Thú vui ‘nhạy cảm’ của thái giám xưa khiến người trong cung và kỹ viện đều kinh sợ
Chuyện thâm cung bí sử ghi lại, thái giám thời xưa có một thú vui lén lút đặc biệt khiến người dù trong cung hay kỹ viện đều kinh sợ, thậm chí là liên quan tới cái chết.
Thái giám dù đã tịnh thân nhưng nhu cầu sinh lý nam tính trong người vẫn còn. Đặc biệt là khi sống trong cung với hàng ngàn cung tần tuyệt đỉnh nhan sắc. Theo sử sách ghi lại chuyện thâm cung bí sử, không hiếm thái giám và phi tần gian dâm với nhau.
Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc ghi lại, hoạn quan thường tìm đến 3 đối tượng để giải quyết nhu cầu sinh lý, đó là cung nữ, vũ nữ và phi tần bị thất sủng, cũng có trường hợp thái giám bị vợ của vua ép buộc quan hệ. Dù rằng nhiều người cho rằng chuyện tình dục của thái giám xưa khá vô lý nhưng lại hoàn toàn có thật.
Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc ghi lại, hoạn quan thường tìm đến 3 đối tượng để giải quyết nhu cầu sinh lý, đó là cung nữ, vũ nữ và phi tần bị thất sủng – Ảnh minh họa: Internet
Theo sử sách nhà Tống, ở phần “Hoàn quan truyện” có ghi lại câu chuyện của Lâm Ức, một thái giám từng bao nuôi kỹ nữ Doanh Lợi trong suốt nhiều năm. Ở một câu chuyện khác, có thái giám tên Trần Nguyên vì bị phát hiện nhiều lần đưa kỹ nữ vào cung “tâm sự” mà bị phạt nặng. Anh ta bị nghi ngờ là chưa qua tịnh thân nhưng sự thật là chỉ làm chuyện gian dâm để thỏa mãn tính dục nguyên thủy trong người.
Bên cạnh đó, những cung nữ cô đơn trong cung cấm nhiều năm cũng là đối tượng mà hoạn quan nhắm tới. Đây là những người phụ nữ đang ở độ tuổi tươi trẻ, tràn đầy năng lượng nhưng chỉ quanh quẩn trong cung phục dịch, xa gia đình nên càng muốn tìm được người thấu hiểu, sẻ chia. Họ tìm đến thái giám để được giải tỏa, thỏa mãn nhu cầu cũng là chuyện thường tình.
Ra ngoài tìm “gái”
Ở thời Minh, trong các kỹ viện tại kinh đô có “Tây viện”, nơi đặc biệt tiếp đón các thái giám – Ảnh minh họa: Internet
Ở thời Minh, trong các kỹ viện tại kinh đô có “Tây viện”, nơi đặc biệt tiếp đón các thái giám. Những kỹ nữ ở đây bị người khác xem thường. Vì nơi đây thường tiếp những thái giám trẻ hoặc đã bị giáng chức. Những đại thái giám thì không thường tới, vì nếu bị ai phát hiện thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí là phải chết.
Ở thời vua Minh Thần Tông, quân lính phát hiện có một người mặc quần áo nam nhân, sau khi tra khảo thì tự khai mình là kỹ nữ được thái giám bao nuôi. Nhưng người hoạn quan này lại muốn “quỵt nợ”, cô phải lén vào cung để đòi bằng được. Biết chuyện như thế, vua Thần Tông Chu Dực trừng trị thái giám này, tra khảo kỹ nữ rõ ràng.
Video đang HOT
Ở Thời Minh Tư Tông Sùng Trinh, luật lệ cũng có cấm thái giám lấy vợ và ra ngoài “tìm gái”. Dù vậy, lệnh này không được thực thi hiệu quả triệt để. Vì thế vào thời này, thái giám có nhiều bổng lộc sẽ lấy cung nữ, hoặc ra ngoài tìm phụ nữ đem về làm vợ.
