Thư viện tỉnh Lạng Sơn đổi mới hoạt động, đưa sách đến với bạn đọc
Để thu hút ngày càng nhiều bạn đọc và phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng, Thư viện tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục đổi mới hoạt động, xây dựng môi trường đọc thân thiện, gần gũi, thường xuyên bổ sung các đầu sách, tài liệu để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cập nhật thông tin của độc giả.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều đầu sách hấp dẫn.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ tri thức, truyền cảm hứng, phục vụ việc đọc và học tập suốt đời của nhân dân, góp phần xây dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cộng đồng.
Giám Đốc Thư viện tỉnh Lạng Sơn Hoàng Thanh Mai cho biết, thực hiện phương châm “Đưa sách đến tận tay bạn đọc”, Thư viện đã chú trọng đổi mới các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc như: phối hợp tổ chức các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu về sách; tổ chức các cuộc trưng bày sách, báo nhân những ngày lễ kỷ niệm lớn của tỉnh, của đất nước; triển khai đa dạng các hoạt động cho độc giả mọi lứa tuổi…
Gần 2 năm qua, Thư viện tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành, các đơn vị tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về sách như: Đại sứ văn hóa đọc; vẽ tranh; kể chuyện theo sách…, trong đó chú trọng thu hút bạn đọc theo mô hình “Thư viện thân thiện”. Từ năm 2020 trở về trước, mỗi năm tại Thư viện tỉnh tổ chức từ 1-3 cuộc trưng bày sách, từ năm 2021 đến nay đã tổ chức được trên 10 cuộc trưng bày và xếp sách nghệ thuật. Không gian trưng bày sách được trang trí hết sức linh hoạt. Các cuốn sách, báo được xếp nghệ thuật thành nhiều hình đẹp mắt như: hình con số, hình hoa hồi, lá cờ Tổ quốc… với các góc check-in thú vị có băng zôn, các bức tranh, ảnh trang trí độc đáo.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều đầu sách hấp dẫn.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn còn thường xuyên cập nhật, đăng tải hoạt động trên website http://thuvienlangson.vn, giúp bạn đọc có thể truy cập và tìm kiếm thông tin thư viện thuận lợi ở mọi nơi, mọi lúc. Trang web của Thư viện tỉnh hiện thu hút hơn 1,3 triệu lượt người truy cập. Đặc biệt, trong 2 năm qua, đơn vị có trang fangape trên mạng xã hội facebook với tên gọi “Thư viện Lạng Sơn”. Qua đó, độc giả mọi lứa tuổi không chỉ được cập nhật thông tin về những cuốn sách mới, những hoạt động của thư viện mà còn được nêu ý kiến, nhận xét, bình luận và có thể chia sẻ những cuốn sách mình yêu thích.
Cùng với nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại chỗ, Thư viện tỉnh Lạng Sơn còn thường xuyên tổ chức chương trình “Túi sách lưu động” tới các trường học trên địa bàn, Trại tạm giam Công an tỉnh… Từ năm 2021 đến nay, đơn vị đã thực hiện gần 100 chuyến xe thư viện lưu động đa phương tiện, phục vụ hàng trăm nghìn độc giả; bổ sung trên 6.500 bản sách; tập trung nâng cấp các phòng phục vụ độc giả, cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ…
Video đang HOT
Không gian đọc sách sạch đẹp, thu hút các em học sinh đến đọc sách tại Phòng thiếu nhi của Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Nhờ những việc làm thiết thực, Thư viện tỉnh Lạng Sơn đã thu hút được nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi. Năm 2021, Thư viện tỉnh thu hút trên 110.000 lượt bạn đọc (tăng hơn 3.000 lượt so với năm 2020). Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã cấp mới và gia hạn hơn 400 thẻ bạn đọc, nâng tổng số thẻ bạn đọc lên gần 5.000 thẻ; phục vụ hơn 91.500 lượt bạn đọc; luân chuyển tài liệu 206.950 lượt.
Em Ngô Nhật Minh, 10 tuổi, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn cho biết: Em rất thích đến Thư viện tỉnh vì phòng đọc ở đây rất đẹp và mát. Đến đây, em được cán bộ Thư viện giúp chọn sách mình yêu thích. Em còn được gặp rất nhiều bạn cùng lứa tuổi, được tham gia vào nhiều trò chơi, giúp em tự tin và thêm nhiều hiểu biết hơn.
