Thú vui của thái tử ăn chơi bậc nhất quốc gia giàu nhất thế giới Qatar
Thái tử Qatar Khalid bin Hamad Al Thani khác biệt so với các thành viên hoàng tộc khác bởi niềm đam mê tốc độ và chính Khalid là một tay đua chuyên nghiệp.
Khalid bin Hamad Al Thani là công dân Qatar đầu tiên lái xe đua Công thức 1.
Mùa hè năm 2015, thái tử Khalid bin Hamad Al Thani từng đại náo phố Beverly Hills ở Mỹ khi phóng chiếc siêu xe Ferrari như tên bắn trên đường.
Hình ảnh chiếc siêu xe Ferrari đại náo đường phố Beverly Hills không tránh khỏi sự chú ý của cảnh sát Mỹ. Khi bị chặn lại trên đường, Khalid phủ nhận cáo buộc mình vi phạm giao thông. Thái tử Qatar còn nói mình có quyền miễn trừ ngoại giao.
Sau khi tham vấn Bộ Ngoại giao Mỹ và lãnh sự quán Qatar, cảnh sát Beverly Hills khẳng định Khalid không có quyền miễn trừ này.
“Thành phố áp dụng luật pháp với bất kỳ ai, dù họ quen biết ai hay họ đến từ đâu”, cảnh sát trưởng Dominick Rivetti khi đó nói.
Tuy vậy, thái tử Khalid đã nhanh chóng rời Mỹ ngay sau đó. Chiếc siêu xe Ferrari màu vàng và chiếc Porsche trắng cũng biến mất.
Đam mê tốc độ từ nhỏ
Thái tử Qatar trong một buổi lái thử xe đua Công thức 1 của đội đua Williams.
Báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin rằng thái tử Qatar tham gia đua xe từ khi 12 tuổi và được coi là “người bảo trợ” cho loại hình đua xe Drag.
Năm 2009, bước đến trường đua Sonoma Raceway, có sức chứa 47.000 chỗ ngồi ở bang California, Mỹ, thái tử Khalid bin Hamad Al Thani gây chú ý khi mặc chiếc áo polo màu đen, (đằng sau in số 3, quốc kỳ và dòng chữ Qatar), quần jean xanh, sandal và kính mắt. Ở thời điểm đó, Khalid mới chỉ 26 tuổi.
Lớn lên tại quốc gia giàu có nhất thế giới, với chủ trương quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các môn thể thao, thái tử Khalid đặc biệt yêu thích bộ môn đua xe từ thời trẻ.
Năm 2013, quốc vương Qatar Hamad bin Khalifa Al Thani nhường ngôi cho con trai Tamim trong lần chuyển giao quyền lực hòa bình hiếm hoi tại một quốc gia giàu dầu mỏ ở vùng Vịnh.
Điều đó có nghĩa là con trai thứ, Khalid bin Hamad Al Thani nghiễm nhiên trở thành thái tử. Qatar ngồi trên lượng dự trữ khí đốt, dầu mỏ khổng lồ và Khalid cũng được thừa hưởng khối tàn sản kếch xù.
Khác với anh trai đổ tiền tấn vào bóng đá, Khalid lại đặc biệt đam mê đua xe.
Nhưng Khalid lại có niềm đam mê đặc biệt so với các thành viên hoàng tộc khác. Thái tử Qatar chủ trương quảng bá hình ảnh đất nước thông qua đua xe. Năm 2009, Khalid đầu tư 10 triệu USD vào đội đua Al-Annabi Racing.
Khalid không hề ném tiền vào đua xe cho vui, thái tử Qatar lựa chọn những người giỏi nhất vào đội với mục tiêu gặt hái thành công. Đó là lý do đội đua này nhanh chóng đã giành được một số danh hiệu quan trọng tại các giải đua lớn ở Mỹ.
Video đang HOT
Thái tử Qatar nhiều lần đích thân đến xem đội đua thi đấu. Khalid còn dẫn cả con gái 4 tuổi đến trường đua Sonoma Raceway. Thái tử Qatar thường trêu đùa với các tay đua trong đội và động viên họ đạt thành tích cao.