Lột da hoạn quan có quan hệ tình cảm
Chỉ cần thái giám lấy vợ thì phải chịu hình phạt tàn nhẫn – Ảnh minh họa: Internet
Chuyện thâm cung bí sử kể lại có nhiều hoàng đế không thích chuyện tình thái giám và cung nữ. Vua Chung Nguyên Chương chính là như vậy, thậm chí ông còn đưa ra hình phạt lột da nếu hoạn quan có quan hệ tình cảm. Chỉ cần thái giám lấy vợ thì phải chịu hình phạt tàn nhẫn này.
Hoàng đế Vạn Lịch cũng khó chấp nhận chuyện này, dù thời đó đã khá khoan nhượng cho việc thái giám lấy vợ. Chỉ biết hoạn quan bị phát hiện có tư tình, lấy vợ thì lập tức bị chịu hình phạt nặng nề. Tuy nhiên, nhu cầu sinh lý của hoạn quan không thể vì những hình phạt ấy mà tiết chế triệt để. Chuyện tư tình, hôn nhân giữa thái giám và cung nữ vẫn lén lút diễn ra.
Theo People’s Daily, dù mối quan hệ tình cảm giữa thái giám và cung nữ bị ngăn cấm, xem là dị thường nhưng vẫn có người đồng tình. Vì dù thế nào thì thái giám hay cung nữ, kỹ nữ cũng là những người chịu đựng nhiều thống khổ trong xã hội xưa. Họ tìm đến nhau dù với lý do gì thì cũng là mong muốn chia sẻ, tìm người thấu hiểu. Xét cho cùng thì vẫn là đáng thương hơn là đáng trách.
Hoạn quan Lý Liên Anh mang gì xuống mồ mà khiến hậu thế sửng sốt?
Hoạn quan nổi tiếng của nhà Thanh Lý Liên Anh đã mang theo những gì khi về nơi cửu tuyền mà người đời sau ngạc nhiên đến vậy?
Lối vào khu mộ của Lý Liên Anh.
Được biết tới là thái giám "khét tiếng" nhất thời kỳ Mãn Thanh, trong suốt hàng chục năm phục vụ nơi hậu cung của mình, Lý Liên Anh đã "đút túi" một mớ gia sản kếch xù với những bảo vật không thua gì hoàng thân quốc thích.
Thậm chí đến khi "nhắm mắt xuôi tay", hoạn quan họ Lý ấy vẫn không quên đem theo kho báu đã gom góp cả đời cùng mình sang thế giới bên kia.
Đây chính là lý do vì sao vào năm 1966, giới khảo cổ Trung Quốc không khỏi chấn động trước thông tin mộ Lý Liên Anh được khai quật và phát hiện ra nhiều bảo vật có giá trị.
Phần mộ thái giám sang trọng nhất Trung Hoa
Lý Liên Anh tên thật là Lý Tiến Hỉ, từ năm 9 tuổi đã nhập cung làm thái giám và phụng sự hậu cung Thanh triều suốt 4 đời vua (từ thời Hàm Phong đến đời Phổ Nghi).
Ông là cánh tay phải đắc lực của Từ Hi Thái hậu và đã theo hầu hạ bà suốt 50 năm trời. Chỉ sau khi Từ Hi qua đời, Lý Liên Anh mới rời chốn hoàng cung sống mai danh ẩn tích và qua đời một cách lặng lẽ.
Chân dung thái giám Thanh triều Lý Liên Anh.
Vào khoảng giữa của thế kỷ trước, khuôn viên ngôi trường mang tên Lục Nhất thuộc nội thành Bắc Kinh thời bấy giờ có một ngôi mộ cổ hoành tráng. Quy mô đồ sộ của ngôi mộ khiến người thời bấy giờ không khỏi "đoán già đoán non" về thân thế của chủ nhân nơi ấy.
