trường An được cấp ngày 5.8.2011 chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm này trở đi. Trong khi đó Nguyễn Thành mở tờ khai nhập khẩu lô hàng từ 7.2011. Tức là trước thời điểm Trường An được cấp giấy chứng nhận nên Nguyễn Thành không có lỗi và Chi cục Hải quan thông quan lô hàng cũng không trái quy định.
Theo TNO
Bà bán ve chai giả làm đại gia lừa đảo vào tù
Sau một ngày xét xử, chiều 10.10, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên bác kháng cáo, y án 25 năm tù đối với Trần Thị Tám (48 tuổi) và 14 năm tù đối với Lê Tân Ban (43 tuổi, tài xế của Tám, cùng ngụ xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cùng về hai tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hai bị cáo tại tòa
Theo hồ sơ vụ án, năm 2002, Trần Thị Tám, từ quê hương Hải Dương cùng gia đình vào sống ở khu phố 1, phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa (Đồng Nai).
Đến năm 2004, thấy nuôi heo vất vả nhưng không khấm khá, Tám chuyển về phường Hố Nai (TP.Biên Hòa) làm nghề mua bán ve chai dạo.
Năm 2005, Tám lại chuyển về ấp 1, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu). Tại đây, Tám đã quen biết với Lê Tân Ban, chạy xe ôm và thường thuê Ban làm "lái xe" cho mình và thành lập công ty, làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Từ tháng 7.2006 đến 7.2007, Tám soạn thảo hợp đồng kinh tế bán sắt thép giả với một số công ty tại Nghệ An và Hà Nội kêu gọi một số người hùn vốn mua sắt thép bán lại cho 2 doanh nghiệp trên. Ngoài ra, Tám còn kêu gọi góp vốn kinh doanh xăng dầu, khai thác cát, kinh doanh bất động sản để vay mượn rồi chiếm đoạt tiền của nhiều người.
Bản cáo trạng quy kết Tám đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 12,3 tỉ đồng, lạm dụng chiếm đoạt hơn 5,5 tỉ đồng. Ban lừa đảo chiếm đoạt 545 triệu đồng, lạm dụng chiếm đoạt 1,7 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có 14 nạn nhân khác cũng tố cáo Tám chiếm đoạt 71 tỉ đồng và 10 lượng vàng. Tuy nhiên, quá trình điều tra chưa có cơ sở để xử lý hình sự Tám chiếm đoạt số tiền này.
Tại phiên xử phúc thẩm, Tám và Ban một mực kêu oan cho là có vay mượn nhưng đã trả hết cả vốn và lãi, không có chiếm đoạt của ai. Tuy vậy, HĐXX nhận định đã có đủ cơ sở kết luận Tám và Ban chiếm đoạt số tiền trên và tuyên y án sơ thẩm.
Theo TNO
Tử hình 3 đối tượng đầu sỏ trong băng cướp tiệm vàng dã man Ngày 8.10, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, bác kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với Huỳnh Văn Tiếm (54 tuổi), Nguyễn Văn Nhãn (56 tuổi, cùng ngụ Tây Ninh), Lê Anh Kiệt (47 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM) về các tội "giết người", "cướp tài sản" và "tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ...