Thua bạc, nữ tiểu thương huy động vốn lừa hơn 37,5 tỷ đồng
Để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của các bị hại, Hồng nói dối là cần vay tiền góp vốn mua gia súc với số lượng lớn bán cho các khách hàng tại nhiều tỉnh.
Chỉ trong vòng 5 tháng, từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2020, Hồng đã chiếm đoạt của một bị hại lên đến số tiền 33,7 tỷ đồng.
Ngày 10/9, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Hồng (SN 1974, trú tại số 1 Huyền Trân Công Chúa, phường Đúc, TP Huế, Thừa Thiên-Huế) về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nguyễn Thị Hồng tại phiên tòa xét xử.
Theo cơ quan điều tra, bị cáo Hồng từng là tiểu thương mua bán thịt lợn, thịt bò tại chợ Phú Hậu, TP Huế. Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2021, Hồng khai nhận đã trực tiếp ghi đề và giữ lại để ăn thua với người chơi hoặc chuyển cho người khác để hưởng hoa hồng nhưng đều bị thua. Vì vậy, Hồng đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền, vàng của một số người quen biết để trả nợ.
Để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của các bị hại, Hồng nói dối là cần vay tiền góp vốn mua gia súc với số lượng lớn bán cho các khách hàng tại các tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội. Ngoài ra, bị cáo còn nói dối vay tiền đầu tư xây dựng thêm trang trại, mua 2 căn nhà.
Nguyễn Thị Hồng tại thời điểm bị Công an bắt giữ.
Video đang HOT
Ngoài việc vay tiền, Hồng còn đề nghị các bị hại góp tiền với Hồng mua hàng rồi cùng chia lợi nhuận cộng với tiền lãi. Trong số các bị hại, chị Nguyễn Thị Mỹ Ph. (trú đường Trường Chinh, phường An Đông, TP Huế) bị Hồng lừa số tiền nhiều nhất là 33,7 tỷ đồng.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thừa Thiên-Huế, đầu năm 2020, Hồng có quen biết chị Ph. và nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của chị này. Tiếp đó, Hồng nói dối với chị Ph. rằng, Hồng đang gom tiền để mua heo, bò tại huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên-Huế) nhưng không đủ tiền.
Hồng muốn chị Ph. góp tiền với Hồng để mua hàng về bán, lợi nhuận hàng ngày chia đôi. Sau đó, Hồng tiếp tục nói dối đang góp vốn để đặt mua số lượng lớn gia súc: trâu, bò, dê, heo để bán cho các mối tiêu thụ ở các tỉnh, thành Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Nội nên cần vay tiền gấp để đặt hàng.
Cùng với việc lừa chị Ph. góp tiền, vay tiền; Hồng còn đặt vấn đề với chị Ph. cho vợ chồng ông Sơn (ở gần nhà Hồng) vay để mua gia súc và đầu tư trang trại. Hồng cam kết với chị Ph. sẽ chịu trách nhiệm với số tiền ông Sơn vay.
Hồng tự đưa ra mức lợi nhuận góp vốn là 3 ngàn đồng/ngày/1 triệu và mức lãi cộng thêm lợi nhuận là 5 ngàn đồng/ngày/1 triệu. Chị Ph. tin lời Hồng là thật nên đồng ý góp vốn và cho vay tiền. Chỉ trong vòng 5 tháng, từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2020, Hồng đã chiếm đoạt của chị Ph. số tiền 33,7 tỷ đồng.
Với thủ đoạn tương tự, Hồng còn chiếm đoạt của chị Lê Thị Th. số tiền, vàng có trị giá gần 130 triệu đồng; chiếm đoạt của chị Thân Thị S. Số tiền hơn 2,9 tỷ đồng và chiếm đoạt của chị Nguyễn Thị Hoàn M. số tiền 770 triệu đồng. Tổng giá trị tài sản bị cáo Nguyễn Thị Hồng chiếm đoạt của các bị hại là hơn 37,5 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa ngày 9/9, Hồng khai nhận, số tiền bị cáo vay mượn thực tế không dùng để kinh doanh, mua bán gia súc mà chủ yếu là để trả nợ tiền thua đề, trả tiền lãi vay, tiêu xài…
Xét toàn bộ tính chất vụ án, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tuyên phạt Nguyễn Thị Hồng mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Ngân hàng 'ép' khách mua bảo hiểm sai quy định sẽ bị thanh tra, xử lý nghiêm
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết đã chỉ đạo các ngân hàng rà soát toàn hệ thống; xử lý nghiêm những trường hợp bắt buộc khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng.
Trong văn bản trả lời đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết trong pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm.
Việc này nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, không được bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Ảnh TN
Theo bà Hồng, các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng cũng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Tuy nhiên, thời gian qua, NHNN đã nhận được phản ánh về tình trạng một số nhân viên ngân hàng bắt khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, chỉ giải ngân nếu khách mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ.
Người đứng đầu NHNN cho biết đã chỉ đạo các ngân hàng rà soát toàn hệ thống, xử lý nghiêm những trường hợp bắt buộc khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng. Trong đó, bảo đảm quá trình phê duyệt hồ sơ, giải ngân cho khách hàng được thực hiện đúng quy định.
Với các hợp đồng bán bảo hiểm qua ngân hàng, NHNN yêu cầu các nhà băng thực hiện chào bán, giải thích điều kiện, điều khoản của bảo hiểm cũng như các hoạt động đại lý bảo hiểm khác cho khách hàng có nhu cầu, giúp khách hàng hiểu đúng, đủ quyền và lợi ích, các điều kiện, điều khoản thanh toán của hợp đồng.
Cơ quan quản lý cũng yêu cầu mỗi ngân hàng phải quán triệt, phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm đối với từng nhân viên tín dụng và cán bộ tham gia hoạt động đại lý bảo hiểm. Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
NHNN cho biết đã chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Đồng thời, lồng ghép nội dung thanh tra việc thực hiện chỉ đạo của NHNN đối với hoạt động này vào kế hoạch thanh tra hàng năm.
Thời gian tới, NHNN dự kiến tiếp tục có văn bản chỉ đạo về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng. Trong đó, chỉ đạo các ngân hàng phải hướng dẫn, công khai tại trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch về các sản phẩm bảo hiểm, quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện, điều khoản thanh toán của hợp đồng bảo hiểm.
"Nghiêm cấm hành vi bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm. NHNN sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động này và việc thực hiện các văn bản chỉ đạo. Trường hợp phát hiện vi phạm, NHNN sẽ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.
Thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế được mời làm việc khi còn là sinh viên Sau khi thực tập, thủ khoa Nguyễn Thị Hồng được một công ty về kiểm toán gửi lời mời làm việc. Cô trở thành nhân viên chính thức của công ty này vào đầu tháng 7 vừa qua. Sáng 29/7, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân năm 2022. Qua đó, Nguyễn Thị...