Nhưng dù trí tưởng tượng của hậu thế có phong phú tới đâu, thì cũng không một ai có thể ngờ rằng, đó lại là nơi an nghỉ của một thái giám, mà không ai khác chính là Tổng quản nội cung Lý Liên Anh khét tiếng một thời.
Phần mộ của thái giám họ Lý tọa lạc trên mảnh đất rộng hơn 20 mẫu, thậm chí còn có một nhà bia được dựng trang trọng bằng đá ngọc trắng thời nhà Hán.
Năm 1966, khi ngôi mộ này bắt đầu được tiến hành khai quật, người ta phát hiện ra một quan tài làm từ gỗ kim ty nam màu đỏ tím vô cùng hiếm có, phần đầu trên được tạo tác kim hoa tinh xảo.
Phía trên "giường đá" đặt quan tài được đúc bằng đá bạch ngọc, bên trên đục một lỗ tròn, bên trong treo một hầu bao đựng ngọc và ít tiền đồng.
Đây chính quy cách của hình thức "Kim tỉnh ngọc táng" - một cách mai táng cao quý thời bấy giờ. Sự xa hoa này đã ngầm khẳng định rằng, ngay cả khi đã ly khai hoàng cung, Lý Liên Anh vẫn có một cuộc sống vô cùng sang quý.
Trong quá trình khai quật ngôi mộ của thái giám Lý Liên Anh, giới chuyên gia còn phát hiện ra nhiều bảo vật có giá trị khổng lồ, trong đó quý giá nhất phải kể đến một thanh đoản đao nạm ngọc có niên đại từ thời nhà Hán, một vòng tay nam ngọc thời nhà Tống và một chiếc nhẫn ngọc phỉ thúy.
Tương truyền rằng, chiếc nhẫn ngọc phỉ thúy nằm trong mộ của Lý Liên Anh chính là bảo vật mà Cung thân vương Dịch Hân lúc sinh thời vô cùng quý trọng, nhưng sau này bị Thái hậu Từ Hi lấy đi và ban thưởng cho hoạn quan tâm phúc của mình. Ngày nay, chiếc nhẫn ấy vẫn được trưng bày tại bảo tàng Cố cung (Bắc Kinh).
Kho báu trong mộ Lý Liên Anh không chỉ dừng lại ở những cổ vật có niên đại hàng ngàn năm lịch sử mà còn chứa một món bảo vật mà người hiện đại cũng chưa chắc có.
Nhiều giai thoại truyền lại rằng, mộ của hoạn quan họ Lý có chôn theo chiếc mũ khảm một viên kim cương to hơn cả viên mà Nữ hoàng Anh Elizabeth từng sở hữu. Thế nhưng, viên kim cương ấy có hình dáng thế nào, được tạo tác ra sao thì lại chẳng mấy ai biết rõ.
Mặc dù là ngôi cổ mộ cất giấu kho báu bạc tỷ, nhưng điều khiến hậu thế quan tâm về nơi an nghỉ Lý Liên Anh không chỉ là cổ vật mà lại là tung tích về thi thể của vị hoạn quan này.
Năm 1966, khi mở nắp quan tài chôn cất Lý Liên Anh, đội khảo cổ không khỏi hoảng hồn khi phát hiện phía bên trong không có thi thể mà chỉ có một xương sọ với phần xương gò má cao, hàm răng vẩu, bên ngoài còn bọc một lớp da.
Vậy phần thân của Lý Liên Anh rốt cục được chôn cất tại nơi nào? Vì sao ngôi mộ đồ sộ đầy cổ vật kia lại chỉ là nơi chôn cất phần đầu của hoạn quan khét tiếng ấy? Đáp án cho những câu hỏi ấy vẫn đang chờ hậu thế giải đáp...
Bí mật trong ngôi mộ cổ có nhiều truyền thuyết thần bí nhất Trung Quốc Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí. Lý Liên Anh (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1848 - mất ngày 04 tháng 3 năm 1911) là một thái giám trong triều đình nhà Thanh thế kỷ XIX, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hy Thái hậu. Ông...