Cùng công nhân thích ứng với tình hình mới - Bài cuối: Tạo động lực để người lao động cống hiến
Đến thời điểm hiện tại, mọi hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đã hồi phục và phát triển nhanh, doanh nghiệp càng hiểu rõ người lao động chính là tài sản lớn, đóng góp lớn cho sự thành công của doanh nghiệp.
Chăm lo tốt cho người lao động cũng chính là đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đôi bên; trong đó doanh nghiệp nhận lại là sự cống hiến hết mình của người lao động, là năng suất cao và sự ổn định, phát triển bền vững.
Công nhân lao động tại nhà xưởng Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng tại khu Công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn
Xác định người lao động là vốn quý, nhiều doanh nghiệp dù chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 nhưng vẫn bảo đảm thưởng Tết, tăng lương, cải thiện bữa ăn giữa ca, hỗ trợ chi phí thuê nhà và trợ cấp cho công nhân gặp khó khăn. Thông qua các bảng thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp cam kết thực hiện các chế độ, chính sách cao hơn gấp nhiều lần so với quy định... qua đó giúp người lao động yên tâm, gắn bó với công việc.
Điển hình như tại Công ty trách nhiệm hữu hạn may thêu Hà Giang (chuyên may áo Kimono truyền thống Nhật Bản, ở quận Gò Vấp), phòng làm việc của Tổng Giám đốc nhỏ gọn nằm chung khối nhà xưởng sản xuất, nhưng nơi giữ trẻ là con em công nhân lao động lại là căn nhà biệt lập với đầy đủ công năng của một "nhà trẻ". Đã nhiều lần xin thành lập "nhà trẻ" nhưng không được cấp phép, vị Tổng Giám đốc hơn 80 tuổi đã bố trí nơi để con em công nhân học tập, vui chơi và sinh hoạt, xem phim, sách báo miễn phí, chờ bố, mẹ tan ca.
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, do sản phẩm chủ yếu thủ công nên Công ty đã linh hoạt cho công nhân mang nguyên vật liệu về làm tại nhà; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ an sinh, thăm hỏi động viên người lao động bị nhiễm, phải cách ly... Công nhân nơi đây không chỉ có thu nhập ổn định, mà còn luôn nhận được sự chăm sóc về vật chất, tinh thần và cả trong hoạt động Công đoàn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (hơn 50 tuổi) - một trong những công nhân sản xuất giỏi của doanh nghiệp cho biết, hầu hết công nhân đều từ nơi xa đến, có người đã làm ở đây hơn 22 năm, gia đình gắn bó với doanh nghiệp qua hai thế hệ bởi những chính sách chăm lo thiết thực của Công ty, môi trường làm việc tốt, công việc ổn định. Công đoàn luôn có những mô hình hoạt động hiệu quả để san sẻ khó khăn với công nhân. Những điều kiện thuận lợi đó khiến hầu hết người lao động nơi đây đều mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
"Bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp luôn coi doanh nghiệp như gia đình thứ hai, bởi tại đây, người lao động được làm công việc mình yêu thích với đồng lương tương xứng. Quan trọng hơn hết là trong những lúc khó khăn, công nhân luôn nhận được sự giúp đỡ thiết thực từ phía doanh nghiệp và Công đoàn Công ty", chị Thủy chia sẻ.
Đồng hành cùng người lao động, Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam (chuyên sản xuất giày thể thao cho các nhãn hàng lớn), ở quận Bình Tân, cũng áp dụng nhiều chính sách về lương, thưởng, thăm hỏi, hỗ trợ người lao động, nhất là người mắc COVID-19, bị cách ly tạm ngưng việc... Mới đây, doanh nghiệp đã đưa ra chính sách khen thưởng, động viên người lao động gắn bó lâu năm, tặng 1.302 chỉ vàng cho công nhân (1 chỉ vàng/người) nhằm cảm ơn người lao động.
Luôn sát cánh cùng tổ chức Công đoàn chăm lo cho người lao động, ông Đỗ Đức Trọng - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn vận chuyển và giao nhận Đô Thành cho rằng, doanh nghiệp làm ăn được cũng nhờ sự góp sức của người lao động; có người lao động mới có doanh nghiệp nên ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp xác định phải chăm lo, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề và gắn bó lâu dài...
Năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều doanh nghiệp chủ động điều chỉnh chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa công nghệ, đầu tư thêm máy móc, thiết bị phù hợp với tình hình mới. Tuy đẩy mạnh phát triển theo hướng kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử, song doanh nghiệp vẫn xác định người lao động là trung tâm, tài sản quý; chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện... từ đó tạo sự gắn kết, nâng cao năng suất, thúc đẩy lao động sáng tạo.