Có thể nói, Al-Anabi Racing được thành lập không chỉ nhằm quảng bá tên tuổi Qatar trên trường quốc tế, mà còn giúp gắn kết quan hệ Mỹ với quốc gia Trung Đông, vốn bị xói mòn sau vụ tấn công khủng bố ngày 11.9.
Thái tử Khalid còn là người Qatar đầu tiên lái xe đua Công thức 1, trải qua hành trình 5,3km tại trường đua quốc tế Losail ở Doha.
Chiếc Lamborghini Centenario “lục quý 6″ của thái tử Qatar từng xuất hiện tại Paris.
“Chiếc Williams FW31 là mẫu xe đua tuyệt vời, nó không giống bất cứ một xe đua nào khác mà tôi từng cầm lái”, thái tử Khalid khi đó nói. “Tôi tự hào là người Qatar đầu tiên lái xe đua Công thức 1. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời mà tôi sẽ không thể quên, đặc biệt là ngay ở quê nhà”.
Sở hữu bộ sưu tập siêu xe triệu đô
Đam mê tốc độ từ nhỏ nên không quá ngạc nhiên khi Khalid bin Hamad al Thani trở thành một trong những người chơi xe đình đám nhất trên thế giới.
Bộ sưu tập siêu xe triệu đô của thái tử Qatar kể đến Bugatti Veyron Rembrandt, Bugatti Chiron, Ferrari LaFerrari coupe, LaFerrari APERTA, Ferrari F12, Porsche 918 Spyder và McLaren P1, Mercedes g6×6 AMG…
Khalid cũng thể hiện dấu ấn riêng bằng sự độc đáo của biển số gắn trên siêu xe. Siêu xe của thái tử Qatar gắn biển số “quý” và chữ cái KHK viết tắt theo tên gọi viết tắt.
Những siêu xe thái tử Qatar đem đến Mỹ vào mùa hè năm 2015.
Vào mỗi mùa hè, thái tử Qatar lại đem dàn siêu xe trị giá hàng triệu USD tới London để tránh nắng. Không ít lần, người dân Anh nhìn thấy những chiếc xe triệu đô của Khalid lăn bánh trên phố.
McLaren P1 giá 1,5 triệu USD, cực hiếm của thái tử Qatar có thể đạt tốc độ 350 km/giờ, là một trong tổng số 375 chiếc trên toàn cầu. Xe sử dụng động cơ V8, 3,8 lít tăng áp kép, kết hợp cùng motor điện, tổng công suất 904 mã lực.
Bugatti Veyron 16.4 Grand Sport trị giá khoảng 2,3 triệu USD là một trong những siêu xe mạnh nhất hành tinh. Công suất cực đại đạt 1.200 mã lực và mô-men xoắn 1.500 Nm. Siêu xe này có thể đạt tốc độ tối đa 410 km/h, nắm giữ kỷ lục siêu xe mui trần nhanh nhất trên thế giới.
Mùa hè năm 2015, thái tử Qatar đại náo đường phố Beverly Hills (Mỹ) khi lái LaFerrari phóng tốc độ cao trên đường công cộng. Một năm sau, Khalid lại gây tắc nghẽn giao thông khi trưng dàn xe trị giá hàng chục triệu USD trên đường phố thủ đô nước Anh.
Nhiều người chỉ trích hành động cản trở giao thông như vậy sẽ làm tổn hại danh tiếng của người sẽ nối ngôi vua ở quốc gia giàu nhất thế giới Qatar.
Để vận chuyển một chiếc siêu xe từ Qatar đến London, thái tử Qatar phải trả 20.000 USD, bao gồm phí vận chuyển và bảo hiểm. Như vậy mỗi cuộc di cư cho những chiếc siêu xế của Khalid có thể tốn hàng trăm ngàn USD.
Theo Danviet
U23 Việt Nam - Qatar: Nước đối thủ giàu khủng khiếp ra sao?
Đất nước Qatar nhỏ bé chuyển mình mạnh mẽ chỉ trong vòng 50 năm và dưới sự chèo lái của gia tộc Al-Thani, Qatar nhiều năm liền duy trì ngôi vị quốc gia giàu nhất thế giới.
Qatar là quốc gia nhỏ bé với số dân khoảng 2,7 triệu người.