Tạo động lực để người lao động cống hiến
Dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt, Liên đoàn Lao động Thành phố luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội Công đoàn. Tại nhiều doanh nghiệp, quỹ an sinh hỗ trợ nhân viên, hỗ trợ người lao động tiếp tục duy trì chăm lo cho người lao động "hậu COVID-19". Tuy tên gọi khác nhau nhưng các hoạt động này đều nhằm chăm lo cho công nhân, tạo động lực cho người lao động yên tâm gắn bó với đơn vị, doanh nghiệp; thúc đẩy lao động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tại Công ty cổ phần L&A (ở quận Bình Thạnh, Thành phố Chí Minh, chuyên quản lý và cung ứng lao động), Quỹ an sinh ra đời khi dịch bệnh bùng phát với nguồn vốn khoảng 2 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người lao động khó khăn, tạm ngưng việc, có người thân không may qua đời do COVID-19. Lãnh đạo doanh nghiệp còn phối hợp với Công đoàn tổ chức hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuê bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho các trường hợp F0 trong suốt thời gian giãn cách xã hội.
Theo bà Hồ Thị Thu Phượng, Giám đốc Công ty cổ phần L&A, đến nay, dù dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp vẫn chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, người lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ; mua bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ, gói bảo hiểm sức khỏe phòng khi bệnh tật...
Cùng với việc chăm lo tốt cho người lao động, doanh nghiệp đã triển khai chương trình "Sáng kiến triệu likes" qua việc xét, bình chọn, khen thưởng cho nhân viên, người lao động có ý tưởng sáng tạo được áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Mô hình này không chỉ tạo động lực gắn kết, còn thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo, người lao động phát huy năng lực, tận lực cống hiến vì công việc.
Tương tự, "Tuần lễ khoa học và sáng tạo" năm 2022 của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân lần thứ 14, là nơi để công nhân lao động giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức về khoa học, kỹ thuật công nghệ. Đây còn là dịp để triển lãm giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ, sáng tạo, giải pháp; các ý tưởng sáng tạo; trải nghiệm công nghệ VR... để từ đó đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, sáng tạo, triển khai các đề tài, sản phẩm, ý tưởng, giải pháp khoa học kỹ thuật trong ngành cấp nước.
Ông Dương Hồng Nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn cho biết, từ năm 2021 đến nay, công nhân lao động Công ty đã có 12 đề tài, 11 sáng kiến cấp Tổng Công ty, 1 sáng kiến cấp cơ sở, 20 giải pháp khắc phục hạn chế, hợp lý hóa sản xuất được Hội đồng Khoa học công nghệ Tổng Công ty công nhận. Có 10/12 đề tài được triển khai với chi phí 66 tỷ đồng, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong người lao động, ngày càng đóng góp nhiều giải pháp hay, sáng kiến hữu ích cho ngành cấp nước Thành phố.
Trải qua dịch COVID-19, Công đoàn thành phố cùng doanh nghiệp đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong việc chăm lo, bảo vệ, kiến tạo môi trường làm việc cho người lao động mang tính lâu dài, bền vững, phát huy sáng kiến, sáng tạo. Ngoài lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, việc tạo điều kiện để mọi nhân viên phát huy năng lực chuyên môn là cơ sở để người lao động gắn bó lâu dài, cống hiến hết mình với doanh nghiệp.
Theo ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, nỗ lực ổn định việc làm, nâng cao phúc lợi cho người lao động là cách doanh nghiệp ổn định quan hệ lao động; chăm lo tốt cho công nhân, cũng chính là việc đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đôi bên; tạo động lực cho người lao động Thành phố yên tâm cống hiến. Tuyên dương doanh nghiệp trong Tháng Công nhân năm nay chính là dịp để tổ chức Công đoàn Thành phố ghi nhận tấm lòng, đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ, chia sẻ của doanh nghiệp với người lao động lúc khó khăn.
Trải qua đợt dịch bùng phát, công nhân lao động cũng đã hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống, về trách nhiệm nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình lao động. Để xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, người lao động Thành phố đã và đang tận lực, tận tâm, không ngừng nỗ lực, chung tay xây dựng, phát triển doanh nghiệp, đóng góp một phần công sức vào công cuộc phục hồi, xây dựng, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới...
Hậu Giang từng bước xây dựng môi trường cơ quan không khói thuốc lá Sáng 31/5, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Hậu Giang tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (25/5 - 31/5) năm 2022 với chủ đề: "Thuốc lá - mối đe dọa tới môi trường của...