15 giờ chiều nay ngày 23.1, đội tuyển U23 Việt Nam có trận đấu bán kết giải vô địch U23 châu Á 2018 với U23 Qatar. Đây là đối thủ được đánh giá rất mạnh và là ứng viên cho ngôi vị vô địch. Điều đặc biệt là đối thủ đến từ một nước nằm "trên đỉnh thế giới" về mức độ giàu có.
Theo số liệu của IMF công bố năm 2017, Qatar là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP đầu người lên tới 124.927 USD.
Con số này vượt xa các quốc gia vùng Vịnh khác như Kuwait (69.669 USD), Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (68.245 USD) và Ả Rập Saudi (55.263 USD).
Đáng chú ý, mức 124.927 USD chỉ thấp hơn đôi chút so với GDP bình quân đầu người 129.726 USD ghi nhận năm 2016, trước khi Qatar bị 9 quốc gia Ả Rập cô lập kinh tế và ngoại giao.
Qatar hiện vẫn là quốc gia giàu nhất thế giới, vượt xa Mỹ và thậm chí là quốc gia Bắc Âu như Na Uy.
Đáng chú ý, không nơi nào trên Trái đất bạn có thể "ra ngõ gặp tỉ phú, triệu phú" như ở thủ đô Doha, Qatar. Theo số liệu của quỹ tư vấn Boston, hơn 14% dân số ở quốc gia vùng Vịnh bé nhỏ sở hữu ít nhất 1 triệu USD trong tài khoản.
Nếu xét trên quy mô toàn cầu, chỉ 0,9% dân số sở hữu tài sản từ 1 triệu USD trở lên. Nếu chia nhỏ ra số dân, cứ mỗi 100.000 dân Qatar lại có 8 người thuộc giới siêu giàu với tài sản khổng lồ trong ngân hàng.
Qatar những ngày đầu tiên là quốc gia nổi tiếng với nghề đánh bắt cá và mò ngọc trai.
Nhưng điều gì đã khiến đất nước Qatar nhỏ bé, vốn chỉ chuyên đánh bắt cá, trở thành một cường quốc về giàu mỏ chỉ sau 50 năm?
Đất nước Qatar do gia tộc Al-Thani nắm quyền kể từ những năm 1900, khi nước này còn nằm dưới sự cai trị của người Anh. Ngày 17.7.1913, Abdullah Bin Qassim Al-Thani trở thành người cai trị Qatar, theo Business Insider.
Ở thời điểm đó, người dân Qatar chỉ biết đến đánh cá và săn ngọc trai. Hoạt động thương mại này bùng nổ đến giai đoạn 1920 thì chững lại, khiến cho Qatar lại chìm trong nghèo đói.
Năm 1939, mỏ khí đốt được phát hiện ở Dukhan. Quá trình thăm dò khí đốt diễn ra khá chậm vì Thế chiến 2. Đến năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tạo lợi nhuận 4,2 triệu USD.
Việc phát hiện các mỏ khí đốt và dầu mỏ gần bờ sau đó nâng tổng sản lượng của Qatar lên 233.000 thùng dầu/ngày.
Nguồn tiền khổng lồ từ xuất khẩu dầu mỏ giúp cho gia tộc Al-Thani bắt đầu những công cuộc hiện đại hóa đầu tiên. Trường học, bệnh viện, nhà máy điện, điện thoại đều lần đầu xuất hiện ở Quatar trong những năm 1950.
Năm 1971, mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới được phát hiện ngoài khơi Qatar. Lúc đó các sản phẩm xăng dầu vẫn được ưa chuộng nên mỏ khí đốt này chưa được phát triển. Mỏ khí đốt North Field ngày nay được Qatar và Iran cùng khai thác, đưa Qatar trở thành nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới với khoảng 896 nghìn tỉ khối.
Đất nước Qatar chuyển mình mạnh mẽ nhờ mỏ dầu khí khổng lồ.
Năm 1995, vua Qatar Hamad bin Khalifa Al-Thani lên nắm quyền sau cuộc đảo chính lật đổ người họ hàng Khalifa bin Hamad, khi ông này vẫn còn đang ở Thụy Sĩ. Hamad chính là người dẫn dắt đất nước Qatar bước sang thời đại mới.
Hamad đã cho xây dựng căn cứ quân sự Al-Udeid trị giá 1 tỷ USD. Căn cứ này ngày nay là nơi đóng quân lớn nhất của Mỹ trong khu vực, đặt sở chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm và cơ sở hậu cần của quân đội Mỹ. Quan hệ đối tác với Mỹ đã giúp Qatar đạt mức độ hợp tác chưa từng có tiền lệ.
Trong khi quốc vương trước đó tránh can thiệp vào các vấn đề quốc tế vì sợ làm mất lòng các nước láng giềng quyền lực, thì Hamad lại có lập trường khác. Ông cho rằng sống cam chịu cũng có thể gặp nhiều nguy hiểm.
Cũng trong năm này, quốc vương Hamad cho ra đời Al Jazeera, hãng thông tấn đưa tin 24/24 giờ theo góc nhìn Hồi giáo.
"Al Jazeera đã thể hiện Qatar với một vai trò quan trọng trong khu vực", William Youmans, một chuyên gia truyền thông tại đại học George Washington cho biết. "Điều đó thực sự nhằm đề cao hình ảnh, uy tín và tầm ảnh hưởng của Qatar".
Qatar nổi tiếng là quốc gia có số lượng tỷ phú đông đảo nhất thế giới.
Sau đó, quốc vương Hamad tiếp tục đưa Qatar tiếp cận sâu, rộng với nền kinh tế toàn cầu. Một trong những việc đầu tiên mà Sheikh Hamad làm là đẩy mạnh phát triển mỏ khí đốt North Dome. Lúc này Qatar mới bắt đầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lần đầu tiên.
Ông cho xây dựng những cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới để xử lý nhiên liệu tự nhiên hóa lỏng, mặt hàng đắt giá đang được xuất khẩu tới châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.
Nhờ dầu mỏ và khí đốt, Qatar đã tích lũy được 170 tỉ USD. Với khoản tiền này, Qatar tiếp tục mở rộng đầu tư. Năm 2003, Qatar thiết lập công ty nhà nước Ủy quyền Đầu tư Qatar (QIA) để điều phối doanh thu từ dầu khí tới các dòng thu nhập khác.
Thông qua QIA, Qatar hiện là quốc gia nắm giữ số lượng bất động sản lớn nhất ở London, Anh. Có thể nói, khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay là thời điểm mà hoàng gia Qatar đem tiền đi đầu tư khắp nơi trên thế giới, trong khi vẫn duy trì nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ.
Thủ đô Doha, Qatar nhìn từ trên cao.
Tới năm 2006, 35 năm sau khi phát hiện ra mỏ khí đốt, Qatar đã vượt qua Indonesia, trở thành nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Doanh thu từ dầu và khí đốt chiếm tới 60% GDP của Qatar.
Khoản lợi nhuận chảy vào túi hoàng gia Qatar cũng được trích lại vào các quỹ phúc lợi để duy trì mức sống "giống như thiên đường" cho người dân. Ước tính hoàng gia Qatar hiện có lượng tài sản ở nước ngoài lên tới hơn 320 tỷ USD.
Tuy nhiên một lượng lớn người nước ngoài nhập cư đến Qatar ngày nay khiến cho chế độ phúc lợi ít nhiều bị ảnh hưởng.
Quá trình phát triển của đất nước Qatar nhỏ bé chỉ gói gọn trong 50 năm khiến nhiều người khâm phục. Nếu như trước đây người dân Qatar chủ yếu di chuyển bằng lạc đà thì 50 năm sau, máy bay Boeing 747 trở thành phương tiện quen thuộc.
Fahad al Attiyah, một trong những cố vấn của hoàng gia Qatar cho biết: "Bố tôi đã chuyển từ sống trong lều thành sống ở môi trường đô thị, từ việc di chuyển bằng lạc đà và giờ chúng tôi di chuyển bằng Boeing 747. Điều này thật sự đáng kinh ngạc".
Theo Danviet
Thái tử siêu giàu Dubai dùng siêu xe cứu xe tải 12 bánh Thái tử siêu giàu Dubai, người sở hữu khối tài sản 10 tỷ USD mới đây đã không ngần ngại dùng chiếc SUV đắt giá của mình để giúp một người dân có xe tải mắc kẹt giữa sa mạc ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Theo Arab News, đoạn video chia sẻ trên Instagram của người dùng Saeed Hilal...